Wednesday, January 18, 2012

TẬP YOGA CÓ BỊ TẨU HỎA NHẬP MA KHÔNG?

- TẬP YOGA CÓ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA KHÔNG?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên ta cần phải hiểu thuật ngữ "tẩu hoả, nhập ma" là gì trước đã.

- Tẩu hoả, nhập ma là một dạng tai biến do quá trình tập luyện một phương pháp nào đó, thí dụ như: Khí công, Yoga, Thiền, Cảm xạ, Năng lượng v.v...

- Cũng cần phải phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên nhân. Dù ở mức độ nào đi chăng nữa, cả 2 tai biến này đều đưa người tập vào trạng thái mất trí nhớ hoặc điên cuồng. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển. Người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các năng lượng lạ thâm nhập, [còn được gọi là vong] hay là bị ảo giác hoặc ảo cảnh chi phối.

- Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi sự điều khiển của người luyện công. Và nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo cảnh huyễn hoặc, không cỏn khả năng nhận thức đâu là giả, đâu là thật. Tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có, hoặc chỉ có trong vọng tưởng mà thôi.

- Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ, sẽ cảm thấy thường tức ở ngực, bụng trướng thống lên, đầu nặng, hoa mắt... bởi do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong trường hợp nặng hơn, do khí lực loạn chuyển khắp châu thân, người luyện công không chỉ chịu những cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động đối với cơ thể của mình. Khi đó mọi hành vi, mọi cử động ngoài ý muốn đều có thể xảy ra và cuối cùng là sự điên loạn thực sự.

- Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị lôi cuốn vào các ảo cảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế sẽ tiến dần vào trạng thái hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Người bị nhập ma đôi khi không thấy có sự biểu hiện rõ rệt, nên tai biến về nhập ma hết sức nguy hiểm, vì thường khi phát giác được là cũng vào lúc trở nên khó trị.

Nói tóm lại:

- "Tẩu hoả" là một bệnh lý trong quá trình tập luyện không đúng phương pháp, bệnh này thường xảy ra đối với những người chỉ tập qua sách vỡ hoặc những ông thầy chưa đủ kinh nghiệm hướng dẫn. Hiện tượng bệnh lý của tẩu hoả thường thấy như là; Tức ngực, khó thở, nóng nảy, nhức đầu v.v... hoặc cảm thấy lạnh ở trong người, thường đổ mồ hôi, thường xuyên cảm thấy lạnh dọc theo xương sống v.v... Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn tới điên cuồng.

- "Nhập ma" là hiện tượng tâm thần hoang tưởng, người bị nhập ma là người cứ nghĩ rằng mình sẽ làm được việc đó, nhưng trên thực tế là họ không bao giờ làm được. Hoặc là họ bị một năng lượng lạ thâm nhập mà họ không hề biết [còn được gọi là vong], dần dần sẽ trở thành người mất trí nhớ hoặc sẽ dẫn tới điên loạn.

Để trở lại câu hỏi "Tập Yoga có bị tẩu hoả nhập ma không"?

- Theo tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi không rõ ràng và không đầy đủ nghĩa! Bởi vì YOGA có rất nhiều loại, và có tác dụng khác nhau. Có loại chuyên về thể dục, tập các động tác (Asana ), tác động vào "THẦN KINH VẬN ĐỘNG", gồm có cơ, khớp, dây chằng... Có loại chuyên về luyện thở, tức nội tạng. Tác động vào"THẦN KINH THỰC VẬT" gồm các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và các tuyến nội tiết. Có loại chuyên về thiền "THẦN KINH TRUNG ƯƠNG" làm chuyển hóa tích cực những tư duy, tình cảm, cảm xúc, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát. Có lọai chuyên về "THẦN KINH XÚC GIÁC" tác động vào 5 giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, và xúc giác, bằng phương pháp mátxa, bấm huyệt... Ngoài ra còn có một số loại yoga chuyên về mở luân xa và khai thác quyền năng. Nếu như chỉ tập các động tác (Asana)thì "KHÔNG BAO GIỜ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA CẢ".  Bị đau khiến phải đi bệnh viện là do tập QUÁ SỨC, trong đó có sự tranh đua với bạn cùng lớp, hay là người thầy giúp đở bằng cách là TÁC ĐỘNG THÊM. Những cái đau này không thể gọi là tẩu hỏa, nhập ma được. Bởi vì tẩu hỏa, nhập ma nặng hơn rất nhiều, có thể dẫn tới điên loạn, hoặc tử vong như đã nói ở phần trên.

Hiện nay theo thông tin trên mạng và các nguồn tin bên ngoài có khuyến cáo rằng không nên tập Yoga theo sách, điều này thực hư ra sao?

- Nếu như chỉ tập những động tác, [còn gọi là ASANA], thì không có gì là nguy hiểm cả, mà vẫn có lợi về mặt sức khoẻ. Một lời khuyên cho bạn là: Đừng có quá cố gắng tập động tác giống như hình minh hoạ trong sách khi cơ thể bạn chưa mềm dẽo, những người minh hoạ trong sách thường là những người có thời gian tập luyện khá lâu, và đã có một cơ thể mềm, dẽo nhất định nào đó... vì vậy bạn không nên cố gắng tập động tác giống y như họ được, sẽ gây đau đớn cho cơ thể của bạn đấy, tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn là nên đến một lớp YOGA nào đó có uy tín và học một khoá, thời gian khoảng một tháng rưởi là bạn có thể ở nhà tập luyện một mình được rồi, như vậy sẽ an toàn hơn.  Còn như bạn có mang trong người một số bệnh nào đó như là cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình... thì bạn không nên tập YOGA theo sách, tôi khuyên bạn hãy đến số 55b NGUYỄN THỊ MINH KHAI Q1 TP HCM  gặp cô KIM PHỤNG [ĐT 0918794266], hoặc cô LÊ THỊ ÁI LIÊN là người kế thừa của cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN [ĐT 0903903793], nơi đây có hướng dẫn các bài tập để trị các căn bệnh nói trên rất có hiệu quả.

 Vậy! tập thở thì sao? có nguy hiểm lắm không?

- Trả lời rằng "KHÔNG VÀ CÓ". Nếu như chỉ tập thở BỤNG thì không có gì nguy hiểm cả, mà lại rất có hiệu quả. Bằng chứng là có người tập thở bụng cả đời người mà có sao đâu? mà sức khỏe ngày càng tốt hơn [cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN] ... Còn như thở kết hợp với sự tập trung vào để khai mở luân xa, hay dùng ý dẫn khí theo một lộ trình nào đó thì hãy... coi chừng.

Thầy vừa mới nói đến khai mở luân xa, xin thầy vui lòng cho biết thêm về việc này. Chuyện khai mở luân xa có khả năng thực hiện được không?

- Chuyện khai mở luân xa là một vấn đề rất tế nhị và thời sự trong giai đoạn hiện nay mà rất nhiều bộ môn như: KHÍ CÔNG, YOGA, NHÂN ĐIỆN, CẢM XẠ, NĂNG LƯỢNG SINH HỌC v.v... thường đề cập tới. Theo sự hiểu biết của tôi thì chỉ có Đức Phật mới là người có đủ khả năng mở được các luân xa, hoặc là những vị cao tăng tu ẩn dật trong núi hay là những hang động bí mật nào đó mà ta khó có thể biết được, chỉ trừ khi ta có đủ căn duyên mới gặp được các ngài.

Nhưng có nhiều trường phái họ có khả năng mở luân xa cho học trò, thầy nghĩ sao về vấn đề này?

- Hì..hì... chuyện mở luân xa cho học trò cũng giống như hái sao trên trời vậy. "ĐÂY LÀ CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ THỰC HIỆN ĐƯỢC". Ngay chính cả vị thầy đó cũng chưa mở được luân xa, thì làm gì có chuyện mở luân xa cho người khác, như tôi nói ở phần trên. Chỉ có Đức Phật mới là người đã mở được các luân xa mà thôi, ngay cả đức Phật cũng không có khả năng mở được luân xa cho các đệ tử, nếu mở luân xa được thì các đệ tử của ngài đều thành Phật cả rồi. Toàn năng, toàn giác như Đức Phật còn làm chưa được, huống chi là các vị thầy sau này.

Đức Phật là người toàn năng, toàn giác rồi... việc này thì không dám bàn đến. Nhưng có một số môn phái họ nói là mở luân xa 20%, 30% hoặc 50%, việc này thì như thế nào?

- Chỉ có mở được hoặc chưa mở được, không có chuyện mở được bao nhiêu phần trăm, chuyện như vậy mà bạn cũng tin được sao? Không có chuyện người thầy đặt bàn tay lên luân xa các học viên rồi bảo rằng đã khai mở. Thử hỏi đạo đức của người thầy như thế nào, đã giác ngộ chưa? Nguồn năng lượng của người thầy được bao nhiêu Vol để có thể khai mở luân xa cho học viên, độ nóng hoặc độ lạnh của bàn tay người thầy được bao nhiêu độ để có thể tác động vào các luân xa? Như các bạn biết đấy, nếu nói đến việc mở được luân xa là ta nói đến 6 loại thần thông, mỗi một thần thông đều có một quyền năng hoặc phép lạ, lấy thí dụ như:

1/ THIÊN NHÃN THÔNG: Khi thiên nhãn thông đã được khai mở, thì ta có thể nhìn được ở tam cõi, hoặc nhìn thấy cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN].
2/ THIÊN NHĨ THÔNG: Khi thiên nhĩ thông đã được khai mở, thì ta có thể nghe được mọi âm thanh ở tam cõi, hoặc nghe được cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG].
3/ THA TÂM THÔNG: Khi tha tâm thông được khai mở, thì ta có thể đọc được tư tưởng của người khác.
4/ TÚC MẠNG THÔNG: Khi túc mạng thông được khai mở, thì ta có khả năng biết được tất cả các nghiệp thiện cũng như nghiệp ác của người khác từ quá khứ của kiếp trước, [trường hợp của nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE].
5/ THẦN TÚC THÔNG: Khi thần túc thông được khai mở, ta có thể biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi v.v... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
6/ LẬU TẬN THÔNG: Khi lậu tận thông được khai mở, ta sẽ dứt trừ toàn bộ KIẾN HOẶC và TƯ HOẶC trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn, [trường hợp của ĐỨC PHẬT THÍCH CA].

- Theo sự thống kê kể trên, bạn hãy nhìn vào người thầy có được một thần thông hay không? Và biết được người thầy đã khai mở luân xa hay chưa mở? Nói tóm lại, việc người thầy đặt bàn tay lên các luân xa của học viên và nói rằng đã "khai mở luân xa" là chuyện bịp bợm, hoang tưởng... là người thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ không bị các thầy này lừa gạt.

Qua các cuộc nghiên cứu và đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được có 4 con đường dẫn đến ngoại cảm hoặc thần thông.

1/ BẨM SINH: tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm rồi.
2/ TAI NẠN: Một tai nạn bất ngờ nào đó như là bị điện giật, bị té xe, một trận đau thập tử nhất sinh bổng phát hiện ra mình có khả năng này. Điển hình như nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN, nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG, nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE.
3/ THIỀN SƯ: Là các nhà tu hành khổ luyện lâu năm đắc đạo.
4/ ĐÀO TẠO: Do được đào tạo có hệ thống. Đây là con đường mà trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đang nghiên cứu ở HÀ NỘI.

- Trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh, hoặc do một tai nạn, hay những trường hợp đặc biệt nào khác, thì rất là hiếm. Đối với những người này ta không thể học được những gì từ họ, và người có khả năng này cũng không truyền thụ được cho bất cứ một ai.

- Do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành ngồi một chỗ mà biết chuyện của thiên hạ chỉ là một phần nhỏ trên con đường giác ngộ, giải thoát. Các thiền sư chuyên tâm tu hành, khổ luyện, không màng đến chuyện thế sự, tiếng tăm, danh phận và họ đã bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm thanh tịnh để tiếp tục tu hành, do vậy người đời thường không biết được khả năng của họ.

Và Thiền thì như thế nào?

- Cái này thì rất dễ bị tẩu hỏa, nhập ma lắm đây... Bởi vì Thiền là đỉnh cao cuối cùng của YOGA, giúp đưa con người đi đến giác ngộ, giải thoát. Vì vậy phải có thầy chính danh hướng dẫn. Tuy nhiên nếu Thiền mà chỉ mong muốn có sức khỏe tốt để làm việc kiếm tiền... thì chú ý vào vùng bụng dưới khi ngồi Thiền là được rồi. [nói vậy chứ... không dễ lắm đâu] 
  
Theo kinh nghiệm của thầy, tập Yoga có cần thiết phải ăn chay không?

- Cũng còn tuỳ theo mục đích mà mình muốn đạt được, nếu bạn chỉ mong muốn có một sức khoẻ tốt từ tinh thần đến thể chất thì bạn không nhất thiết phải ăn chay. Ở giai đoạn này việc ăn chay [thực vật] hay ăn mặn [động vật] chưa quan trọng. Quan trọng là bạn thực hiện phong cách trong lúc ăn phải như thế nào để thể hiện tinh thần của Yoga trong ẩm thực.

Phong cách đó là:

- Trong lúc ăn tuyệt đối không được nói chuyện.
- Không nên bàn luận bất cứ việc gì trong lúc ăn.
- Không đọc báo, không xem tivi trong lúc ăn.
- Nhai nhuyển thức ăn trước khi nuốt.
- Không gắp thêm thức ăn khi đồ ăn còn trong miệng.
- Giữ chánh niệm trong khi ăn.

- Phong cách ăn của một người tập Yoga như đã trình bày ở phần trên, thấy rỏ ràng là không có gì là thú vị cả, nó đòi hỏi là phải chăm chú vào từng động tác, nhìn vào thấy quá đơn điệu, thật là nhàm chán. Nhưng làm được như vậy là thể hiện tinh thần Yoga trong mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là yếu chỉ của tinh thần Yoga.

Nếu ăn mà giữ được phong cách như vậy là rất tốt, đây là nói theo cách nghĩ của tôi. Nhưng tôi thấy các tu sỉ Phật giáo khi ăn họ cũng giữ phong cách ăn giống những điều thầy vừa kể trên. Vậy phong cách ăn của những nhà YOGIS có gì khác với Phật giáo?

- Như chúng ta đã biết, Yoga xuất hiện cách đây hơn 5000 năm, là một trong 6 trường phái nổi tiếng từ thời cổ đại, có rất nhiều tôn giáo trên thế giới tu hành đều dựa vào cơ sở của Yoga, Phật Giáo cũng không ngoại lệ. Vì vậy việc giữ chánh niệm trong lúc ăn mà bạn đã nhìn thấy những tu sỉ Phật giáo thực hành trong lúc ăn, cũng bắt nguồn từ Yoga, không những thế mà có rất nhiều tôn giáo trên thế giới họ vẫn giữ được chánh niệm trong lúc ăn, không riêng gì của Phật giáo mới có.

Yoga có thực sự hữu ích như lời quảng cáo trên mạng, trên sách vỡ, hay các vị thầy dạy Yoga không? Nói thật, tôi còn rất nghi ngờ những thông tin này lắm... tôi từng biết có rất nhiều vị thầy dạy Yoga mà vẫn phải mang bệnh hoặc đột tử vì những căn bệnh như là cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn v.v... Là thầy dạy Yoga, thầy nghĩ sao về vấn đề này?

- Những vị thầy dạy Yoga mà còn mang những căn bệnh như bạn vừa kể, chắc có lẽ là họ chỉ chú trọng vào những động tác [điều thân], họ ít hoặc không quan tâm vào phương pháp thở [điều tức] cũng như không có sự hợp nhất giữa tâm và thân [điều tâm]. Cũng chính vì thiếu 2 thứ này [điều tức và điều tâm] nên họ vẫn phải mang bệnh như những người bình thường khác. Ngoài ra họ cũng cần phải biết giữ GIỚI VÀ LUẬT nữa, tập Yoga mà không biết giữ giới và luật thì không ai thành công cả.

Khi thực hiện một động tác muốn được có hiệu quả, lúc giữ yên bất động, ta phải biết kết hợp được ba yếu tố sau đây.

- Khi cơ thể đang vào tư thế bất động [điều thân], ta phải chú tâm vào hơi thở ra dài hơn hít vào [điều tức], hướng sự chú ý vào vùng bụng, theo dõi hơi thở [điều tâm]. Nếu tập đúng như vậy thì bệnh tật khó có thể đến với người tập Yoga được. Nói tóm lại, một động tác khi được thực hiện ta phải chú trọng 50% vào hơi thở, 30% vào sự tập trung, 20% vào động tác. Yoga, ngoài những bài tập Asana, còn cần phải tập thêm những phương pháp thở, và những bài tập thiền, có được như vậy mới tránh khỏi được bệnh tật.
     
Thầy vừa nói đến vấn đề hãy "thở ra dài hơn hít vào" trong lúc giữ yên bất động. Xin thầy vui lòng cho biết lợi ích của phương pháp thở này như thế nào?

- Khi thở ra dài hơn hít vào với tỷ lệ 1 [hít vào] 2 [thở ra] 1-2. Với cách thở này sẽ làm hưng phấn hệ "đối giao cảm" và ức chế "giao cảm". Với cách thở 1-2, sẽ tiết ra chất Acetycholine [viết tắt là Ach] để làm dịu Norepinephrine do hệ "giao cảm tiết ra và Epinephrine từ tuyến thượng thận tiết ra trong lúc căng cơ bất động. Cả hai chất này [Norepinephrine và Epinephrine] làm máu tăng áp xuất, nhịp tim đập nhanh. Đặc biệt với sự tác động của Epinephrine, nó làm cho gan không giữ đường được và thoát ra làm cho máu có đường. Hai chất này nếu tiết xuất vừa phải thì rất tốt cho sức khoẻ, nhưng nhiều quá thì có hại cho cơ thể. Cả hai chất NE và EN tạo ra chất béo trong máu, nếu tiết ra nhiều quá sẽ làm cho cơ thể béo phì.

- Khi thở ra dài hơn hít vào sẽ tiết ra chất Acetycholine có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Acetycholine thì huyết áp càng hạ, mở máu hạ, người không bị bệnh béo phì, tích trử đường ở trong gan. Ngoài ra nó còn làm cho chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim. Áp xuất máu giảm, máu đưa nhiều vào não, phục hồi trí nhớ, trí tuệ sáng suốt.

- Ngoài ra khi ta thở ra dài gấp đôi hít vào nếu kết hợp cùng với động tác CÚI, NGỬA... sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, giúp mau đói và ăn ngon. Về hô hấp, làm tống các khí độc ô nhiễm Carbon Dioxide ra khỏi đáy phổi, hóc phổi, nơi mà khí dơ thường hay đóng lại, giúp cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường, bằng phương pháp thở kết hợp với động tác cúi, ngửa... sẽ TÁC ĐỘNG VÀO TUYẾN TUỴ, giúp tăng tiết INSULIN, có thể thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể. Đối với những người bị bệnh suyễn, bệnh viêm xoang, bệnh phổi tắt nghẻn mãn tính... cũng cần nên tập thì thở ra dài gấp đôi hít vào, đây là phương pháp thở rất có hiệu quả đối với những căn bệnh trên.

- VỀ TÂM LÝ: Thở ra dài gấp đôi hít vào, kết hợp cùng với tư thế hoa sen [kiết già] hoặc bán già. Hoặc tư thế nằm thư giãn [shavasana]. Với cách thở này sẽ tác động vào tuyến Tùng, khiến cho tuyến này sản sinh nội tiết tố MELATONIN làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm mọi sự căng thẳng, giận hờn, bực tức... dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.

Cảm ơn thầy đã cho biết một thông tin rất quý về vấn đề thở, không ngờ hơi thở ra có nhiều lợi ích như vậy mà bấy lâu nay ít có người biết đến. Và tôi có một thắc mắc rất muốn tìm hiểu, nhờ thầy giải đáp dùm.
                                                                                                                                          Hiện nay phong trào tập Yoga đang nở ra rầm rộ, và tôi cũng rất muốn tập. Theo tôi biết từ những thông tin qua mạng và các bạn bè. Tập Yoga sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nhất. Nhưng có quá nhiều loại Yoga, và quá nhiều thầy, cô ở trong nước và nước ngoài... Tôi biết phải chọn loại Yoga nào thích hợp với tôi đây? Và có cần thiết là phải học thầy nước ngoài như là Ấn Độ chẳng hạn, theo tôi biết Yoga có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, vì vậy nếu như học được các thầy Ấn Độ sẽ có hiệu quả hơn, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?

- Yoga thích hợp cho tất cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi... Tuổi nhỏ thường năng động và hiếu thắng, vì vậy chỉ nên hướng dẫn các động tác [Asana]. Thường xuyên khuyến khích, động viên các em nên giữ yên ở tư thế bất động và biết kết hợp với hơi thở sâu thì càng hay. Hiện nay có một số thông tin cho rằng trẻ em không nên tập Yoga, đó là một sự sai lầm rất lớn. Những lời nói này lại rơi vào những người chẳng hiểu gì Yoga. Bằng chứng là trẻ em trên thế giới càng ngày càng học Yoga rất nhiều, thậm chí Yoga được đưa vào giáo trình rèn luyện thể chất ở học đường, điển hình như Ấn độ, Nhật bản, Mỹ v.v...

Theo sự quan sát của tôi, dưới cặp mắt của một nhà Yogis. Hiện nay chương trình giáo dục thể chất ở VIỆT NAM ta rất kém về mặt chuyên môn, họ thường chỉ chú trọng vào những cuộc thi đua, lập thành tích hay huy chương mà ít chú trọng vào thể dục cộng đồng trong trường học. Tôi đã từng chứng kiến những buổi thể dục của các em, phong cách tập rất là thờ ơ và thụ động. Này nhé... người hướng dẫn thể dục gõ vào trống cái thùng... các em dơ tay lên, rồi tiếp tục gõ cái thùng nữa, các em bỏ tay xuống... phong cách tập rất rời rạc và yếu ớt, chẳng có mang một chút sinh khí nào trong buổi tập thể dục cả.

Theo nghiên cứu của GS Dương Nghiệp Chí trong đề án Nâng cao thể lực và tầm vóc người VN đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 28- 4-2011. Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 163,7cm, nữ thanh niên 153cm. Trong khi đó chiều cao của nam thanh niên Nhật và Trung quốc là 172cm, nữ thanh niên 157cm. Theo mục tiêu của đề án trên, đến năm 2030 nam thanh niên Việt Nam có chiều cao 168,5cm, nữ thanh niên có chiều cao 157,5cm.
Theo GS Chí, các trường ở Việt Nam quá thiếu cơ sở dành cho THỂ DỤC THỂ THAO. Hiện nay không một trường mẫu giáo nào ở VN dạy trẻ em cách đi cho đúng. Người Việt Nam đi chân chữ bát, vòng kiềng... vì từ bé các em đã không được dạy đi cho đúng. Các nhà xã hội học ở Mỹ kết luận trường học phải chú trọng THỂ DỤC THỂ THAO bởi đây là phương tiện giáo dục tốt nhất về nhân cách, lối sống, ý chí quyết thắng, tinh thần kỷ luật...
Tiếc là ở VN có lỗ hổng quá lớn từ mẫu giáo đến đại học về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Ở Mỹ, trên 70% người dân thường xuyên tập THỂ DỤC THỂ THAO, Trung Quốc trên 40%, còn ở Việt Nam chỉ có 19%. Hiệu sách ít bán sách THỂ DỤC THỂ THAO, các báo thể thao chỉ tuyên truyền bóng đá. Ngay những người làm công tác thể dục thể thao, họ cũng không biết dạy như thế nào để đem lại hiệu quả nhất. Thật lạ lùng khi khá nhiều người dân VN không biết tập luyện THỂ DỤC THỂ THAO.

- Thể dục, ngoài những phương pháp rèn luyện kỷ năng vận động, còn cần phải biết kết hợp với hơi thở, vì biết kết hợp hơi thở với động tác sẽ rất có ích lợi cho bên trong nội tạng, tôi tạm liệt kê một vài lợi ích của việc thở sau đây.

HỆ HÔ HẤP: Thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi, hóc phổi và đỉnh phổi.
HỆ TUẦN HOÀN: Khi thở sâu, khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn và quá trình trao đổi chất sẽ biến máu đen thành máu đỏ được nhiều hơn.
HỆ THẦN KINH: Khí dẫn huyết lưu thông dễ dàng hơn, sẽ giúp tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn.
HỆ TIÊU HOÁ: Giúp khí huyết lưu thông, nhờ đó mà bộ máy tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.
HỆ MIỄN DỊCH: Giúp tăng cường Oxy đến tận cùng các tế bào của lục phủ, ngủ tạng. Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại mọi bệnh tật, chống sự lão hoá của các tế bào.

Nói tóm lại, việc tập thể dục có kết hợp với hơi thở mang lại nhiều lợi ích như vậy đó, mà tôi không thấy các em thực hiện trong buổi tập, ngay cả những bài tập THỂ DỤC DƯỠNG SINH dành cho người cao tuổi cũng vậy, rất ít chú trọng vào hơi thở, mà chỉ chú trọng, quan tâm vào các động tác là phải tập cho đúng, cho đều, cho đẹp... để được điểm cao trong các kỳ thi. Việc này là do chương trình giáo dục thể chất của HỘI THỂ DỤC DƯỠNG SINH, hay là do cách hướng dẫn của giáo viên... tôi luôn tự hỏi như vậy.

Trở lại vấn đề chuyện nên chọn thầy hoặc cô ở trong nước hay nước ngoài... hoặc là phải chọn loại yoga nào?

- Theo sự hiểu biết của tôi hiện nay phong trào tập Yoga ở nước ta đang phát triển rất mạnh, có rất nhiều thầy hoặc cô trong nước có thể đảm nhận được vai trò này, vì vậy bạn có thể tin tưởng mà tập luyện, dĩ nhiên là ta cần phải chọn thầy được nhiều người tín nhiệm. Còn như bạn muốn học được thầy Ấn độ thì cũng tốt thôi, nhưng có một điều tôi cũng muốn chia sẻ cùng bạn là "ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ RẰNG YOGA XUẤT PHÁT TỪ ẤN ĐỘ, THÌ NGƯỜI THẦY ẤN ĐỘ DẠY YOGA ĐỀU LÀ NGƯỜI GIỎI", đó là một sự sai lầm. Bởi vì bất cứ một việc gì cũng bắt đầu từ nơi " xuất phát và lan toả ". Điển hình như là Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, nhưng có được thịnh hành đâu, hay là bóng đá xuất phát từ Trung Quốc mà người Trung Quốc có giỏi về bóng đá đâu? Chưa nói đến ngôn ngữ bất đồng thì làm sao ta có thể thu thập được những kiến thức kỳ diệu của Yoga.

- YOGA không bài bác bất cứ một tôn giáo nào. Không học theo bất cứ một tư tưởng nào hoặc của một tôn giáo nào. Bản chất đích thực của YOGA là tự thân nỗ lực THIỀN ĐỊNH để tìm cho mình một hướng đi riêng, không trùng lấp với một cá nhân nào hoặc ông thầy nào. Yoga không khuyến khích hay khuyến dụ bất cứ một người nào hoặc tôn giáo nào bỏ đạo để theo Yoga. Nếu gặp những trường phái Yoga nào có những tư tưởng hay việc làm như trên thì hãy hiểu ra rằng HỌ KHÔNG PHẢI LÀ YOGA ĐÍCH THỰC. Họ lợi dụng Yoga để trục lợi, lập nhóm, lập môn phái, hay là một tôn giáo mới để thực hiện ý đồ riêng của họ, hãy cảnh giác với loại Yoga này.

- Việc nên chọn thầy là người nước ngoài hay là ở trong nước, theo tôi thì hai sự việc này không quan trọng. Quan trọng là trong giáo trình đó, trong buổi tập đó "CÓ TẬP ĐỦ 4 HỆ THỐNG HAY KHÔNG". Đó mới là điều quan trọng. Một lần nữa tôi khẳng định rằng "tập YOGA rất tốt cho sức khoẻ và trí tuệ". YOGA KHÔNG NƠI NÀO LÀ KHÔNG ĐỘNG ĐẾN, ĐỘNG ĐẾN ĐÂU, KHOẺ ĐẾN ĐÓ.

Như vậy ở thành phố HỒ CHÍ MINH có nơi nào dạy yoga đủ 4 hệ thống không?

Theo sự hiểu biết của tôi thì hiện giờ chưa có nơi nào dạy đủ 4 hệ thống.

-Có phái TANTRA YOGA dạy: Thiền, asana, mátxa.
-Yoga dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn khắc Viện dạy: Động tác, luyện thở, mátxa.
-Hatha Yoga: chuyên về ASANA [động tác].

Chỉ có ADITI YOGA của MAI VĂN NHƯ là tập đủ 4 hệ thống trong một buổi tập. Mỗi buổi tập thời gian là 1 tiếng 30 phút.
-45 phút tập asana.
-20 phút luyện thở.
-15 phút tập thiền.
-10 phút mátxa.
Ngoài ra có những buổi tập PRANAYAMA [kiểm soát dòng năng lượng] thay thế vào các bài tập thở và tập thiền. Và có những buổi tập phát âm "AUM" để khám phá những tiềm năng bí ẩn.
Địa điểm:
Khu biệt thự ngân hàng Đông Á
Đường Trần Não [đường số 30], Q.2 TP.HCM.
Thòi gian: Buổi sáng thứ 2,4,6,7...từ 5g30 đến 7g00.

4 comments:

Zen said...

Cám ơn về bài viết rất thú vị. Xin tác giả cho biết cháu gái tôi mới 3 tuổi thì tập thiền có vấn đề gì không?

Mai Van Nhu said...

Nếu cháu gái của cô 3 tuổi thì chỉ nên ăn cháo thôi, chưa đến tuổi tập thiền :-)

Unknown said...

Kiến thức của tác giả rất hay, cám ơn anh đã chia sẻ.
Xem ở site : Cách tập Yoga tại nhà

Unknown said...

số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc quá tải tỉnh nào có dân số đông nhất việt nam
hoặc hết nước. bị chó cắn nên kiêng ăn gì
Hãy đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm để đi vệ sinh bị chó cắn nhưng không chảy máu
hoặc đánh răng, bạn sẽ không phải tốn thời gian chờ đợi.

Khi đi vệ sinh, nếu rắn mối có cắn người không
nhà vệ sinh ở toa mình bẩn quá hoặc hết nước thì chịu khó đi sang Mỗi toa tàu thường chỉ tỉnh nào hẹp nhất việt nam theo chiều đông tây
toa khác. Thường thì nhà vệ sinh ở các toa hạng có một nhà vệ sinh cùng khu rửa mặt, diện tích tỉnh nào rộng nhất việt nam
sang sạch sẽ hơn. Lưu ý khi sắp đến ga, hệ thống nhà vệ sinh trên tàu sẽ bị khóa cửa, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của ga dừng.