Wednesday, January 18, 2012

TÌM MỘ BẰNG SÓNG NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ - TRƯỜNG SINH HỌC

Nhà cảm xạ  Ngô Đăng Sinh

I. MỞ ĐẦU

Cảm xạ là một lĩnh vực đã được nghiên cứu và trải nghiệm từ rất lâu (trước và sau công nguyên) ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Cảm xạ học đã được ứng dụng từ xa xưa để tìm tài nguyên dưới mặt đất, của cải chôn dấu, mạch nước ngầm, tìm đất tốt để xây dựng thành phố. Cảm xạ học cũng đã được ứng dụng trong quân sự.

Cảm xạ học cũng đã có ở việt Nam từ lâu và được lưu truyền trong dân gian, song không được phát triển. Những năm 70 của thế kỷ trước, Kim Hoàng Sơn đã giới thiệu cảm xạ học trong một số ấn phẩm nhưng không được quan tâm lắm do thiếu thông tin và chứng cứ khoa học.

Từ những năm 1999 đến 2000 bác sỹ Dư Quang Châu bắt đầu dậy môn cảm xạ học ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sau khi học nhiều người đã tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ học vào đời sống như chữa bệnh, tìm vật thất lạc, tìm người thất lạc, tìm mộ thất lạc hoặc xác định mộ bị nhầm lẫn. Cảm xạ học Việt nam dần dần đã xác định được vị trí trong cuộc sống.

Cảm xạ là hai từ liên kết. Cảm là sự cảm nhận, cảm ứng, sự nhận biết rất nhậy cảm, rất nhanh nhậy của con người đối với con người (sống và chết), với các sóng năng lượng của Trái Đất và vũ trụ. Xạ là những tia xạ, những sóng năng lượng có xung quanh cuộc sống của chúng ta.

II. TÌM MỘ BẰNG SÓNG TRƯỜNG SINH HỌC

Từ nội dung các bài học do bác sĩ Dư Quang Châu dạy trong việc tìm đồ vật bị mất, tìm đồ vật bị thất lạc và tìm người bị mất tích tôi đã có ý định dùng cảm xạ học vào việc tìm mộ thất lạc hoặc xác định mộ bị nhầm lẫn.

- Khi con người ta chết không phải là hết, mà chỉ về phần thực thể trở về với đất, còn vẫn tồn tại phần tâm thức là phần trường năng lượng tâm linh (trường sinh học).

- Trường sinh học có thể tác động đến môi trường xung quanh, tác động đến con người. Trường sinh học của mỗi người là khác nhau: khác nhau về tính chất, khác về dạng sóng, khác về cường độ sóng. Bước đầu tôi mới sử dụng được hai loại sóng để tìm mộ, đó là

1. Sóng năng lượng

2. Sóng hình dạng

Khi con người ta chết đi, không phải đã hết mà là họ chuyển từ hoàn cảnh sống này (cõi dương) sang hoàn cảnh sống khác (cõi âm). Họ đang ở quanh ta, họ luôn hướng về ta, họ luôn giúp đỡ ta (ý nghĩ tâm linh) nếu ta nghĩ đến họ (con người với vong linh). Vì có sự liên kết ấy mới có các nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ học tìm được nhiều phần mộ liệt sỹ và nhân dân bằng sóng trường sinh học, bằng tâm linh, vẽ được sơ đồ địa chỉ mộ phần, nói chuyện với vong, vong xuất hiện cho nhìn thấy hình ảnh con người của vong, hình ảnh quê hương, có nhà cửa, cây cối, vườn trên, ao dưới, đường đi lối lại của gia đình vong… Vong còn hoà nhập với nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, với người thân với các thày, cô đồng để nói ra những điều mà người trần thế không thể nhận biết được.

Để có thể liên kết với các vong linh, mỗi nhà ngoại cảm - cảm xạ học phải là người có khả năng đặc biệt có đủ năng lượng sinh học, nắm được nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các dạng dụng cảm xạ (thành thạo, nhuần nhuyễn). Có hai phương pháp tìm mộ đó là:

1)Phương pháp tìm mộ từ xa 

2)Phương pháp tìm mộ bằng sóng trường sinh học.

Phương pháp tìm mộ từ xa phải có sự giúp đỡ của bề trên chỉ bảo, của người độ mạng  hoặc của vong linh cho biết (sóng truyền dẫn tâm linh).

Phương pháp tìm mộ trực tiếp bằng sóng trường sinh học nhất thiết phải đến tận nơi cần tìm, tôi đã sử dụng một số dụng cụ cảm xạ 2001 (tên là đũa cảm xạ 2001). Trước khi dò tìm mộ phần việc đầu tiên phải tiến hành khấn lễ trình tự theo cấp bậc, ngôi thứ xin được bề trên… các Quan ngài … các chư vị … người độ mạng để nhận được một số thông tin về tâm linh đồng thời xin bề trên… xin cho … được gặp vong (có trường hợp xin mãi mới được) vì vong giận … khi gặp được cũng xin vong cho biết một số ý kiến  để trong quá trình dò tìm tránh được những thiếu sót.

Đũa cảm xạ có các bộ phận chính sau.

Cán cầm có chiều dài 15,03 cm đường kính cán 2 cm, phần cán cầm chia  ra làm 2, cán cầm chính dài 12,05cm, nối với đầu cán cầm nhỏ hơn dài 3,03cm có một lỗ cho đũa dài xuyên qua, phía trên cùng có ốc xoáy chìm vào ra ở phía trước nối với đũa dài phía sau ổ chửa có nắp xoáy vào ra, thân ổ chứa rỗng để đựng chứa vật đối xứng ổ chứa dài 4cm.

Kim chỉ định vị xuống mắt đĩa đồ hình, có đầu nhọn ở dưới, giữa kim có lỗ để đưa cây đũa dài xuyên qua, trên có ốc xoáy vào ra để chốt cho cây đũa dài giữ chặt, kim chỉ dài 3,00cm

- Đũa dài 29,03cm, hai đầu có đường rãnh xoáy vào ra để một đầu nối với ổ chứa phía sau, một đầu nối với  đầu thu sóng phía trước.

- Đầu nhọn thu sóng ở phía trước đằng sau có rãnh xoáy chìm vào ra để nối với một đầu đũa dài, đầu thân nhọn thu sóng dài 3cm .

Các phụ kiện:

- Bảng nhựa đồ hình, hính tròn đường kính dài 12cm có dán đồ hình 2 mặt, có nhiều bảng nhự đồ hình với nhiều nội dung khác nhau, để phù hợp với công việc dò tìm.

- Tôi vẽ hình đũa cảm xạ 2001 mặt cắt A và ghi chú thứ tự các bộ phận của đũa2001 và một đĩa đồ hình có 2 mặt, mỗi mặt có một màu khác nhau, nội dung của mỗi mặt đồ hình cũng khác nhau - thời gian nối tiếp thời gian, tôi cứ lặng lẽ nối tiếp thời gian như một con ong hút mật, tôi làm việc ở Trung tâm từ 2004 đến nay, số mộ tôi tìm được theo sổ sách lưu là 737 (bảy trăm ba bẩy) mộ phần liệt sỹ và nhân dân. 3 năm trước từ 2001 đề 2003 vì không mở sổ nên không có số liệu. Để tìm được những mộ phần liệt sỹ và nhân dân tôi đã vượt qua moi khó khăn của mỗi lần, tôi được các gia đình liệt sỹ và nhân dân mời đi tìm, có lần đến những vùng xa xôi có rừng, đồi, sông suối, có thung lũng dưới chân đồi bao quanh, không gian thì tĩnh lặng, với bao nghĩa trang liệt sỹ và nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước. Có những khó khăn không thể nói bằng lời, mà chỉ có ai đã đến, đã mắt thấy tai nghe mới chứng kiến hết được việc tìm mộ nhân dân có dễ dàng hơn cung đường đi lại nhưng công việc lại phức tạp hơn, địa điểm không cố định khi dò tìm mặt bằng luôn thay đổi, lúc thì lội trên những ruộng cày bừa mấp mô lún thụt, lúc thì lúa đang thời con gái rất khó đi, thời tiết ngoài trời lúc nóng nực oi bức, lúc thì mưa dông gió dật, lúc mưa phùn gió lạnh khó hơn là địa điểm gia đình cho biết cũng 2 ,3 nơi một lần tìm (mộ mất bằng phẳng) khu vực chỉ nhớ áng chừng mang máng mà thôi. Người bảo chỗ này, người chỉ chỗ kia… dò tìm mộ nhầm lẫn có thuận hơn là ở trong một khu vực, cũng lệch nấm (mộ), cũng mất nấm hoặc đã bị chuyển nhầm, nhất là ở các gò đống, tha ma cũ lâu đời còn để chồng lên nhau, lại còn những khách quan, chủ quan đưa tới.. Nhưng khó khăn hơn vẫn là chuyện của vong, vong nhân dân khó chiều hơn vong của các anh hùng liệt sỹ (chiều như chiều vong) nào là xin mãi mới được gặp nào là giận con cháu, cháu, chắt, nào là thử thách, chính ở bên đông lại chỉ sang bên tây, ở bắc lại chỉ xuống nam. Lúc thì đồng ý lúc lại không, lúc thì muốn về lúc thích ở lại vv… công việc cứ đều đều như thế. Biết sao cho hết được những chuyện vui buồn khó khăn… của những lần đón mời đi tìm mộ.

- Tôi báo cáo về dạng sóng, cách thử sau khi tìm thấy mộ.

- Nếu tôi báo cáo công việc trước trong và sau khi tìm thấy mộ thật đầy đủ rõ ràng thì quả dài, tôi chỉ xin phép nêu lên mấy ý sau.

a) Về tâm linh tất cả chúng ta phải biết nhớ công ơn bề trên, tôn kính bề trên, phải tôn trọng vong linh  (người đã mất) phải sắm sửa lễ vật để khấn xin kêu cầu cho công việc của bản thân và gia đình.

b) Tất cả mọi người trong gia đình đi tìm mộ áp vong, gọi hồn đều phải nhất tâm cùng chung một niềm tin, ý nghĩ  kể cả nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, thày cô đồng.

- Nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, thày, cô đồng phải có cái tâm trong sáng, phải biết tự chủ làm chủ mình, nếu khả năng có đến đâu giúp đến đấy, tránh sự tự kỷ ám thị vụ lợi, nói dựa, viết dựa, viết theo….

c) Nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ khi tìm mộ  phải hiểu biết xác định được sóng trường sinh học (trường năng lượng) sóng của vong (sóng của hài cốt) phát ra những loại sóng gì?
- Dạng sóng năng lượng phát ra có những tần số: Từ chỉ  số sóng thấp, trung bình đến cao.
- Dạng sóng hình , sóng hình có các dạng phát ra : có sóng hình dọc, sóng hình ngang, sóng hình thuận chiều, sóng hình ngược chiều, sóng hình chéo phải, sóng hình chéo trái

d) Có ba cách thử để chứng minh khi đã tìm thấy mộ ( nếu gia đình yêu cầu)
Cách 1: Bỏ vật chứng ra ngoài ổ chứa để thử trước mộ
Cách 2: Bằng tóc cùng huyết thống 3 trực hệ ( bên nội)
Cách 3: cắm đũa trên mộ, đặt một quả trứng sống vịt hoặc gà lên trên đũa

Cách 1: Bỏ vật chứng. Sau thời gian dò tìm đầu thu sóng của đũa cảm xạ chỉ mộ phần gia đình khấn lễ, tôi khấn lễ, tôi ngồi xuống trước mộ bỏ vật chứng trong ổ chứa vật chứng ra , đưa vật chứng ấy cho một thành viên trong gia đình cầm ( tôi đã xin bề trên bằng tâm linh, xem thành viên ấy có thành tâm, có tin thì mới cho thử) làm theo hướng dẫn của tôi, lấy một ngón tay gạt vào thân đũa sang trái hay phải đều được, khi kim chỉ sóng dừng lại. Nếu đầu thu sóng dừng chỉ vào mộ vừa tìm chưa, để vật chứng đặt vào đĩa đò hình như vậy mộ ấy chưa đúng ( có hai ý) một là vong còn giận, vong thử thách, có thể vong đùa, hai là cần thử lại để thành viên khác thử, thử lần 2 đầu thu sóng chỉ ra ngoài phần mộ vừa tìm, thành viên để vật chứng lên đĩa đồ hình, đầu thu sóng và thân đũa từ từ chuyển động dần dần quay về phía mộ và dừng lại, đấy mới là mộ nhà mình ( gia đình nhờ tìm) chính xác

Cách 2: Thử bằng tóc, tôi khấn lễ xin trước mộ, được phép mới làm
- Là con, cháu, chắt nội không kể tuổi tác, người đưa mẫu tóc tôi phải xin hỏi về tâm linh, xem có thành tâm, có lòng tin…Nếu không lấy mẫu tóc người khác, có tóc cho vào trong ổ chứa . Tôi nắm vào cổ tay người có tóc cùng đi dò tìm, đi từ xa tới khi gần đến mộ đang đặt lễ, đầu thu sóng chầm chậm rồi dừng lại, đây mới đúng mộ người thân

Cách 3: Thử đặt trứng. Tôi khấn lễ trước mộ được phép mới làm

- Đặt trứng không phân biệt tuổi tác, nội, ngoại, nếu có tâm mà hợp với vong là đặt được. Ngưòi xin đặt trứng nếu được thì phải khấn lễ ở nhà trên bàn thờ gia tiên, ở mộ cũng phải khấn lễ xin xong mới được thử

- Trứng để thử mua trứng vịt tốt hơn, không có thì mua trứng gà, phải có sống (trống đạp) trứng thiếu trống, trứng đang ấp không thử được (vì âm dương sáo trộn không cân bằng) còn đũa dùng bằng đũa tre, không dùng đũa gỗ, nhựa, nhôm, hay inôc

- Người xin đặt trứng , đầu đũa nhỏ cắm trên mộ, hai tay nâng hai đầu quả trứng đứng yên trên đầu đũa ở bất kỳ góc độ nào…Nếu để lâu thời gian đặt trứng ở bất kỳ điểm nào cũng được (cân bằng) nhưng không thể có một cảm nhận một luồng khí nào hút quả trứng xuống cây đũa

III. KỂ TRUYỆN TÂM LINH

- Tôi xin báo cáo kể lại câu truyện về đặt trứng, về báo mộng, nhìn thấy hình ảnh vong xuất hiện, ảnh quê hương, đường, ngõ, nhà cửa, cây cối, vườn ao…

1. Câu truyện thứ nhất: Đặt trứng lên đầu đũa đậu hai đêm một ngày. Tại sao thời gian dài như vậy , trứng đậu trên mộ ông nội ngay chiều hôm tìm thấy mộ, ông nội Nguyễn Văn Từ mộ thất lạc 65 năm, mộ mất nấm bằng phẳng ở thôn Liễu Viên, Xã Nghiên Xuyên, Huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây cũ. Cháu đích tôn Nguyễn Ngọc Long ở số nhà 2 Phố Thọ Xương, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sáng ngày 24/2/2007 tìm thấy mộ phần ông nội cháu Long lúc 17h cùng ngày trước khi cháu Long và gia đình cùng tôi về Hà Nội cả gia đình nội ngoại đều ra mộ ông lễ tạ, sau cháu Long xin đặt trứng, cả nhà theo dõi, tất cả reo lên đặt được ngay, đặt được rồi gia đình lần cuối đứng trước mộ lễ xin ông ra về. Cháu Long có nhờ anh em ở quê cử nhau ra trông để  đến khi nào trứng rơi. Quả trứng vẫn đậu còn người vẫn trông đến sáng ngày thứ hai. Bà con xóm giềng tin cho nhau ra xem để chứng kiến , mọi người đều khấn xin cụ được ít phút thì trứng rơi. ĐT cháu Long 0912889999.

2. Câu chuyện thứ hai: Quả trứng đặt trên đầu đũa xoay qua phải, xoay qua trái tưởng là rơi nhưng vẫn đậu. Tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Ninh Hoà, Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hoà ngày 6/9/2008, tôi dò tìm thấy mộ liệt sỹ Lương Từ sinh năm 1918, liệt sỹ chống Pháp là chú ruột ông Lương Song sinh năm 1938 ở thôn Phú Hoà, Xã Ninh Quang, Huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hoà, ông quỳ phục trước mộ khấn xin chú, xin cắm trứng, bát hương nhỏ lại nông, đũa cắm không được chặt, hai tay nâng quả trứng đặt lên đầu đũa rồi ông buông ngay hai tay ra, mọi người đứng xung quanh nhìn xem thế nào, mọi người nhìn thấy quả trứng chuyển động, có người thốt lên trứng rơi mất nhưng quả trứng vẫn không rơi, trứng chuyển động sau đứng yên trên đầu đũa người chứng kiến gần nhất là anh Lương Lợi phó tham mưu trưởng huyện đội huyện  Ninh Hoà, tỉnh Khánh hoà. điện thoại: 0983034000.

3. Câu chuyện thứ 3: Trứng trên đầu đũa rơi xuống tay em trai – trong hài cốt liệt sỹ khi bốc phải có kỷ vật 1 lọ penexilin.

Câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Quang Độ ở thôn Trữ Khê 3 phường Quán Trữ, quận Kiến An tỉnh Hải Phòng. Ngày 20/5/2010 tôi dò tìm thấy mộ liệt sỹ Nguyễn Quang Tịnh ở lô T, hàng thứ 6 số mộ 149, liệt sỹ Tịnh sinh năm 1950, nhập ngũ ngày 25/9/1966, hy sinh ngày 15/8/1967, liệt sỹ Tịnh an nghỉ và nhận nhiệm vụ tại đơn vị nghĩa trang Đông Tác thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên, gia đình xin đặt trứng, duy nhất người đặt được nhanh nhất có sức hút của luồng khí là con trai ông Độ, gần đến trưa quá nóng bức tôi và gia đình khấn lễ xin liệt sỹ ra về để chiều tối xin nâng cốt liệt sỹ Tịnh, hạ lễ xong, ông Độ quỳ xuống trước mộ liệt sỹ Tịnh ông khấn xin cho cả gia đình nghe, ông xoè hai bàn tay hai bên, không chạm vào đũa trứng, ông xin, ông nói phần mộ đấy chính là anh, nhà của anh, anh linh thiêng thương các em, các cháu anh cho quả trứng rơi xuống tay em, lời xin của ông vừa dứt thì quả trứng rơi ngay xuống lòng bàn tay ông Độ, thế là mọi người lại quỳ xuống trước mộ liệt sỹ khấn xin.

Chiều ra chuyển mộ có đủ lễ mặn, lễ nhạt để liệt sỹ Tịnh liên hoan chia tay các thủ trưởng cùng đồng đội. Hai ông quản trang bốc cất giúp gia đình, xương cốt không còn nhiều, qua nhiều năm tháng xương cốt đã hoà quyện vào tinh bột của đất, không lẫn một chút cát nào, khi gần xong thì lấy lên được 1 lọ penixilin ở phía dưới, lọ penixilin được mọi người cầm truyền tay nhau lúc ấy có người nói đúng rồi, người cháu gọi tôi, thày Sinh ơi đúng bác cháu đây, sau ông Độ cũng nói thầy ơi mộ anh con đây rồi, đúng rồi. tôi hỏi thì ông Độ nói anh con về báo mộng cho con trong thời gian con xin giấy tờ vào tìm anh con, gia đình người tin người không, sau hai, ba người mỗi người đi xem mỗi nơi có một cô đồng nói khẳng định trong mộ liệt sỹ phải có một lọ penixilin thì mới đúng mộ người nhà mình. Tôi xin kèm theo bức ảnh tôi chụp bộ hài cốt liệt sỹ nguyễn Quang Tịnh có hình lọ penixilin ở phía sau hài cốt.

4. Câu chuyện thứ 4: Mẹ hiện hình ảnh mẹ để nói với con gái mộ phần của mẹ thầy tìm thấy đúng rồi.

Ngày 8/3/2007 ông Đỗ Văn Thụ sinh năm 1933 là con trai mẹ thứ bà Đặng Thị Mai sinh năm 1937 là con dâu ở số nhà 98 đường Hoàng Văn thụ, phường Hoàng Văn Thụ quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Xin tìm mộ mẹ già cụ Phạm Thị Mực, cụ sinh ở xóm Minh Thắng, xã Yên Chính, huyện ý Yên tỉnh Nam Định, cụ mất năm 1946, mộ phần cụ đang an nghỉ tại nghĩa trang của chi họ chung trong nghĩa trang xã yên Chính (mộ cụ bị nhầm lẫn) đã 60 năm qua gia đình cứ khấn chung tại ban thờ chính sau đi thắp hương cho cả khu vực trong đó có cả mộ phần cụ Mực. Đến nghĩa trang tôi và gia đình khấn lễ, tôi xin phép bề trên để dò tìm, những giây phút qua đi, hết mộ này qua mộ khác, hết hàng nọ qua hàng kia cứ thế tôi dò tìm khi tới một ngôi mộ ở góc trên dãy đầu thì đầu thu sóng dừng lại, đây là mộ của cụ Mực. tôi đứng xin bề tren về tâm linh, sau tôi xin cụ chỉ ít giây lát cụ xuất hiện hình ảnh cụ, tôi nhìn cụ rất rõ cụ người đậm khuông mặt tròn, hai cánh mũi to, môi hơi dày, cụ nhìn tôi cụ cười xong là cụ hoá tôi cúi đầu cảm ơn cụ  xin cụ, cụ đã báo cho tôi, tôi quay lại nơi gia đình đến nhận  phần mộ của cụ, mọi người đi tới tôi nhìn thấy một bà rất giống cụ tôi xin hỏi bà, bà giống cụ tìm hôm nay lắm, thì một bà khác đỡ lời bà ấy là con gái út của cụ mà, con không giống mẹ còn giống ai được nữa, thế là bà con gái không nói được nên lời, bà chạy đến bên mộ khóc xin mẹ, mẹ ơi con gái mẹ đây.

5. Câu chuyện thứ 5: Anh trai liệt sỹ cho tôi biết hình ảnh  trước sân ở quê có một cây đang ra hoa trắng rất to, lối ngõ ra đướng có rặng tre xanh trên có những cành lá đang đu đưa với gió.
Ngày 8/7/2009 bác Nguyễn Ngọc Thắng sinh năm 1960 ở xóm Ngoại Trạch xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh phúc cùng tôi đi tìm liệt sỹ Nguyễn văn Thành sinh năm 1951 nhập ngũ năm tháng 4/1969 hy sinh ngày 15/2/1971, liệt sỹ an nghỉ và nhận nhiệm vụ tại đơn vị nghĩa trang xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian tôi dò tìm cũng khá lâu được 2/3 số mộ bên tay trái lễ đài đến gần giữa hàng sau thì đầu thu sóng dừng chỉ trước mộ mộ phần ghi trên bia (chưa biết tên anh), trong lúc khấn lễ tôi có hỏi và xin liệt sỹ một số ý, thời gian lâu hơn các liệt sỹ khác, hình ảnh của liệt sỹ không xuất hiện mà chỉ có hình ảnh ở trước sân nhà có một cây to sum xuê đang nở hoa trắng lướt qua ra ngõ đi xuất hiện tiếp có một rặng tre xanh đang nô đùa với gió, tiếp đến hai chị em khấn lễ anh thì lại có xuất hiện khác, liệt sỹ nhập hồn vào người em dâu thứ 2 đang đứng  khấn lễ tự ngã vật ra mà không va đập vào phần mộ nào (mộ này cách mộ khác độ 70 đến 80cm) người em dâu tên là Hoàng Thị Sáu nói ra những lời của liệt sỹ Thành trước khi về làm dâu, bác Thắng nhận là đúng, anh Thành nói đúng, khi tỉnh lại người em dâu tự nói, thày ơi, thày Sinh, chú Thắng ơi, sao tôi lại nằm thế này mệt quá nói lạc giọng, tôi nói là liệt sỹ Thành cho xuất hiện hình ảnh  cây hoa rặng tre là thế nào thì bác Thắng nói anh em cho thày biết ạ, thày ơi anh con cho thày biết thế là rất đúng, hồi anh con đi nhập ngũ cây ổi to trước sân nhà đang ra hoa trắng, còn rặng tre ngoài ngõ cũng đúng, thưa thày mộ anh con đây rồi, đúng rồi thày ơi, chị em con và gia đình cảm ơn thày nhiều lắm. Đến đầu giờ chiều tôi cùng hai người ra Uỷ ban nhân dân xã Tịnh Bình báo cáo, có sự việc nhập vong, lãnh đạo xã không tin đã cử cán bộ cùng ra, đích danh có cả chủ tịch, tất cả đứng trước mộ khấn lễ thì hiện tượng nhập vong lại lặp lại, vong nói chuyện tập thể nhiều hơn, chủ tịch thấy thế nên đi về trước, một vài người có hỏi vong, vong cho biết có sự việc rất chi tiết, thời gian giao lưu vui vẻ cởi mở, vong chào rồi xuất hồn, mọi người ra về có nói với nhau, đây là hiện tượng mới có.

6. Câu chuyện thứ 6: Vong cụ ông báo mộng cho tôi để chỉ cho con cháu.
Sau một ngày dò tìm lội trên những ruộng cày giữa mùa đông mưa phùn giá rét, mà vẫn chưa tìm thấy mộ phần cụ ông Nguyễn Văn An, mộ cụ không một ai nhớ khu vực chỉ nghe kể lại để ở trên tha ma hoặc gần tha ma (mộ để theo phong thuỷ) dấu con cháu, sau cải cách ruộng đất, đến hợp tác hoá nông nghiệp tha ma được di chuyển đi nơi khác thành những thửa ruộng canh tác trồng trọt cấy cày. Từ thôn Đức Chiêm xã Đức Hợp Huyện Kim Động  tỉnh Hưng Yên là quê hương cụ Nguyễn văn An cách Hà Nội không đến 40km, tôi phải về hà Nội. Không ngủ lại được mai tôi lại đến tìm cụ. Đêm hôm ấy 24/11/2002 nhâm ngọ cũng như bao đêm khác, tôi thao thức mãi mới ngủ được, tôi không nhớ vào canh giờ nào tôi cứ mơ mơ màng màng nhận thấy có một cụ ông đẹp lão đang đứng ở bên giường của tôi, thấy cụ tôi chào cụ trước, cụ chào lại tôi rồi cụ nói luôn. Thày vất vả quá bì bõm sau một ngày tìm tôi mà vẫn chưa được, các cháu nó không nhớ, không biết nên cứ chỉ ở những nơi khác. Ngày mai thày về thày cứ ra giữa cánh đồng ở sau đoạn đường cong nối với đoạn đường thẳng dài chỗ ấy là nhà của tôi, họ vạc hết nấm chỉ còn hơi lùm lùm do họ vứt cỏ vào đấy thôi, cụ nói đến đấy cụ chào tôi ngay lúc ấy tôi bừng tỉnh, nghĩ lại tôi cảm ơn cụ, tôi có một giấc mơ đẹp cụ dành cho tôi cùng các con cháu của cụ. Sáng ngày 25/11/2002 nhâm ngọ, nghe lời chỉ dẫn của cụ tôi cầm đũa cảm xạ lội thẳng ra nơi cụ bảo, đi được một đoạn dài khi gần đến chỗ dưới đoạn cong có một mộ nhỏ thỉ đầu thu sóng dừng lại, tôi nói với một ông cháu ở quê, đây là mộ cụ, ông ấy vẫn nói không phảivà ông nói với tôi thày đi cùng con ra phía gần nghĩa trang liệt sỹ để tìm, tôi đang tư duy thì ông cầm tay tôi mời thày đi đi được khoảng trên dưới 100m đầu thu sóng vẫn chỉ về phía mộ cụ, lúc này tôi nói ông và gia đình không nhận thì thôi tôi không tìm tiếp nữa, tôi trở về hà Nội, nhưng trước khi về tôi nói với ông về giấc mơ đêm hôm qua mà cụ nhà ta đã báo mộng cho tôi nên sáng hôm nay, tôi mới mời ông đi cùng lội thẳng ra nơi cụ báo mộng, nghe xong ông cháu nói thế mà thày không nói cho con biết, lúc ấy ông mới gọi các cháu mang thuống tới để thăm tìm, chỉ một lần thuốn đầu đã chạm gạch có tiếng kịch, tiếp đến những lần thuốn sau dài rộng, chéo, ngang dọc lần nào cũng nghe được tiếng kịch gạch cả nhà xuống làm lễ, sau xin cụ đào xem tiểu được đậy bằng loại gạch gì, tôi hỏi thì một ông cho biết các cụ dặn lại là bằng gạch bát nung cậy ở góc sân nhà lên, cụ bà cũng thế, chỉ khoảng 75cm chiều sâu mọi người nhìn rõ 3 viên gạch bát màu mận chín đậy trên miệng tiểu, nhiều người thở phào nhẹ nhõm, cụ được con cháu, chắt chuyển về nghĩa trang của gia đình, từ năm ấy đến nay con cháu chắt vẫn ăn nên làm ra… Tôi xin kèm theo một thư cảm ơn của gia đình do các cháu cụ viết (lần ấy tôi tìm cho gia đình được 4 ngôi).

Kính thưa hội thảo

Phần báo cáo tìm mộ bằng sóng trường sinh học của tôi tất cả từ đũa cảm xạ, đến việc làm, những câu chuyện tâm linh, thư cảm ơn đều là sự thật, vì sư phạm của tôi có hạn nên rất mong các vị khách, các vị lãnh đạo Liên hiệp hội, Trung tâm cùng hội thảo có sự thông cảm, tôi xin đón nhận từ những ý kiến chân thành.

Tài liêu tham khảo:
Dư Quang Châu, Cảm xạ học và đời sống, NXB văn hoá thông tin - Hà Nội - 2010

No comments: