Wednesday, December 29, 2010

YOGA VÀ TÔN GIÁO

YOGA không bài bác bất cứ một tôn giáo nào. Không học theo bất cứ một tư tưởng nào, một tôn giáo nào. Bản chất đích thực của YOGA là tự thân nỗ lực THIỀN ĐỊNH để tìm cho mình một hướng đi riêng, không trùng lấp với một cá nhân nào hoặc ông thầy nào. Yoga không khuyến khích hay khuyến dụ bất cứ tôn giáo nào bỏ đạo để theo Yoga. Nếu gặp những trường phái Yoga nào có những tư tưởng hay việc làm như trên thì hãy hiểu ra rằng HỌ KHÔNG PHẢI LÀ YOGA ĐÍCH THỰC. Họ lợi dụng Yoga để trục lợi, lập nhóm, lập môn phái, hay là một tôn giáo mới để thực hiện ý đồ riêng của họ, hãy cảnh giác với loại Yoga này.

Đối với Yoga, những tôn giáo lớn trên thế giới đã qua sự thử thách của thời gian mà tồn tại, đều có những lý do chính đáng. Nếu có điểm nào không đồng ý, thì không phải là do tôn giáo, mà chính là đối với các điều xét ra thấy bất hợp lý mà người ta đã thêm thắt sau này.

- Hồi giáo tồn tại và phát triển vững mạnh theo thời gian là cách cư xử của những người cùng tôn giáo với nhau. Họ có một tinh thần bình đẳng và một tình tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau rất đáng khâm phục. Swami Vivekananda trong chuyến viếng thăm nước MỸ, khi nói về tôn giáo đã có lời phê bình rằng:"Ở nước Mỹ người ta cùng chung một tôn giáo, nhưng không đi chung một nhà thờ.Còn đối với người Hồi giáo, thì ông vua Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngồi ăn cơm chung với người thường dân da đỏ, nếu người ấy theo đạo Hồi."

- Thiên chúa giáo mà người ta thường mệnh danh là tôn giáo của tình thương. Được tồn tại không phải vì giáo hội có một tổ chức mạnh mẽ mà chính vì đức tính tốt của người hành đạo. Thật là cảm phục tinh thần hy sinh của những nhà truyền giáo Mỹ. Chuyện này cách đây hơn 50 năm, trong khi truyền đạo ở Ecuador [Nam Mỹ] cho những người miền núi, trong khi đó sự hiểu biết của họ còn trong thời kỳ của thời đại đồ đá. Các giáo sĩ đó đã bị giết. Nhưng vài năm sau, vợ của một giáo sĩ bị giết đã đem con trở lại vùng đó sống với những người đã giết chồng mình để mà cảm hóa họ. Bà vợ giáo sĩ này không thù ghét kẽ giết chồng bà, mà trái lại đã thực hành không sai lời của chúa dạy "HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ". Tình thương cao quý ấy thật đáng trân trọng và khâm phục, mãi mãi vẫn là tấm gương sáng cho các nhà truyền đạo noi theo.

- Phật giáo là tôn giáo của TỪ, BI, HỶ, XẢ, tình thương không phải chỉ áp dụng giữa những con người với nhau, mà còn đối với các sinh vật nữa, vì trên thực tế giữa người và vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Shri Aurobinđo, một nhà triết học nổi danh của Ấn độ ở thế kỷ 20 đã xác nhận rằng:"Từ đời sống khoáng chất cho tới con người đều có sự liên tục, sự liên tục được thực hiện qua trung gian của loài thảo mộc".

Loài cây lấy thức ăn trong khoáng chất, rồi loài vật hay loài người ăn cây cỏ đó mà sống. Nếu giữa loài khoáng chất, loài cây cỏ, loài vật và loài người không có sự đồng nhất nào đó thì làm sao con người có thể ăn cơm, ăn thịt để tiêu hóa mà sống được. Swami Vivekananda cho rằng cái chất cấu tạo nên mặt trăng, mặt trời v.v...cũng là cái chất tạo nên con người, chỉ có sự kết hợp khác nhau mà thôi. Những lý luận triết học vừa nêu trên đã có từ lâu, khoa học ngày nay đã công nhận, để rồi dần dần trở về với triết học, trở về với tôn giáo.

Tính cách chung của các tôn giáo, nhìn chung đều muốn hướng về CHÂN, THIỆN, MỸ. Nhưng CHÂN, THIỆN, MỸ cũng còn tùy thuộc theo tôn giáo, và sự trình bày đôi khi hơi khác nhau. Cái CHÂN trong Hồi giáo, Thiên chúa giáo có thể là tình thương, thương yêu nhau để đem lại hạnh phúc cho thế gian. Cái CHÂN trong Phật giáo ngoài tình thương bao la, còn có triết học về THỰC và GIẢ. Đức Phật chỉ ra cho con người biết rõ đâu là thật, đâu là giả. Nên có người gọi đức Phật là ĐẤNG TÌM RA SỰ THẬT.

Như đã trình bày ở phần trên, thế giới ngày nay có nhiều tôn giáo khác nhau. Hơn thế nữa, trong cùng một tôn giáo cũng còn có nhiều ngành khác nhau. Đó là một hiện tượng tự nhiên, nó cũng rất tự nhiên như những bức họa khác nhau cùng một đề tài. Ta hãy thử một thí dụ: Ở trong lớp học có 50 người cùng vẽ một bình hoa. Điều chắc chắn xảy ra là mặc dù chỉ có bình hoa kiểu mẩu, nhưng 50 người học trò sẽ vẽ 50 bình hoa khác nhau. Nếu đem các bức vẽ so sánh với nhau, thì không có cái nào giống cái nào. Nhưng nếu lấy từng bức vẽ một và so sánh với hình mẩu, thì bức vẽ nào cũng có những điểm giống như hình mẩu. Tôn giáo cũng vậy, mỗi một tôn giáo đều có những tính chất cao thượng của một đấng tối cao, nhưng nếu ta đem tôn giáo nầy so sánh với tôn giáo khác, thì mỗi một tôn giáo đều có những nét đặc trưng riêng. Nói như vậy không có nghĩa rằng các tôn giáo không thể dung hòa lẫn nhau, trên thực tế các tôn giáo luôn luôn bổ khuyết cho nhau. Cũng như 50 bức vẽ khác nhau, mỗi một bức vẽ đều nói lên một khía cạnh của sự thật, nó luôn luôn bổ khuyết lẫn nhau. XUNG ĐỘT NHAU LÀ DO NGƯỜI XEM TRANH, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG BỨC VẼ. Một ngày nào đó, 50 người xem tranh, mỗi người vì một lý do nào đó ưa thích một bức tranh khác nhau, rồi người nọ nói với người kia rằng, bức tranh của tôi gần với sự thật hơn, còn bức tranh của anh có nhiều tính chất giả tạo. Nếu bây giờ thay vì nói chuyện tranh, 50 người như trên nói chuyện về tôn giáo thì họ cũng lại dùng luận điệu của người xem tranh để cãi nhau.

Các điều trên chứng tỏ rằng tôn giáo không xung đột lẫn nhau, mà chính là do con người xung đột nhau trong khi giải thích những điều đã được thêu dệt thêm vào để làm cho tôn giáo trở nên thêm huyền bí, và xét cho cùng nó có lợi cho việc truyền đạo vào những thời kỳ mà người ta chưa có những phát minh khoa học, và chưa biết dùng lý trí để suy luận minh bạch.

Tuesday, December 28, 2010

ĐỨC PHẬT DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?

Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa, tức Đức Phật sau này, đã lìa bỏ gia đình của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La — đứa con trai [duy nhất] của Ngài — chào đời. Nhiều người cảm thấy không thoải mái, thậm chí tức giận, trước một hành động mà họ cho là “thiếu trách nhiệm” như vậy. Song, có một điều họ chưa biết, đó là sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật đã trở thành người dạy dỗ chính cho con trai của mình trong suốt thời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha tuyệt vời: La Hầu La đã đạt được giác ngộ ở tuổi mới bắt đầu trưởng thành [20]. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?

Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng đâu đó có để lại vài mẩu chuyện thú vị về việc Đức Phật đã dẫn dắt con mình như thế nào trên con đường trưởng thành. Các bộ kinh trước đó thường nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những mẩu chuyện này nằm trong 3 bài pháp mà, nếu ta gom chúng lại với nhau, nó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, tiến triển song song với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.

Khi con trai của tôi tròn 7 tuổi, tôi bắt đầu suy tư về việc làm cách nào để dẫn dắt nó và em trai của nó trên con đường tâm linh. Ít nhất, tôi muốn chúng nó học và thực hành Phật pháp đủ để sau này lớn lên chúng có thể trở về với những tiềm lực đó nếu chúng thích hay cần đến. Tôi cũng nghĩ rằng nếu các con tôi có thể nương tựa nơi Phật pháp, thì sau này, dù đang ở bất cứ nơi đâu, chúng cũng có thể quay về với cái mái ấm đó. Nhất là, vì đối với tôi, gia tài lớn nhất mà tôi có được qua sự thực tập Phật pháp là sự an lạc, thảnh thơi, và lòng từ bi, tôi tự hỏi làm cách nào tôi có thể trao truyền cái gia tài tâm linh đó lại cho thế hệ sau. Được biết La Hầu La bắt đầu được Đức Phật dạy dỗ từ năm 7 tuổi, tôi lục tìm trong những bản kinh tiếng Pali để học lấy những phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy dỗ con của Ngài.
 
Tôi tìm thấy trong các bản kinh này cách làm thế nào để lại một di sản tâm linh thật đẹp. Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về kinh thành. La Hầu La, lúc ấy 7 tuổi, theo lời mẹ, chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa không bỏ kinh thành ra đi, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi vua. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì? Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), một đồ đệ thân tín của Đức Phật: “Hãy thâu nhận nó.” [Như vậy], thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình — con đường dẫn tới giải thoát.
Có lẽ còn lâu lắm con trai tôi mới cạo trọc đầu và khoác lên mình chiếc áo cà sa, nhưng tôi vẫn muốn cho con tôi tiếp xúc với những điều căn bản của Phật pháp, những điều đã giúp tôi thay đổi cuộc đời của chính tôi. Khi tôi đọc những đoạn kinh về cách Đức Phật dạy La Hầu La, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những điều này không những vẫn còn mới mẻ mà còn rất thích hợp với việc dạy con ở nước Mỹ này, trong thời hiện đại này. Thật vậy, những bài pháp này đã trở thành kim chỉ nam cho tôi trong việc dạy con.
 
ĐẠO ĐỨC
Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity) như thế nào. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm La Hầu La. Sau khi mời cha ngồi, La Hầu La lấy một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục hồi đó. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi: “Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”

“Dạ, con có thấy” – La Hầu La thưa.

“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”
 
Tôi tưởng tượng La Hầu La đỏ mặt lên.
 
Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như thế này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”

Câu chuyện trên đây nhắc nhở tôi rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.

Sau bài thuyết giảng ngắn mà rõ ràng về việc nói dối đó, tôi tưởng tượng La Hầu La đã lắng nghe cha hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình.“Cái gương dùng để làm gì?” – Ngài hỏi.

“Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy : “Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”

Tôi chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng vàsai, Đức Phật đã dạy cho con mình suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn sự đồng cảm (empathy). Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm hoặc sẽ đối nghịch hoặc sẽ thuận chiều với con đường ta đang đi.

Phương pháp giáo hoá của Đức Phật khiến cho tôi càng tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của tình thương, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: “Con hãy biết quán chiếu, và hãy có lòng từ bi!” Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.

Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Tôi đã học được cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ thấy lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là nó có thể tin tưởng mình được, là mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì con trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.
 
THIỀN ĐỊNH
Câu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, để phát triển nền tảng của nội tâm (Trung Bộ Kinh, 62). Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu trong lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và tư tưởng đó Đức Phật đã đọc được.

Ngài nói với con: “Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself).” Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ khái niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết đến việc ăn uống gì cả suốt ngày hôm đó.

Tôi cho rằng đây là sự dạy dỗ căn bản cho con trẻ. Tôi không thể tưởng tượng được một em thiếu niên có thể hiểu được những lời Phật dạy như thế. Tôi nhớ lại, rất rõ ràng, rằng ở vào tuổi đó, đầu óc tôi chỉ toàn nghĩ đến dung mạo của tôi ra sao. Tôi thường nghe nói rằng điều này rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về “cái tôi”, và quá trình đi tìm kiếm bản thân mình. Có nên trách một em trai 14 tuổi về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải Đức Phật đã xen vào những vấn đề nằm trong tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để các em thảo luận với nhau? Nếu không có hiểu biết về “cái tôi”, làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với sự cân bằng về tâm lý?

Đức Phật trả lời những câu hỏi này qua những gì Ngài đã làm cho con của Ngài.
 
Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao đạt được sự thanh thản trong lúc ngồi thiền. Ngài dạy:
 
“Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả.”
 
Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét.
 
Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia thành 3 phần: a) tịnh tâm; b) định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) buông xả. Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh rằng bằng sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, con người sẽ có khả năng ý thức một cách bình thản hơi thở cuối cùng của mình trước khi từ giã cõi đời.
 
Khi đọc về cách thức Đức Phật dạy con về phép thở để nhận biết thân tâm của mình, tôi nhận thấy đó cũng là một phương pháp để xây dựng một khái niệm vững chắc về “cái tôi”. Tôi tự nghĩ, phải chăng các em thiếu niên ở thời đại ngày nay hay chấp vào “cái tôi” của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, là vì các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Và tôi tin rằng, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.
 
Khi giảng dạy thiền cho thiếu niên, tôi nhận thấy khả năng thiền của các em nhảy bực vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Tôi đã biết rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi giữa những thử thách của tuổi mới lớn.
 
Tuy nhiên, thiền quán hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt cuộc đời của con người. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập thiền quán hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.
 
TUỆ GIÁC
Trong đoạn kinh thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ Kinh , 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn văn, Ngài được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đạt đến sự giải thoát. Ngài đã làm một việc rất cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã chứng được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là bước cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.
 
Thuyết vô ngã của Đức Phật không phải là đơn giản. Người ta rất dễ hiểu lầm nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm sao để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông bỏ hết tất cả. Đối với tôi, việc Đức Phật dạy con về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Tôi thấy mình có cái nhìn khác khi ở giữa thiên nhiên so với khi ở giữa phố thị. Tôi nhận thấy cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại giúp mình dễ thoát ra được cái “ngã” hơn. Quán chiếu về sự buông xả trong khi đọc muột cuốn sách về Phật pháp khi ngồi ở trong nhà rất là khác với khi mình ngồi dưới một gốc cây. Trong khi đọc bài pháp thứ ba này, tôi chiêm nghiệm được sự quan trọng của việc biết mình (tự tri) giữa khung cảnh thiên nhiên.
 
Ngày xưa, lúc La Hầu La 7 tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Ngài đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó, Ngài đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Tôi ước mong con cái của tôi sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi, và an lành trên con đường đi tới giải thoát. Có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, chúng cũng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định, và tuệ giác [như La Hầu La vậy].

Gil Fronsdal
(“The Buddha as a Parent”, Tạp chí Inquiring Mind, số Xuân 2008, Hoài Hương chuyển ngữ)
http://www.ue-global.com/showthread.php?p=12306
Tiến sĩ Gil Fronsdal đang giảng dạy Thiền tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, USA. Ông có vợ và hai con.

YOGA VÀ VIỆC CHẤN HƯNG ĐẠO ĐỨC

Ở nước Việt Nam ta, phần đông mọi người đều có đạo. Nhưng có một điều đáng buồn là những người có đạo nếu tự vấn lương tâm, có ai dám tự hào là người sáng suốt hiểu đạo?

Đạo đức suy đồi chính vì ta không biết cách tin hay thiếu đức tin. Mà ta thiếu đức tin thì chân lý của tôn giáo trải qua bao không gian và thời gian đã bị hiểu sai lạc. Chúng ta lấy cái phụ làm chính. Các tôn giáo đều có 3 phần chính: Phần thần thoại, phần triết học và phần nghi lễ.

-Phần thần thoại kể lại những phép lạ của đấng khai sinh ra đạo.

-Phần triết học giải thích nguyên tắc căn bản của đạo, mục đích và đường lối để đạt đạo.

-Phần nghi lễ gồm có các thủ tục như đi nhà thờ hay đi chùa để cầu kinh lễ phật, dâng hương v.v...

Phần nghi lễ đúng ra là một phương tiện sử dụng thị giác và thính giác để giúp con người hiểu được cái tế nhị hơn, cái cao siêu hơn của đạo. Nhìn vào ảnh Chúa hay tượng Phật là để tưởng niệm đến các đức tin cao cả của các ngài mà noi theo. Nghe giảng đạo hay nghe thuyết pháp là để lĩnh hội giáo lý cao siêu của các ngài. Nhưng phần nghi lễ dần dần bị hiểu sai lạc đi, nên việc đi nhà thờ hay đi lễ Phật bây giờ có thể tạm ví như là một thói quen. Từ nhỏ đến lớn cứ đi nhà thờ, hay đi lễ Phật, mà rốt cuộc người ta cũng không thấy tiến bộ hơn chút nào về mặt tinh thần. Lúc nhỏ đọc kinh, lúc già cũng vẫn đọc kinh, và những câu kinh chỉ còn lại là những tiếng vang đập vào tai rồi đi mất, không để lại dấu vết gì. Chính vì lẽ đó nên Swami Vivekananda mới nói rằng " Lúc nhỏ không đi chùa là có tội, nhưng đến lúc già mà vẫn đi chùa cũng là có tội".

Nghi lễ giúp người ta theo đạo, và sống theo đạo là chính, nghi lễ chỉ là phần phụ. Nhưng tại sao ta phải sống theo đạo? Có lý do gì vững chắc không? Đối với các nhà tri thức tin theo khoa học, thì những chuyện thần thoại hay các phép lạ chỉ là những chuyện mê tín, hoang đường hoặc không được kiểm chứng v.v...còn đối với những người có óc thực tế thì họ quan niệm rằng: Tôn giáo đặt ra chỉ cốt để dạy người ta làm việc lành, tránh những việc ác, ngoài ra thì không còn gì hết.

Hai quan niệm trên cũng một phần nào có lý, vì nếu chỉ tin vào thượng đế mà không có cách nhìn thấy, hay cảm thông được, thì làm sao có thể tin. Chính vì không nhìn thấy, hay cảm thông được nên mỗi người tin theo một cách, và mỗi người đều thích bắt người khác phải tin theo những gì mà mình tin. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự đổ máu và bất hòa của các tôn giáo.

 Đi ngược giòng thời gian để tìm hiểu tôn giáo, thì ta thấy rằng, các tôn giáo đều có mục đích truyền lại kinh nghiệm của các đấng khai sinh ra đạo.

1/ Đức chúa Giê-su nói rằng "Ngài đã trông thấy thượng đế", các môn đệ ngài nói rằng: đã cảm thấy thượng đế.

2/"Đức Phật có kinh nghiệm về sự thật, đã trông thấy sự thật, và tiếp xúc với sự thật".

Những người tin theo đạo, tùy theo tôn giáo của mình, có lẽ cũng đồng ý với một trong hai điểm trên. Nhưng bởi bản chất hướng ngoại của con người, nên việc nghiên cứu tìm hiểu nội tâm dần dần bị xao lãng, vì vậy chỉ có một số ít người tìm hiểu được, để làm sống lại một phần nào các kinh nghiệm quý báu xưa. Người ta cho rằng các phép lạ trong chuyện thần thoại của mỗi tôn giáo đều thuộc về quá khứ, và không thể làm cho tái diễn lại được. Mặc dù ngày nay không thiếu gì những người có thể biểu diễn các hiện tượng lạ để các nhà khoa học kiểm chứng như không ăn mà vẫn sống, làm cho tim ngừng đập, phổi không thở mà vẫn sống. Những hiện tượng khác thường đó tuy có thật, nhưng các nhà khoa học vì không giải thích được nên không chịu công nhận. Trái lại khoa học Yoga không vì lẽ không giải thích được mà bảo cái đó không có. Khoa học Yoga quả quyết rằng các hiện tượng xuất hiện cách đây mấy ngàn năm, vẫn còn có thể xuất hiện lại, và mọi người đều có thể tìm thấy kinh nghiệm của chúa Giê-su, hay của sự thật mà Đức Phật truyền lại với điều kiện là phải theo một đường lối tu tập thích ứng.

Mỗi một môn khoa học đều có một lối nghiên cứu riêng. Muốn hiểu về vi trùng, nhà bác học phải chuyên học về vi trùng, vì vậy nên không thể hiểu hết những cái gì có thể xảy ra cho môn hóa học hay thiên văn học. Chúng ta đi vào phần chuyên môn, và ai muốn hiểu bộ môn nào thì phải dùng phương pháp, nghiên cứu của bộ môn đó. Điều này cũng áp dụng cho YOGA, vậy muốn tìm hiểu Yoga phải nghiên cứu Yoga và tập Yoga. Nếu chúng ta tập đúng đường lối mà không có kết quả, lúc đó ta mới có quyền bảo Yoga là chuyện không có thực.

YOGA dùng sự "tập trung tư tưởng" hướng vào nội tâm để tìm hiểu những điều bí ẩn còn đang ẩn dấu trong người, những bí ẩn ấy rất vi tế nên không thể dùng máy móc đo lường được. Tuy nhiên Swami Vivekananda đã xác nhận rằng: "Có thể trong một vài tháng tập YOGA, người ta có thể đọc được tư tưởng của người khác.

Để kết luận, Yoga là một môn khoa học hướng về nội tâm, hướng về tôn giáo, để làm sống lại những kinh nghiệm của các đấng khai sinh ra đạo. Chỉ khi nào người ta có những kinh nghiệm ấy hay là những tâm linh ấy, người ta mới thực sự tin theo đạo, thực tin rằng các tôn giáo đều là những phương tiện, những con đường, cùng đưa đến mục đích là CHÂN, THIỆN, MỸ và không còn xung đột lẫn nhau. Đến khi đó con người mới yêu nhau thực sự, và khi đó người ta mới không còn cho tôn giáo là mê tín dị đoan.

Monday, December 27, 2010

YOGA... QUYỀN NĂNG VÀ PHÉP LẠ

Khi nói đến phép lạ, chắc có nhiều người tỏ ra nghi ngờ và cho rằng các phép tàng hình, bay lượn trên không trung, hô phong hoán vũ, chỉ đá hóa vàng...chỉ là những chuyện bịa đặt của một số nhà văn giàu tưởng tượng. Nhưng người tập Yoga có lẽ không đồng ý, vì họ quan niệm rằng con người vốn sẵn có quyền năng vô biên, mà tập Yoga là khơi dậy nguồn quyền năng vô biên sẵn có này.

Mặc dù sau khi tập Yoga sẽ có phép lạ, mục đích của Yoga không phải là tìm phép lạ, mà là giải thoát con người khỏi vòng sinh tử, luân hồi. Các phép lạ nhiều khi lại là một trở ngại cho người tập Yoga. Nếu họ chưa thoát khỏi bản ngã thích được người ta tôn sùng hoặc kính trọng, thì phép lạ sẽ là những cám dỗ đưa họ đến các cuộc trình diễn và phô trương để tạo ra thanh danh hoặc danh tiếng... rồi từ đó có nhiều người trọng dụng, có tiếng tăm, nhiều tiền bạc...và nó sẽ đưa đến sa ngã cũng không xa lắm. Vì việc mãi mê chạy theo danh vọng sẽ làm mất nhiều thời giờ đáng lẽ dành vào việc tu thân. Vì vậy khi tập Yoga mà có những kinh nghiệm lạ thì nên coi chừng để tránh sa ngã.

Khi tập Yoga đến độ làm chủ được các giác quan, hơi thở và ý nghĩ, thì tự nhiên sẽ có phép lạ. Nhưng lòng ham muốn có phép lạ cũng giống như ngọn đèn treo trước gió. Ngọn đèn sáng nhờ tập Yoga mà có, có thể bị gió thổi tắt, làm cho người tập Yoga dễ sa ngã vào vực thẳm của sự ngu tối, và không thể đứng dậy để đi tiếp được nữa. Vậy nếu có phép lạ, người tập Yoga không nên dùng các phép ấy vào những mục đích ích kỷ hoặc làm giàu, tạo thanh danh, tạo thêm sự tín nhiệm để được tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, cũng cố địa vị. Cần cảnh giác, đừng để các phép lạ đó cám dỗ.

Các phép lạ thực ra chẳng có gì lạ cả, nó vẫn có trong mỗi con người chúng ta. Nó trở nên lạ là vì con người ta chạy theo văn minh vật chất, bị tiền bạc lôi cuốn, cám dỗ, nên chỉ biết có tiền mà không biết đến bản chất quý giá sẳn có ở trong mỗi con người.

Chúng ta hiện nay đứng trước hai ngã đường: Một bên là vật chất, với những danh vọng, tiền bạc, địa vị, uy quyền và hậu quả là sự tranh giành đấu đá lẫn nhau. Một bên là tinh thần với danh dự, liêm sỉ, hy sinh... và kết quả dĩ nhiên của nó là hạnh phúc lâu dài chung cho nhân loại. Con người sẽ tiến theo ngã nào, tùy thuộc vào vấn đề văn minh mà người ta ưa chuộng. VĂN MINH KHOA HỌC HAY VĂN MINH TÔN GIÁO?
Về vấn đề tâm linh, người châu Á chúng ta thường tự phụ có một đời sống tình cảm dồi dào, và tinh thần sâu sắc... nhưng tiếc thay chúng ta chưa khai thác đúng mức đời sống tinh thần ấy. Ước mong rằng văn minh tôn giáo tiến triển kịp thời với đà tiến triển của văn minh khoa học, và con người không còn tranh giành, giết chóc lẫn nhau vì những tham vọng, mà hãy đến với nhau như anh em, không phân biệt màu da, quốc gia, sắc tộc, tôn giáo... Thật mong lắm thay...mong lắm thay.

Wednesday, December 22, 2010

THỞ THIỀN

Thở thiền không phải là tập luyện hơi thở. Mà phải là quan sát, là cảm nhận, là biết rõ sự chuyển động phồng lên, xẹp xuống của bụng thông qua hơi thở.

Thở thiền là thở tự nhiên, tức là không quá cố gắng thở mạnh, thở sâu, không cố gắng phình bụng ra thóp bụng lại. Tất cả động tác thở đều diễn ra bình thường theo nhịp điệu tự nhiên của cơ thể.

Quan trọng nhất là phải "QUAN SÁT THEO DÕI SỰ PHỒNG XẸP CỦA BỤNG." Trong lúc quan sát hơi thở, sẽ có lúc TÂM BỊ PHÂN TÁN, CÁC TẠP NIỆM XEN VÀO.  Điều này rất thường xảy ra trong lúc thiền. Đừng theo đuổi bất cứ điều gì xảy ra trong tâm, mà hãy tiếp tục quan sát, cảm nhận, chú ý vào vùng bụng dưới.

QUY TẮC THIỀN

1/ CHÚ TÂM VÀO ĐỀ MỤC
2/ PHÁT HIỆN VỌNG TƯỞNG
3/ DỪNG VỌNG TƯỞNG
4/ QUAY VỀ ĐỀ MỤC

CHÚ TÂM VÀO ĐỀ MỤC

Ta có thể chú tâm bất cứ nơi nào trong cơ thể, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, chú tâm vào VÙNG BỤNG DƯỚI sẽ đem lại hiệu quả nhất. Vì sao đem lại hiệu quả? Bởi vì khi chú tâm vào vùng bụng dưới ta sẽ thu hút tòan bộ tâm trí xuống phía dưới, sẽ giúp cho trí não êm dịu hơn. Không phải vô cớ khi ta nhìn vào các bức tượng PHẬT sẽ thấy hai bàn tay của ngài đặt chồng lên nhau và để ở dưới bụng.

PHÁT HIỆN VỌNG TƯỞNG

Khi vào thiền, trở ngại đầu tiên lớn nhất đó là VỌNG TƯỞNG. Rất nhiều sự việc, ý nghĩ, cảm giác xuất hiện trong tâm như là: chuyện quá khứ, chuyện tương lai, chuyện chưa xảy ra, chuyện mới vừa xảy ra, những hình ảnh, âm thanh v.v... Tất cả những tạp niệm này xuất hiện liên tục khiến cho ta khó ổn định trí não. Khi vọng tưởng nổi dậy, điều ta cần phải làm là PHÁT HIỆN VỌNG TƯỞNG.

DỪNG VỌNG TƯỞNG

Khi phát hiện ra vọng tưởng, ta phải DỪNG LẠI ngay. Nếu không kịp dừng lại nó sẽ dẫn dắt tâm trí ta từ chuyện này sang chuyện khác, khiến cho ta sẽ quên đi chuyện của ta đang làm.

QUAY VỀ ĐỀ MỤC

Khi phát hiện ra những vọng tưởng vừa KHỞI LÊN, ta kịp DỪNG LẠI  và QUAY VỀ đề mục. Việc này thường xuyên xảy ra trong suốt quá trình hành thiền.

HIỆN TƯỢNG THƯỜNG XẢY RA TRONG LÚC HÀNH THIỀN.

HÔN TRẦM: Hiện tượng buồn ngủ trong lúc ngồi thiền, nó làm cho ta có những giác niệm rời rạc, yếu ớt. Và từ đó đưa đến sự ngủ gục mà ta không biết. Nếu việc này thường xảy ra trong lúc ngồi thiền, tôi chia sẻ với các bạn một phương pháp THỞ sau đây. Trước khi vào thiền, bạn hít vào đầy bụng...ngưng thở... thở ra...[ 3 thời dương] từ 10 đến 20 hơi thở. Bài thở này sẽ tác động rất sâu vào hệ GIAO CẢM, giúp cho ta hưng phấn hơn và loại trừ cảm giác trì trệ trong lúc ngồi thiền.

THẤY NHỮNG CẢNH GIỚI: Thấy mình gặp gỡ tiếp xúc thần, thánh, tiên, phật, bồ tát v.v... Thấy những cảnh vật lạ lùng, huyền bí, nghe giảng đạo v.v... thấy nhiều loại ánh sáng đủ màu sắc xuất hiện chung quanh thân hoặc ở giữa 2 đầu chân mày...Nghe đủ loại âm thanh như là tiếng gió, tiếng ve kêu, tiếng nước chảy, tiếng sáo, tiếng sấm rền, tiếng nhạc v.v...Người tập thiền cần phải nhận ra rằng. Mọi sự trên thế gian như thiên đường, địa ngục, thần, thánh, tiên, phật, ánh sáng, âm thanh v.v... đều "KHÔNG CÓ THẬT", đó là những ảo tưởng do tâm tạo ra. Chúng xuất phát từ tâm và cũng tan biến vào tâm. Ngồi thiền mà cứ say mê những ảo cảnh như thế dần dần sẽ trở thành người bất thường, và tẩu hỏa, nhập ma là điều khó tránh khỏi.

MONG CẦU: Đừng kỳ vọng hay mơ ước điều gì. Đừng mong cầu được chứng đắc hay đạt được những gì thật kỳ diệu hoặc lạ lùng. Mong cầu là một hình thức vi tế của ham muốn và dính mắc, đó là những chướng ngại rất lớn trên đường tu tập. Điều nầy ta cần phải loại trừ ngay lúc vừa khởi phát trong tâm.

LỢI ÍCH THỞ THIỀN.

1/ GIẢI TỎA CĂNG THẲNG, MỆT MỎI.
2/ KIỂM SOÁT CẢM XÚC.
3/ DỄ DÀNG TẬP TRUNG.
4/ CÓ KHẢ NĂNG TẠO RA Ý NGHĨ , Ý TƯỞNG MỚI.

Monday, December 13, 2010

CHÂN DUNG MỘT ĐẠO SƯ ĐẮC ĐẠO

Đối với những ai mới bắt đầu học yoga, thiền, năng lượng, cảm xạ, khí công, nhân điện, v.v... và rất nhiều phương pháp khác, họ thường không thể nào phân biệt được một đạo sư đắc đạo hay chưa đắc đạo. Khi được học với người đắc đạo thì sự thành công là điều dễ hiểu. Còn nếu gặp phải người chưa đắc đạo hướng dẫn, có khi cả thầy và trò đều rơi xuống vực sâu, bởi vì ngay cả chính thầy cũng còn đang mày mò [đi mà chưa đến]. Dạng thầy như vậy rất nhiều. Vậy thì CÓ TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THẦY ĐẮC ĐẠO HOẶC CHƯA ĐẮC ĐẠO?

NGƯỜI CHƯA ĐẮC ĐẠO LÀ NGƯỜI CÒN TRONG VÒNG "TRANH CHẤP NHỊ NGUYÊN," CÒN KẸT TRONG SO SÁNH, ĐỐI ĐÃI. Khi bạn nghe một vị thầy nào đó nói rằng phương pháp của mình rất hay, hoặc tôn giáo của mình rất hay, thường chê bai phương pháp của người khác hoặc tôn giáo của người khác, thì phải hiểu ngay là người này chưa đắc đạo.

Thí dụ, họ nói "thiền của mình là chính pháp," còn thiền của các phương pháp khác hay tôn giáo khác là tà pháp, tà ma, ngoại đạo. Ngay ý này đã nói lên sự chê bai, khinh rẻ... Người này không xứng đáng làm thầy để cho ta theo học, dù đang được nhiều người kính trọng.

Nguời chưa đắc đạo là người rất sợ học trò hoặc tín đồ của mình theo phương pháp khác hay tôn giáo khác. Họ không dám khuyến khích học trò của mình tìm hiểu thêm những cái hay của người khác mà ngược lại họ khuyến khích đệ tử phát triển ra nhiều thêm phương pháp của mình.

Người này chưa hiểu câu "VẠN SỰ TÙY DUYÊN."

Ngày nay có rất nhiều thầy, có nhiều môn phái hoặc có nhiều phương pháp thiền. Phần đông còn đang ở dạng tu luyện chứ chưa có đắc quả vị của Phật, họ chỉ dừng lại ở mức độ phát triển trí tuệ hoặc văn tuệ mà đã vội ra thuyết pháp, thu phục những tín đồ, thay vì hãy dành thời gian cho việc tu tập có lẽ hay hơn, dạng thầy như vậy hiện nay rất nhiều. Đời người quá ngắn ngủi, sao họ không dành thời gian tu luyện ở một kiếp này để đắc quả, nếu chờ qua kiếp sau nữa để tiếp tục tu luyện thì không biết là có được không? Hay là mãi mê trôi theo dòng sanh tử, luân hồi.

Đem câu chuyện trên, trao đổi với một vài người, thì họ lại nói rằng" nếu không thuyết pháp, thì ai là người hướng dẫn phật pháp cho chúng sinh". Chuyện đó anh khỏi phải lo cho con bò trắng răng. Anh không thuyết pháp thì vẫn có người khác thay cho anh, còn riêng anh, hãy lo tu tập để có kết quả ngay ở một kiếp này. Ngày xưa đức Phật đã giác ngộ rồi sau đó mới đi thuyết pháp, ngày nay tu thiền mới sáng sáng một chút là đã đi thuyết pháp rồi.

Thursday, December 9, 2010

KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH TẬP PRANAYAMA

Tôi là người đã tập PRANAYAMA hơn 35 năm. Trong đó, mỗi ngày tôi tập 8 tiếng với thời gian hơn 20 năm. Hiện nay mỗi buổi sáng tôi tập 2 tiếng [từ 5-7h]. Trong lúc tập xuất hiện rất nhiều động tác giống như YOGA, có những động tác rất lạ mà theo tôi là không bao giờ có ở sách vở, hay là ở ông thầy nào. Thông qua tập PRANAYAMA, tôi khẳng định rằng: KHÔNG PHẢI NGÀY XƯA CÁC YOGI MÔ PHỎNG THEO LOÀI VẬT ĐỂ PHÁT MINH RA CÁC ASANA, MÀ LÀ CHÍNH SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA NĂNG LƯỢNG LÀM PHÁT SINH RA ĐỘNG TÁC

Có những động tác giữ yên bất động rất lâu [khoảng 10 phút] và xuất hiện những loại hô hấp rất kỳ lạ mà tôi rất khó diễn tả. Theo cái biết của tôi những loại động tác nầy có khả năng trị từng loại bệnh. Và tôi cũng đã ứng dụng trên nhiều bệnh nhân rất có kết quả. Như người bị bệnh về THẬN thì nên tập động tác EM BÉ.Tư thế đó như sau: Ngồi quỳ, mong trên gót, hai bàn chân duỗi thẳng. Lưng cúi xuống, hai bàn tay hợp lại chạm xuống đất, 5 ngón tay chạm vào nhau. Hai ngón cái chạm vào huyệt toản trúc [ nằm ở đầu của hai lông mày ]. Hai chỏ mở rộng và chạm xuống đất. Khi tư thế đã hoàn chỉnh, hãy thực hiện bài tập thở sau đây. Đây là bài tập THỞ 3 THỜI DƯƠNG [ hít vào, ngưng thở, thở ra ]. BẮT ĐẦU BẰNG HƠI THỞ RA. Sau khi thở ra là từ... từ... HÍT VÀO [khi hít vào cảm nhận vừa đủ căng ở hai bên quả thận là được]. Sau đó là NGƯNG THỞ [ không ngưng quá lâu]. Sau đó là THỞ RA. Cứ lần lượt như vậy mà tập thở cho đến khi nào cảm nhận không thể tập nữa thì nằm nghĩ thư giãn.Chúc các bạn thành công trong phương pháp nầy.

Wednesday, December 8, 2010

TỔNG HỢP CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ CẢM NHẬN KHI TẬP THIỀN NĂNG LƯỢNG [PRANAYAMA]

SỰ BIỂU THỊ CẢM GIÁC SINH LÝ.

Khi cảm nhận được dòng năng lượng, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều cảm giác khác nhau. Dù cùng là một người, mỗi lúc cũng có thể xuất hiện những phản ứng khác nhau. Có những người cảm nhận được rõ rệt, có những người tương đối rõ rệt. Lại có người có sự phản ứng toàn thân, có người chỉ phản ứng ở một tạng phủ nào đó, cũng có người phản ứng ở khắp các tạng phủ và tứ chi, và có người chỉ phản ứng cục bộ v.v...

Cảm giác có tính đặc trưng và tính chất phản ứng của sinh lý, chính là ở chỗ KHÔNG GIỐNG NHAU. Trong cảm giác lạnh, có những lúc ta có cảm giác lạnh như băng giá, lạnh như gió bấc lạnh từ bao tử, lạnh nhè nhẹ như có mưa bụi bay quanh mình, lạnh đánh bò cạp, lạnh thấu xương v.v...Trong cảm giác nóng, có những lúc ta có cảm giác nóng oi bức, nóng hừng hực, nóng gió của sa mạc, nóng rang khắp châu thân v.v...

Trong cảm giác của sự chấn động, cũng có lúc ta kêu lên ối cha, giật nẩy mình, tim đập thình thịch, run bần bật v.v...Lại có trường hợp ở vùng tim cảm thấy nóng, hoặc thấy lạnh, có cảm giác như sợ hãi, nặng ngực, hơi thở dồn dập, cảm giác bị đè nén, cảm giác nặng nề, cảm giác như bị trói buộc v.v...Cũng có người thấy như đang trôi bồng bềnh, đang bay lên không trung, đang lạc vào tiên cảnh, như thân mình không còn nữa v.v...Những cảm giác đó rất rõ rệt, nó biểu hiện khi cơ thể con người đã tiến vào trạng thái bị kích động sẽ làm cho khí lực sung mãn.

PHẢN ỨNG QUA HÀNH VI CỦA CƠ THỂ

Cơ thể con người khi cảm nhận dòng năng lượng, thì có những chuyển động "TỰ PHÁT" không dự tính trước. Những sự chuyển động nầy có khi là nhẹ nhàng, êm dịu, có khi là những cơn co giật rung chuyển, có khi như múa hát ngũ cầm, có khi xuất hiện những động tác giống như THÁI CỰC QUYỀN. Nhảy, múa, đi những đường quyền võ thuật. Cơ thể có khi tự động được đưa vào tư thế HATHA YOGA và giữ ở tư thế nầy rất lâu. Cũng có lúc xuất hiện những động tác giống như DỊCH CÂN KINH [còn gọi là PHẤT THỦ LIỆU PHÁP]. Đôi lúc cũng có sự co giật từng chập, run rẩy, những động tác quay tròn, nghiêng ngả, ngồi xếp bằng chắp hai bàn tay trước ngực v.v...Những biểu hiện tổng hợp đó, đã ngầm cho ta biết là trong cơ thể con người có một hệ thống đặc biệt rất năng động, to lớn, đang tiềm tàng những bí ẩn còn chưa khám phá.

NHỮNG KIỂU HÔ HẤP KHÁC THƯỜNG

Khi năng lượng chuyển động sẽ xuất hiện nhiều kiểu thở khác nhau. Như là thở nhanh, thở chậm, thở kéo dài kết hợp với phình bụng hoặc thóp bụng, hoặc là ngưng thở. Thở phát ra âm thanh, thở há to miệng kết hợp với thè lưỡi và mở to đôi mắt. Có những kiểu thở bịt vào lỗ mũi luân phiên giống như các yogis thường tập mà sách vỡ nói là PRANAYAMA. Thực ra thì nhiều người đã hiểu sai, và dịch sai từ PRANAYAMA. Chữ PRANA có nghĩa là năng lượng. Còn chữ YAMA có nghĩa là kiểm soát. Góp hai từ nầy với nhau thành chữ PRANAYAMA có nghĩa là KIỂM SOÁT NĂNG LƯỢNG. Như vậy PRANAYAMA là kiểm sóat năng lượng chứ không phải là tập thở như mọi người thường nghĩ. Từ nhận xét nầy ta biết rằng không cần phải học các kiểu hô hấp đặc biệt nào cả, mà tự thân khi năng lượng chuyển hóa nó sẽ ĐIỀU KHIỂN HƠI THỞ MỘT CÁCH TỰ ĐỘNG.

NHỮNG CẢM XÚC BẤT THƯỜNG

Trong lúc cơ thể đang tràn ngập năng lượng, sẽ xuất hiện những phản ứng tâm lý rõ rệt như là khóc òa lên thật to, hoặc bật cười ha hả. Có thể xuất hiện các cảm xúc như là sợ hãi, lo lắng, bi ai, buồn khổ, vui sướng v.v...Vào những giai đoạn đầu, có thể có những cảm xúc như vậy, nhưng dần dần sau đó ở những giai đoạn sau cảm xúc nó sẽ bình lặng hơn.Ta cảm nhận như có sự ngọt ngào ở tim, tâm trạng phóng khoáng, tình cảm ổn định, tư duy nhạy bén, ngôn ngữ lưu loát, sự chú ý tập trung dễ dàng, trí nhớ tốt, tâm lý ổn định, cảm giác vui vẽ v.v...

CẢM GIÁC ĐAU

Khi cơ thể con người cảm nhận được dòng năng lượng, sẽ có những cảm giác như đau ở đầu, ở mắt, cột sống lưng và rất nhiều vùng khác của cơ thể. Nó xuất hiện những cơn đau rất bất ngờ, và hết đau cũng thật nhanh chóng. Có khi cơn đau đó do ta cố tình làm ngăn trở dòng năng lượng [khi dòng năng lượng đang chuyển động tự nhiên, ta lại dụng ý điều khiển dòng năng lượng theo ý của mình, hoặc dừng lại đột ngột] và cũng có khi cơn đau đó xảy ra khi dòng năng lượng đi qua vùng bệnh hay các huyệt đạo đang bị bế tắc.

PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CON NGƯỜI BẰNG ÂM THANH"AUM"

MANTRA hay mật chú là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết mang năng lượng. Âm thanh là một dạng năng lượng gồm những rung động hoặc những làn sóng có khả năng trị bệnh và giúp cho ta hòa nhập vào sự rung động vi diệu tự nhiên của vũ trụ. Những MANTRA như âm "AUM" chẳng hạn, tạo ra những rung động và giúp hướng năng lượng tích cực vào trong tâm thức của ta, chính vì thế mà việc phát âm ĐÚNG MANTRA LÀ ĐIỀU HẾT SỨC QUAN TRỌNG.

Trong âm nhạc có 7 nốt và 3 cao độ: Âm trầm, âm trung, âm cao.

Âm trầm gồm có: mì, fà, sòl, là, sì, đồ, rề.

Âm trung gồm có: mi, fa, sol, la, si, đô, rê.

Âm cao gổm có: mí, fá, sól, lá, sí, đố, rế.

Khi phát âm "AUM" phải đúng với nốt nhạc nào? Âm trầm, âm trung, hay âm cao? Để biến âm thanh thành chìa khóa mở vào cánh cửa tâm thức. Đây là điều bí mật mà các đạo sư điều nhấn mạnh, là khi PHÁT ÂM PHẢI ĐÚNG MANTRA, được như vậy mới có hiệu quả. Và ngay cả các câu niệm chú, niệm phật cũng không ngoại lệ [ĐÂY LÀ CHỔ TÔI ĐÃ CHỨNG NGHIỆM ĐƯỢC].

Trong tất cả các MANTRA, âm AUM là quan trọng nhất, vì AUM là MANTRA nguyên thủy, là nguồn gốc của mọi âm thanh, từ ngữ và các câu thần chú. NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ HÌNH DUNG ĐƯỢC, KHÔNG THỂ ĐÁP ĐƯỢC THÌ ÂM "AUM"GIÚP CHO TA KHAI MỞ. Sự phát âm chú ngữ AUM trong một thời gian dài, sẽ cộng hưởng trong tâm ta và đến một lúc nào đó ta không cần phát âm, mà âm thanh đó sẽ tự động vang lên trong đầu và chỉ có mình ta nghe được. Và nói theo lời của đạo sư RINPOCHE, kỹ thuật phát âm AUM có 2 lợi ích.

Thứ nhất: Giúp ta tập trung tâm trí và đánh thức nội tâm.

Thứ hai: Những rung động của AUM cộng dồn lại vang dội trong tâm sẽ tác động đến những trung tâm vi diệu của cơ thể.

ÂM AUM TRONG GIAO TIẾP.
Âm AUM là khởi nguồn của mọi suy nghĩ và ý tưởng. Âm AUM thường sử dụng trong lúc trao đổi thông tin, hoặc để trả lời trước câu hỏi khó. Thông thường trong lúc nói chuyện khỏang 50 đến 100 từ, thì âm AUM xuất hiện, và âm nầy sau khi xuất hiện một cách vô thức thì sự hoạt động của não bộ có vẽ linh hoạt hơn. Đây là sự minh chứng rằng âm AUM là nguồn năng lượng tiếp sức cho trí não phát triển.

DẨN CHỨNG MỘT VÀI THÍ DỤ
Những game show như là chung sức, ai là triệu phú. Khi người dẫn chương trình đặt ra câu hỏi, thì người trả lời thường hay nói âm ơ...âm ờ...hoặc âm um... âm ùm... trước khi trả lời câu hỏi.

Những buổi nói chuyện như là diễn đàn, thảo luận, thuyết trình... rất thường hay xuất hiện những âm nầy. Theo sự nghiên cứu và theo dõi của tôi, tôi thường thấy những người làm chính trị, giáo dục, khoa học thường sử dụng âm ơ... hoặc âm ờ... trong giao tiếp. Những người làm nghệ thuật thường sử dụng âm um... hay âm ùm... trong giao tiếp. Cũng cần nói rõ thêm đây là một dạng âm mà tất cả loài người trên trái đất nầy đều sử dụng khi giao tiếp.

ÂM THANH CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Theo tiến sĩ sinh học VALERI ILICHEV và ONGA SILAEVA. Âm thanh của rừng tốt hơn bất kỳ một loại thuốc nào và có tác dụng làm giảm áp lực máu của những người cao huyết áp.
-Nốt FA có tác dụng chữa bệnh đường ruột và dạ dày.
-Nốt ĐÔ có tác dụng chữa các chứng rối loạn thần kinh.
-Kết hợp các nốt nhạc SI, SOL, ĐÔ có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh nhân có khối u.

Theo nhận xét của giáo sư LIUĐMILA BOLOTOVA viện hàn lâm khoa học NGA: Phương pháp chữa bệnh bằng âm thanh có khả năng phát triển rất lớn trong thời gian tới [tôi đồng ý với quan điểm nầy]. Và mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nghe nhạc MOZART có tác dụng chữa bệnh giảm STRESS, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, suy giảm trí nhớ v.v... Khi viết đến đây, tôi bỗng có một ý nghĩ rằng: RẤT MUỐN HỢP TÁC VỚI NHẠC SĨ "TÂM LINH" NÀO Ở TRONG NƯỚC HOĂC NƯỚC NGOÀI CÓ KHẢ NĂNG PHỐI ÂM, PHỐI KHÍ THẬT TỐT. HIỆN NAY KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA TÔI LÀ PHÁT RA ĐƯỢC NHỬNG DẠNG ÂM THANH ĐỂ TRỊ NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU.

CHÂN NGÔN [CHÚ NGỮ].
OM MANI PADME HUM.

OM MANI PADME HUM là một câu chân ngôn tiếng PHẠN, được xem là câu chú cầu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Còn được mệnh danh là LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN. Theo phiên âm tiếng hán- việt. Câu nầy được đọc là ÚM MA NI BÁT NI HỒNG hay ÁN MA NI BÁT MÊ HỒNG và khi viết tới đây, tôi chợt nhớ đến câu chú NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, và vấn đề được đặt ra là...
-Câu chú nầy [nam mô a di đà phật] có phải là câu chân ngôn hoặc chủ ngữ?
-Câu chú nầy có phải là tên của một vị PHẬT A DI ĐÀ, nói theo cách lý giải của phật giáo.
-Có sự tương quan nào giữa câu chú OM MA NI PADME HUM và NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Thông thường người ta không giải thích câu thần chú, bởi vì thần chú quan trọng nơi "ÂM THANH" chứ không phải nơi ý nghĩa. Khi dịch ra ngôn ngữ khác thì thần chú không còn tác dụng nữa. Trong kinh UPANISHADS có nói rằng: Thần chú có những âm thanh riêng biệt và có tác dụng bí ẩn tùy theo cách trình bày của người phát âm [tôi rất đồng ý với quan điểm trên].

PHƯƠNG PHÁP TẬP ÂM THANH "AUM" GỒM 9 BƯỚC
Đây là bài tập nằm trong giáo trình tập luyệnYOGA mà tôi đã từng hướng dẫn như: -

-ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

-CÂU LẠC BỘ ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG CON NGƯỜI TP HỒ CHÍ MINH

-KHU BIỆT THỰ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐƯỜNG TRẦN NÃO QUẬN 2.

-Lợi ích bài tập: Tác động vào hệ thống thần kinh trung ương, nhằm khám phá khả năng đặc biệt của con người.

Tư thế chuẩn bị: Ngồi bán già hoặc kiết già. Đầu, cổ và lưng thẳng. Hai bàn tay mở ngửa để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau.

-BƯỚC 1: Tập trung vào giữa ngực, luân xa 4 [ANAHATA].
Phát âm "A". Tập 5 lần...

Lợi ích: Phát triển tình thương và lòng từ bi. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, tuần hòan, ung thư phổi.

-BƯỚC 2: Tập trung vào giữa cổ, luân xa 5 [VISHUDDHA}.
Phát âm "Ô". Tập 5 lần...

Lợi ích: Đây là khu vực liên quan đến hô hấp, âm thanh, tiếng nói. Tác động vào luân xa nầy thường xuyên, sẽ có được giọng nói dễ nghe, âm thanh dễ đi vào lòng người và được nhiều người mến mộ [NHỮNG NGƯỜI PHÁT THANH VIÊN, NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH, DIỄN GIẢ. MUỐN CÓ TIẾNG NÓI TỐT, ÂM THANH DỄ ĐI VÀO TIM MỌI NGƯỜI, NÊN CHÚ Ý VÀO LUÂN XA NẦY]. Phòng ngừa các bệnh hen suyễn, ho, đau nhức bả vai, lồng ngực, dị ứng thời tiết, cảm cúm.

- BƯỚC 3: Tập trung vào giửa 2 đầu chân mày, luân xa 6 [AJNA].
Phát âm "OM". Tập 5 lần...

Lợi ích: Tạo ra sự tập trung cao. Tạo ra ý tưởng mới. Làm gia tăng cường độ của những ý nghĩ đi sau nó [ NHỮNG NGƯỚI CẦN CÓ Ý NGHĨ MỚI HOẶC Ý TƯỞNG MỚI NÊN CHÚ Ý VÀO LUÂN XA NẦY]. Ngăn ngừa bệnh nhức đầu, viêm mũi, tê liệt thần kinh mặt, rối loạn thần kinh do thiếu hormon.

- BƯỚC 4: Tập trung vào giửa ngực phát âm "A", chuyển ý từ từ lên đến giữa cổ phát âm "Ô", tiếp tục chuyển ý từ từ đến giữa chân mày phát âm "OM". Tập 5 lần...
Bài tập nầy rất diệu kỳ trên lĩnh vực tâm linh, sẽ phát ra những tiếng nói lạ, còn được gọi là tiếng PHẠN hay tiếng nói của các CHƯ THIÊN. Tiếng nói nầy sẽ giải mã những bí ẩn mà trước nay mình chưa biết, hoặc chưa thông. Tôi thường sử dụng tiếng nói nầy để trao đổi thông tin với nhà ngoại cảm ĐÒAN VIỆT TIẾN. Ở lớp học câu lạc bộ ứng dụng tiềm năng con người thành phố HỒ CHÍ MINH do tôi hướng dẫn, có một học viên tên là CHÂU[nữ] chỉ sau 3 buổi học phát âm , kết hợp với thiền năng lượng, cô CHÂU đã nói được tiếng PHẠN, tuy rằng hiện bây giờ cô chưa hiểu ý nghĩa tiếng nói đó, nhưng tôi tin rằng sau một thời gian dài tập luyện siêng năng, cô sẽ tiến rất xa trên lĩnh vực tâm linh.

- BƯỚC 5:Hai ngón trỏ bịt vào 2 lỗ tai [bịt nhẹ thôi]. Hàm răng không chạm vào nhau.
Tập trung vào giữa 2 chân mày, luân xa 6 [AJNA]
Phát âm "OM". Tập 5 lần...

- BƯỚC 6: Hai ngón trỏ bịt vào 2 lỗ tai [bịt nhẹ thôi]. Hàm răng không chạm vào nhau.
Phát âm "OM" và đưa càm qua trái, phải. Tập 5 lần...
Chú ý: Khi đưa càm qua trái, phải. HAI HÀM RĂNG KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO NHAU.
Lợi ích: Tạo ra năng lượng vào bán cầu não trái, phải một cách hiệu quả nhất.

- BƯỚC 7: Các ngón tay ấn vào các vị trí sau:
-Ngón trỏ: Bịt vào lỗ tai.
-Ngón giữa: Vùng thái dương.
-Ngón áp út: Đuôi mí mắt.
-Ngón út: Dưới gò má.
-Ngón cái: Đàng sau dái tai.
Phát âm "OM" và điều chỉnh càm vào vị trí cân bằng 2 bên, để lắng nghe âm thanh vào đúng chính giữa đỉnh đầu. Luân xa 7 [SAHASRARA] Tập 5 lần...
Lợi ích: Có tác dụng nâng cao trình độ tâm thức, luôn là biểu tượng quyền năng của con người trong thế giới siêu nhiên.

- Ngăn ngừa bệnh đau đầu, lọan sắc, đau mắt, kinh phong, tê liệt thần kinh, mất trí nhớ...

- BƯỚC 8 Trở về tư thế chuẩn bị: Ngồi bán già hoặc kiết già. Đầu, cổ và lưng thẳng. Hai bàn tay mở ngửa để trên đầu gối, ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau.
Tập trung vào giữa 2 chân mày. Luân xa 6 [AJNA]
Niệm thầm âm "OM" [niệm không ra tiếng].
Thời gian: từ 3 đến 5 phút.

- BƯỚC 9: Ngồi bán già hoặc kiết già. Đầu, cổ và lưng thẳng. Miệng khép, lưỡi để tự nhiên. Hai bàn tay đặt chồng lên nhau, ngón cái chạm nhẹ vào nhau để ở vùng bụng dưới. Luân xa 3 [MANIPURA].

-Cảm nhận phồng xẹp của bụng thông qua hơi thở. Không tạo áp lực vào hơi thở.
Thời gian: Từ 3 đến 5 phút.
Kết thúc buổi tập: MÁTXA mặt.

Tuesday, December 7, 2010

KHÁI NIỆM VỀ TẨU HỎA, NHẬP MA

NHỮNG AI ĐÃ TỪNG TẬP LUYỆN MỘT BỘ MÔN NÀO ĐÓ, HAY LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐÓ ĐỀU CŨNG MỘT VÀI LẦN NGHE ĐẾN TỪ "TẨU HỎA, NHẬP MA". TA HÃY THỬ TÌM HIỂU VỀ TẨU HỎA, NHẬP MA.

Câu hỏi 1: Tẩu hỏa, nhập ma là gì?
Đáp: Tẩu hỏa nhập ma là một dạng tai biến trong quá trình tập luyện một phương pháp nào đó, thí dụ như là tập yoga, thiền, khí công, nhân điện, cảm xạ, năng lượng v.v...

Câu hỏi 2:
Hãy phân biệt hiện tượng tẩu hỏa, nhập ma theo hiểu biết thông thường...
Đáp: Tẩu hỏa là một bệnh lý trong quá trình tập luyện không đúng phương pháp [học qua sách], hoặc là học phải người thầy chưa đủ kinh nghiệm hướng dẫn. Hiện tượng bệnh lý của tẩu hỏa thường thấy như là tức ngực, khó thở, nhức đầu, nóng nảy v.v...hoặc cảm thấy lạnh ở trong người, thường đỗ mồ hôi, ớn lạnh xương sống. Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến điên cuồng. Nhập ma là hiện tượng tâm thần hoang tưởng, cứ nghỉ là mình sẽ làm được việc đó, mà thực tế là không bao giờ làm được, hoặc bị một năng lượng lạ thâm nhập nên không còn là mình nữa và dần dần sẽ trở thành người điên.

Câu hỏi 3:
Để tránh tình trạng tẩu hỏa, nhập ma trong tập luyện, cần phải làm gì?
Đáp: Cần phải tìm được các bậc thầy nhiều kinh nghiệm và chứng đắc để hướng dẫn [nếu đủ duyên] kế đến là tham khảo, nghiên cứu thêm sách vỡ và cuối cùng hãy thường xuyên liên lạc với các bạn đồng môn.

Câu hỏi 4: Nếu phát hiện tẩu hỏa, nhập ma...Ta phải làm gì?
Đáp: Phải ngưng ngay việc tập luyện và tìm đến người thầy dạy của mình để trị bệnh [nếu có thầy]. Người thầy phải có trách nhiệm những gì mình hướng dẫn. Nếu học qua sách vỡ hãy đến các bác sĩ đông y đễ châm cứu, bấm huyệt...

Câu hỏi 5:
Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu tập luyện một phương pháp nào đó, thí dụ như yoga, khí công, thiền, cảm xạ, năng lượng, nhân điện v.v...
Đáp: Hãy tự hỏi bộ môn đó có thực sự giúp ích cho ta trong cuộc sống hiện tại về mặt nào, chẳng hạn SỨC KHỎE, CẢM XÚC, TRÍ TUỆ, GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT...

Người thầy mà mình chọn như thế nào? Đã có nhiều kinh nghiệm chưa? Đã chứng đắc điều gì? Đã đào tạo được những người tài giỏi nào chưa? Có được như vậy ta chọn thầy không lầm để theo tới cùng một phương pháp mà mình đã chọn, và khi đã tin tưởng một vị thầy nào đó rồi thì đừng bao giờ thay đổi.

Câu hỏi 6:
Đâu là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến bộ trong thiền tập?
Đáp: Thiền là một bộ môn chuyên về luyện TÂM. Thiền là một chuyến đi dài, là hành trình cả một đời người. Người tập thiền phải miệt mài khổ luyện. Tập thiền liên lục trong 3 tháng chỉ là "MỚI TẠO CHO MỘT THÓI QUEN MỚI". Ba năm chỉ mới ở ngoài da. Tuy nhiên nếu gặp đúng thầy, hướng dẫn đúng phương pháp, sau 3 tháng tập liên tục sẽ có một số kết quả nhất định như là: Mỗi khi có chuyện gì làm NGHỊCH Ý với mình, thì mình thường hay bực bội, cáu gắt, giận dữ, buồn rầu, lo âu, sợ hãi v.v...[cảm xúc]. Sau một thời gian tập thiền, những cảm xúc tiêu cực đó có giảm dần không? Hoặc là không còn những phản ứng mù quáng như trứơc kia nữa.

Như vậy là sự tập thiền đã có kết quả. Rồi đến những sự kiện THUẬN Ý như là được khen thưởng, được đề cao, hoặc nổi tiếng. Lúc đó cảm giác ta như thế nào? Có thích thú, có dễ chịu, có vui mừng hay không? Nếu ta còn cảm giác này thì ta chưa có sự tiến bộ. "TRƯỚC NHỮNG SỰ KIỆN TRÊN MÀ NỘI TÂM TA VẪN BÌNH AN, KHÔNG LOẠN ĐỘNG". Như vậy là ta có thể tự đánh giá được sự tiến bộ trong thiền rồi.

Sunday, December 5, 2010

THỞ BỤNG 4 THỜI YOGA [THỞ CƠ HOÀNH]

Hít thở là phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người, nhưng không phải ai cũng biết cách thở để phát huy tối đa khả năng của cơ quan hô hấp. Đa số chúng ta thở sai, ta thường thở nông và cạn, nên không làm đầy hai lá phổi. Bác sĩ nói rằng phần nhiều chúng ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích của phổi, một phần lớn phổi của ta chưa được sử dụng và chứa đầy không khí cũ tồn đọng, đó là nguyên nhân phát sinh cảm lạnh và các bệnh hô hấp.

Quá trình trao đổi khí cần một thời gian nhất định, các nhà sinh lý học cho rằng một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng 20 giây cho một lần hít vào, thở ra. Nếu ta thở nhanh quá hoặc cạn quá thì thời gian trao đổi khí quá ngắn, không tận dụng được lượng dưỡng khí ở trong máu đưa vào tế bào, cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể.

Trong tất cả các họat động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tùy ý. Động tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành, một cơ chắn ngang giữa ngực và bụng. Mặt trên tiếp giáp tim và phổi, mặt dưới với gan và khoang bụng. Khi chúng ta hô hấp,cơ này cử động lên xuống, đồng thời dồn ép hoặc kéo giãn các cơ quan nội tạng.

Theo cách thông thường, người ta thường hay thở cạn, nhanh và không có sử dụng cơ này. Chỉ có cách thở bụng mới tận dụng được nó, theo cách thở nầy khi ta hít vào thật chậm, sâu thì không khí đi vào phần dưới đáy phổi, cơ hoành đẩy xuống làm cho thận, gan, dạ dày bị ép liên tục. Khi thở ra nó lại co lên kéo giãn các tạng phủ. Như vậy toàn bộ các cơ quan trong người được mátxa liên tục. Nói theo lời của B/S Đỗ hồng Ngọc thì sự hô hấp sâu sẽ tác động trên từng tế bào của cơ thể chứ không phải chỉ là ở hai lá phổi. Phổi thực chất là một cái bơm, bơm khí vào ra "phình xẹp" vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần phải biết một chút về cơ chế của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh [cylindre], còn pít-tông [piston] chính là cơ hoành, một cơ trơn nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống [như cái bể lò rèn] thì không khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành hoạt động càng mạnh thì trái tim càng khỏe, có người ví von rằng cơ hoành là "TRÁI TIM THỨ HAI", là một thành phần tưởng không giữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể, ấy vậy mà lại có thể trở thành đòn bẩy cho trái tim khỏe mạnh. Và nói theo lời của các đạo sư Yoga " KHÔNG PHẢI SỰ HÔ HẤP SINH RA VẬN ĐỘNG CỦA PHỔI, MÀ NGƯỢC LẠI CHÍNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA PHỔI VÀ CƠ HOÀNH MỚI TẠO RA SỰ HÔ HẤP". Điều này ta có thể chứng minh bằng cách là "dùng hai ngón tay bóp vào hai lỗ mũi một người đang ngủ" ta sẽ thấy phần ngực và cơ hoành chuyển động rất mạnh.

Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Program for Reversing Heart Disease" (Chương trình phục hồi bệnh tim) hướng dẫn cách thở bụng rất đơn giản, dễ làm. Đặt một bàn tay lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống là được.

Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy Thiền, Yoga, Khí công... để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy phương pháp thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra v.v... căn bản cũng không ngoài cách... thở bụng. Phương pháp thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa... mà còn làm cho tâm được an lạc, giảm stress trong cuộc sống hiện tại.

PHƯƠNG PHÁP TẬP THỞ BỤNG 4 THỜI YOGA: THỞ VÀO, NGƯNG THỞ, THỞ RA, NGƯNG THỞ. BẮT ĐẦU BẰNG THỞ RA. Việc thở bụng phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: CHẬM , ÊM, DÀI, SÂU. Cách thở nầy không những tăng cường nội lực mà còn giúp điều hòa các rối lọan tạng phủ.

THỜI 1: THỞ VÀO từ từ phình bụng ra, cơ hoành hạ xuống, có tác dụng đẩy các tạng phủ xuống thấp, làm áp lực ổ bụng tăng lên, máu ở bụng được đẩy về tim dễ dàng. Dạ dày, gan thận được mátxa liên tục. Khi thở vào SÂU, sẽ giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật. Thở vào SÂU, sẽ làm cho lượng bọt khí NITRIC OXIDE li ti xuất hiện nhiều trong máu, chất nầy tác động lên đầu các nơron thần kinh, làm tăng trao đổi điện hóa giữa các dây thần kinh, tăng chất DOPAMINE và ENDORPHIN trong máu.

THỜI 2: NGƯNG THỞ có tác dụng giữ lượng không khí trong phế nang một thời gian để tăng sự khuếch tán oxy vào máu, máu sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. THỞ VÀO, NGƯNG THỞ [thời dương] thường áp dụng cho những người trì trệ, kém năng động, hay buồn rầu, chán nản...

THỜI 3: THỞ RA bụng từ từ xẹp xuống, đẩy cơ hòanh lên cao hơn, các tạng phủ dồn lên,
các khoang liên sườn thu hẹp lại, thể tích lồng ngực giảm tối đa nhằm tống khí độc ô nhiễm CARBON DIOXIDE ra khỏi đáy phổi. Giúp cho tim và phổi họat động tốt hơn. Thở ra nếu có cố gắng thêm một chút, sẽ làm hưng phấn đối giao cảm, giúp tăng tiết INSULIN rất có lợi để chữa bệnh tiểu đường và có thể thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể.

THỜI 4: NGƯNG THỞ tạo ra sự thay đổi ngược lại phản xạ sinh lý bình thường. Ngưng thở còn làm cho lượng CO2 trong máu tăng lên, có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều khiển hít vào sâu hơn. Khi thở ra, ngưng thở kết hợp với nhíu hậu môn sẽ giúp cho lưu thông máu ở vùng tầng sinh môn được dễ dàng, vì vậy sẽ phòng và tránh được bệnh trĩ rất hiệu quả, hổ trợ cho việc hấp thu năng lượng âm và làm dễ dàng cho việc nâng khí nhằm bổ trợ cho thận thủy khí sung mãn. THỞ RA, NGƯNG THỞ [thời âm] thường áp dụng cho những người luôn nóng nảy, căng thẳng hoặc quá hưng phấn.

ÍCH LỢI THỞ 4 THỜI
1/ Cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào, và tăng cường tuần hoàn não.
2/ Tăng cường hệ miễn dịch.
3/ Xoa bóp nội tạng.
4/ Nâng cao hiệu quả trong quá trình hô hấp.
5/ Tác động đến hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết, khiến những hệ thống nầy tạo ra những kháng thể để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và những sinh vật khác trong cơ thể. Giúp cho ta tiêu trừ được một số bệnh kinh niên hay nhất thời.

PHƯƠNG PHÁP THỞ

TƯ THẾ CHUẨN BỊ: Nằm ngửa, hai chân thẳng, thả lỏng tự nhiên, tay trái xuôi theo thân, lòng bàn tay mở ngữa. Bàn tay phải đặt ở vùng bụng dưới. Ngón giữa tay phải đặt ở luân xa 3 [dưới rốn 3 phân]. Miệng khép nhẹ, lưỡi để tự nhiên. THỞ VÀO, THỞ RA BẰNG MŨI.

TRƯỚC KHI VÀO BÀI TẬP THỞ, HÃY TẬP BÀI ỔN ĐỊNH THÂN, TÂM.

NIỆM THẦM : Tôi đang theo dõi hơi thở...Tôi đang theo dõi hơi thở... Niệm liên tục.

TẬP TRUNG : Chú tâm vào vùng bụng dưới. Thời gian từ 3 đến 5 phút.
Bắt đầu bài tập thở bằng thở ra.

THỞ 2 THỜI : Thở vào , thở ra đếm 1...Thở vào, thở ra đếm 2...Thở 10 lần.

THỞ 3 THỜI : Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 1...Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 2...Thở 10 lần.

THỞ 4 THỜI : Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 1...Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 2...Thở 10 lần.

Kết thúc bài tập thở là bài tập THƯ GIÃN từ 3 đến 5 phút.

CHÚ Ý : KHÔNG NÊN THỞ 4 THỜI NGAY TỪ ĐẦU, VÌ THỞ NHƯ THẾ RẤT MỆT MÀ LẠI KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ.