Tuesday, November 30, 2010

TƯ TƯỞNG THIỀN TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

ẤN ĐỘ là một cổ quốc của nền văn hóa thế giới, dân tộc nầy có rất nhiều tư tưởng thần bí, đặc biệt với ý nghĩa tôn giáo trong các tư tưởng thần bí nầy. Nếu mở trang sử tôn giáo Ấn Độ ra xem, chúng ta sẽ thấy toàn bộ hệ thống tôn giáo của nhân loại hầu như có ở trong đó. Hoặc thành kính sùng bái thiên nhiên, hoặc mang tư tưởng sâu sắc, hoặc khổ hạnh nghiêm khắc để tìm cầu giải thoát, hoặc ham thích khoái lạc ở cõi trời v.v... Tất cả đều thuộc tư tưởng mang tính tôn giáo. Trầm tư mặc tưởng là đặc tính của dân tộc nhã lợi an, người ta lúc nào cũng ưa thích trầm tư, tĩnh lự để tìm cầu niềm vui tối thượng. Trong quá trình phát triển, dân tộc nầy đã tiềm tàng một suối nguồn vô tận tư tưởng THIỀN, và đức PHẬT THÍCH CA là một phần của dân tộc nhã lợi an, đương nhiên là ngài cũng hấp thụ được tính chất đặc biệt của dân tộc nầy. Ấn Độ là một đất nước không có thiền tông, vì Ấn Độ vốn không có một tông phái thiền mang tính độc lập, nên không thể thiết lập được một danh từ nào trong lịch sử thiền tông, mà chỉ có thể nói về nguồn gốc của thiền [tức DHYANA] một cách chung chung trong lịch sử PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ, và Ấn Độ đã lấy từ DHYANA làm căn nguyên tư tưởng nầy để phát triển. DHYANA có nghĩa là "dòng chảy của tâm trí vào một đối tượng", hay còn gọi là "chế ngự tâm tại một chỗ".

Trong tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại,theo thời gian ngày càng phát triển,nhiều học phái ra đời và phát huy mạnh mẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là 6 phái chính.

1/ PHÁI THANH LUẬN, khai tổ là tế nhã lợi mật, phái NGHI THỨC.
2/ PHÁI VI ĐÀ LUẬN, khai tổ là ha đà lạp nhã na, phái TINH THẦN.
3/ PHÁI NHÂN MINH LUẬN, khai tổ là túc mục tự cù đàm, phái LÝ LUẬN.
4/ PHÁI THẮNG LUẬN, khai tổ là kiển noa đà, phái THẬT TƯỚNG.
5/ PHÁI SỐ LUẬN, khai tổ là ca tỳ la, phái DUYÊN KHỞI.
6/ PHÁI DU GIÀ LUẬN,[tức YOGA] khai tổ là hatha hà lợi, phái THỰC HÀNH.
Khảo cứu về niên đại ra đời của 6 phái đại triết học nầy thì mỗi phái đều có mỗi thuyết khác nhau, nhưng tư tưởng của chúng đều bắt nguồn từ triết học ưu ba ni sao thổ [UPANISHADS] vì thời đại triết học upanishads rất xem trọng pháp THIỀN QUÁN, nhưng thời đại tư tưởng trung kỳ của triết học upanishads thì thiền na lại bao quát luôn phái DU GIÀ. DU GIÀ có nghĩa là tương ứng, khế hợp, cũng có nghĩa là THIỀN ĐỊNH. Trong 6 phái đại triết học nầy, thì phái DU GIÀ [tứcYOGA] sau nầy được đức PHẬT triển khai. Thiền của đức PHẬT thông qua sự an tọa, tư duy mà ngài hoát nhiên đại ngộ. Nói về căn nguyên của Phật giáo thì đức Phật chứng được tam muội [SAMADHI] cũng nhờ vào thiền na [tức DHYANA].

Monday, November 29, 2010

VẬN DỤNG YOGA TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC

Yoga có nguồn gốc ở Ấn Độ, có lịch sử lâu đời hơn 5000 năm, là một trong 6 trường phái triết lý nỗi tiếng của Ấn Độ. Khởi nguồn của Yoga có 5 loại.
1/ BHAKTI YOGA: Là con đường sùng bái, sùng tín, hay tín ngưỡng.
2/ KARMA YOGA: Là con đường hành động.
3/ JNANA YOGA: Là con đường minh triết.
4/ RAJA YOGA: Là con đường giác ngộ, giải thoát.
5/ HATHA YOGA: Là con đường rèn luyện thể dục để tăng cường sinh lực.

HATHA YOGA phát triển sau cùng, hiện nay được nhiều người trên thế giới tập luyện và xem nó như là môn thề dục để rèn luyện sức khỏe. Theo kết quả tập luyện và nghiên cứu về HATHA YOGA, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ngoài tác dụng nhất định trong việc giữ gìn vóc dáng, làm chậm dần sự lão hóa, giảm sự căng thẳng... Nó còn có tác dụng tạo ra sự khoái cảm và thăng hoa trong đời sống tình dục.

Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và tập luyện. Hôm nay tôi được chia sẻ cùng quý vị một phương pháp MỚI NHẤT, nhằm cải thiện lại khả năng tình dục.

BÀI TẬP NẦY GỒM CÓ 8 ĐỘNG TÁC VÀ THỞ 3 THỜI DƯƠNG [ thở 3 thời dương là hít vào, ngưng thở, thở ra]

CHỐNG CHỈ ĐỊNH: CAO HUYẾT ÁP, TIM MẠCH.

Hơi thở [thần kinh thực vật]: Hít vào, ngưng thở... sẽ làm tăng sự khuyếch tán oxy vào máu, làm giãn nở các mạch máu,máu sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, và lượng bọt khí NITRIC OXIDE li ti xuất hiện nhiều trong máu, chất nầy tác động lên đầu các nơron thần kinh, làm tăng trao đổi điện hóa giữa các dây thần kinh. NITRIC OXIDE là một hóa chất quan trọng có tác dụng rất tốt trong hoạt động làm cương dương[nam và nữ].

Động tác[thần kinh vận động]: Những động tác nầy sẽ làm tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của cơ xương chậu và cơ mu cụt. Loại cơ có hình dáng cái võng nầy đặc biệt có cả nam lẫn nữ và có liên hệ mật thiết đến khả năng tạo ra sự khoái cảm.

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN

Bắt đầu vào bài tập.

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, hai chân thẳng tự nhiên. Hai cánh tay dang ngang, lòng bàn tay mở ngửa. Đầu, cổ và lưng thẳng.

Động tác 1/ Dao động trái, phải...

Thực hành:

Hít vô bụng nở- ngưng thở.

Chuyển động: Nâng 2 chân lên [ gót chân cách mặt đất 2 tấc] giữ yên một chút [để quá trình trao đổi chất được hiệu quả hơn]. Sau đó dao động qua trái, phải.

Thở ra: Từ từ hạ chân xuống về tư thế chuẩn bị, nằm nghĩ và thư giãn. Trong lúc thư giãn, hãy chú ý vào luân xa 2 [bộ phận sinh dục]

Động tác 2/ Dao động lên, xuống.
Động tác 3/ Dao động chéo chân.
Động tác 4/ Dao động co, duỗi.
Động tác 5/ Dao động 2 vòng tròn trong.
Động tác 6/ Dao động 2 vòng tròn ngoài.
Động tác 7/ Dao động ngược kim đồng hồ.
Động tác 8/ Dao động xuôi kim đồng hồ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG LÚC TẬP LUYỆN.

1/ Tập khi bụng đói [không quá đói].
2/ Không quá cố gắng hít đầy bụng và ngưng thở quá lâu.
3/ Không nên tiếp tục tập khi cơ thể còn đang mệt.
4/ Mỗi động tác thực hiện từ 2 đến 5 lần.
5/ Dao động càng chậm càng có hiệu quả.
6/ Trong lúc tập, hãy quan sát và theo dõi mọi sự chuyển động của thân[ thân tâm hợp nhất]
7/ Trong lúc thư giãn, hãy chú ý vào luân xa 2 [sinh dục], Theo đông y thì Ý ĐÂU KHÍ ĐÓ, KHÍ ĐÂU HUYẾT ĐÓ.

NHỮNG THỨC ĂN CÓ LỢI VÀ LÀM TĂNG CƯỜNG SỰ HAM MUỐN TÌNH DỤC
Con tôm,con hàu, dâu tây, cà chua, chocolatte, rượu vang đỏ, chuối chín, cà rốt, gừng...

GHI CHÚ : Bài này được đăng theo yêu cầu của các hội viên. Bài tập nầy đã có dĩa ghi lại hình ảnh đầy đủ các phương pháp tập luyện. Đây là buổi báo cáo đề tài "VẬN DỤNG YOGA TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC" của ông MAI VĂN NHƯ tại số 56/4 Nguyễn Thông Quận 3, TP.HCM.

Sunday, November 28, 2010

NHỮNG CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC BẬC THẦY YOGA

1/ Đâu là tiêu chuẩn nào đề đánh giá thầy dạy Yoga giỏi?
2/ Đâu là tiêu chuẩn, chuẩn mực để kiểm định và đánh giá được sự thành công khi tập Yoga?
3/ Đỉnh cao của Yoga là gì? Và làm cách nào để đạt được điều đó?

Như chúng ta đã biết, nếu muốn xây dựng một căn nhà hoàn chỉnh, để bắt đầu, nền móng phải vững chắc, rồi kế tiếp là cột, kèo. Cuối cùng là lợp mái nhà. Như vậy là căn nhà đã hoàn chỉnh.

CÂU HỎI ĐƯỢC ĐẶT RA LÀ:
-Ta phải bắt đầu bằng động tác nào trước tiên cho hợp lý, và tại sao phải tập động tác đó trước [đây là phần xây nền móng].
-Phần kế tiếp ta phải tập động tác nào, và tại sao phải tập động tác đó [xây dựng phần cột, kèo].
-Phần kết thúc phải tập động tác nào, và tại sao phải tập động tác đó [lợp mái nhà].

Monday, November 22, 2010

ĐỨC PHẬT HỌC ĐẠO VỚI AI?

Ngay từ thuở nhỏ, lúc 7 tuổi ngài đã theo học các đạo sĩ phái BÀ LA MÔN, như ông Tỳ Xa Mật Đa La [VISVAMITRA] và ông tướng võ Sằn Đề Đề Bà [KSAUTIDIVA]. Dần dần ngài thông hiểu các khoa nghị luận, triết lý. Chính trong khi bắt đầu sự hiểu biết ấy, cũng là khi ngài bắt đầu cảm thấy chán nản cuộc đời vinh hoa phú quý và buồn đau cho thế sự nhân sinh.

Sau khi từ bỏ kinh thành, cắt đứt tình cảm ái ân của cha mẹ, vợ con. Người lặng lẽ vượt khỏi cung vương ra đi trong đêm khuya thanh vắng để vào chốn rừng sâu học đạo, ngài đi theo ven sông HẰNG về phương NAM và lần lượt tầm sư học đạo.

1/ Người thứ nhất mà ngài đã học là danh đức Bạt Cà Bà [BHARGAVA] trong rừng tu khổ hạnh.

2/ Người thứ hai mà ngài đã học là tiên nhân La La Ca Lan [ARADA-KALAMA]. Qua thời gian học với tiên nhân, ngài đã ngộ được nguyên nhân phát sinh phiền não. Ngày còn tu tập bốn cấp độ thiền định, đến định vô sở định xứ, đạt đến sự giải thoát chân chính, nhưng ngài vẫn cho rằng đây là đạo chưa phải là cứu cánh, và ngài đã từ giả tiên nhân La La Ca Lan ra đi và đến học đạo với một tiên nhân nữa.

3/ Người thứ ba mà ngài đã học là tiên nhân Uất Đà La La Ma Tử [UDRAKA-DAMAPUTRA] và ngài đạt đến định phi phi tưởng xứ.

Saturday, November 20, 2010

CON NGƯỜI, ÂM DƯƠNG VÀ TÍNH CÁCH

Trong mỗi con người, nếu thuộc tính DƯƠNG quá nhiều rất dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng nảy và thường khó thành công trong công việc. Nếu ÂM quá nhiều sẽ sinh ra ủy mị, không quyết đoán và thường làm lỡ mất cơ hội.

Với người DƯƠNG nhiều [LỰC ĐỘNG - tiếng Phạn RAJAS], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta thường trở nên kích động, nóng nảy, bồn chồn, lo lắng và thường rất khó giữ được bình tĩnh khi bị những nguyên nhân xấu tác động.

Với người ÂM nhiều [LỰC TĨNH – tiếng Phạn TAMAS], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta sẽ bị đần độn trí tuệ, thường buồn ngủ, mê muội, lơ đễnh, thiếu nghị lực và sự sáng tạo.

Người nào cân bằng ÂM DƯƠNG [LỰC TRI GIÁC – tiếng Phạn SATTVA], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta luôn luôn cảm nhận được sự an lạc, thanh thản thoải mái. Tâm trí ta dễ dàng hướng đến mức độ cao hơn của tâm thức.

Để giảm sự căng thẳng, nóng nảy và giúp cân bằng lại ÂM DƯƠNG. Tôi giới thiệu đến các bạn một phương pháp sau đây.

Thứ nhất: THỨC ĂN…
Thứ hai: THỞ ÂM
Thứ ba: TẬP TRUNG

THỨC ĂN HẤP THU NHIỀU NĂNG LƯỢNG ÂM
[dành cho người thường nóng nảy]
Thực vật: CỦ, như củ khoai lang, khoai tây, khoai mì, khoai môn, khoai từ…
Động vật: CÁ, như cá lóc, cá rô, cá bống kèo, cá bống dừa. .

THỞ ÂM
Thở 2 thời: THỞ RA DÀI GẤP ĐÔI HÍT VÀO.
Thở 3 thời; THỞ RA, NGƯNG THỞ, HÍT VÀO… [thở ra dài, ngưng thở ngắn, hít vào ngắn]…

Lợi ích thở 2 thời và 3 thời ÂM
THẦN KINH TRUNG ƯƠNG: Làm giảm sự căng thẳng. Sản sinh nội tiết tố MELATONIN, làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.
THẦN KINH THỰC VẬT: Làm hưng phấn đối giao cảm và ức chế giao cảm. Làm cho tim đập chậm lại, tăng lượng máu cho não và tim. Giúp tăng nội tiết INSULIN rất có lợi đễ chữa bệnh tiểu đường. Bằng phương pháp thở nầy sẽ thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể.
HÔ HẤP, TIÊU HÓA, BÀI TIẾT: Thở… kết hợp với động tác cúi, ngửa… sẽ tống các khí độc ô nhiễm CARBON DIOXIDE ra khỏi đáy phổi, hốc phổi. Nơi khí dơ thường dễ đóng lại và làm cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào.
Làm tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, giúp mau đói và ăn ngon. Đặc biệt đối với người bị suyễn, bệnh phổi tắt nghẻn mản tính cũng cần phải tập luyện thì thở ra dài hơn hít vào.

TẬP TRUNG
Vào THIỀN, hãy tập trung vào luân xa 3 [MANIPURA] ÂM… dưới rốn 3 phân.
Có 7 luân xa : Từ 1 đến 3 là ÂM, từ 5 đến 7 là DƯƠNG, luân xa 4 ÂM DƯƠNG.
Theo y học cổ truyền "THẦN ĐÂU KHÍ ĐÓ". Vì vậy khi tập trung vào vùng bụng dưới [luân xa 3] thì khí huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, và làm êm dịu thần kinh.

HÃY NHỚ ĐẾN VÙNG BỤNG DƯỚI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU ĐÂY
- TRƯỚC KHI NGỦ
- NGHỈ GIỮA GIỜ
- CHỜ ĐỢI
- PHỎNG VẤN
- TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO PHÒNG THI
- KHI CƠN GIẬN VỪA MỚI BẮT ĐẦU.

Friday, November 19, 2010

NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN YOGA

YOGA có nguồn gốc ở ẤN ĐỘ, có lịch sử lâu đời hơn 5000 năm, là một trong 6 trường phái triết lý nổi tiếng của ấn độ, và hiện nay đã phổ biến khắp nơi trên thế giới. YOGA có một lịch sử lâu đời và có quan hệ mật thiết với hệ thống BRAMANISM [đạo bà la môn]. Ở ấn độ, YOGA được trình bày và phân tích rất nhiều trong văn hiến cổ, hầu như mỗi bộ kinh điển đều có khá nhiều chương mục truyền thụ tri thức YOGA. Sau nầy phật giáo được sinh ra trong hệ thống BRAMANISM, triết học YOGA vẫn được thể hiện trong kinh văn như cũ cho tới ngày nay, và có rất nhiều phương pháp tu hành của phật giáo được phát triển dựa trên cơ sở của YOGA.

ĐỊNH NGHĨA VỀ YOGA

Từ YOGA đã có rất lâu, nó còn lâu hơn hệ thống triết học mang cái tên nầy. Lần đầu tiên từ YOGA được dùng đến là ở trong kinh VỆ ĐÀ, có nghĩa là ràng buộc các vật vào với nhau, nhất là bò và ngựa. Từ nầy có gốc gác từ tiếng PHẠN, chữ "JUJIR"có nghĩa là chấp lại, nối lại… Nhưng sau đó có một ý nghĩa khác được gắn vào thuật ngữ nầy, cũng bắt nguồn từ gốc PHẠN, chữ "JUJ" có nghĩa là kiểm soát ý thức.
Và một ý nghĩa khác nữa. YOGA có nghĩa là tương ứng, khế hợp… và cũng hàm chứa ý nghĩa là dung hợp, mặc tưởng, quy nhập, hợp nhất, hòa hợp hoặc tập trung ý chí.
Những điều gì thuộc về CHỈ và QUÁN tương ứng với nhau, hoặc TÂM và THÂN tương ứng với nhau ĐỀU CÓ THỂ GỌI LÀ YOGA.

PHÂN LOẠI YOGA

YOGA là một danh từ tổng quát, phải thêm một từ khác nữa trước chữ YOGA thì mới biết đó thuộc loại nào. Thí dụ như BHAKTI YOGA, KARMA YOGA, JNANA YOGA, RAJA YOGA, HATHA YOGA…

KHỞI NGUỒN CỦA YOGA CÓ 5 LOẠI.

1/ BHAKTI YOGA: Là con đường sùng bái, sùng tín, hay tín ngưởng.
Người thực tập BHAKTI YOGA họ sẽ hướng tâm hòa hợp vào đấng thương đế, các vị thần như là BRAHMA[sáng tạo] VISHNU[bảo tồn] SHIVA[hủy diệt]hoặc là các đấng thần linh mà họ tín ngưỡng như là thần lửa, thần nước, thần sấm sét v.v…

2/ KARMA YOGA: Là con đường hành động.
Người thực tập KARMA YOGA họ rất tin vào nghiệp báo, họ thường tạo ra những NHÂN tốt, để được QUẢ tốt đời sau. Tuy nhiên có một số người không quan tâm về nghiệp hay nhân quả khi họ hành động tốt, nhưng cái quả ấy vẩn có ở đời sau.

3/ JNANA YOGA: Là con đường minh triết.
Người thực tập JNANA YOGA họ thường dựa theo cơ sở của những cái trước, cái sẳn có mà họ lý luận để tìm ra chân lý, hoặc là họ có những ý nghĩ, ý tưởng mới.

4/ RAJA YOGA: Là con đường giác ngộ, giải thoát.
Người thực tập RAJA YOGA thường tự thân nổ lực tu tập để phát triển trí tuệ và đưa đến giác ngộ, giải thoát. Đây là môn tu tập không lệ thuộc vào bất cứ tôn giáo nào, một đối tượng nào. Rất thích hợp với những ai không muốn dính dáng vào tôn giáo.

5/ HATHA YOGA: Là con đường rèn luyện thể dục để tăng cường sinh lực.
Người thực tập HATHA YOGA thường dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để tăng cường sức khỏe, có thể gọi là khoa luyện trường sinh.

Từ thời cổ đại, khởi nguồn của YOGA có 5 loại, về sau nầy các vị đạo sư đã tạo ra thêm rất nhiều loại YOGA khác ví dụ như: MANTRA YOGA, KRIYA YOGA, TANTRA YOGA, PRANA YOGA, SHIVA YOGA, YANTRA YOGA, KUNDALINI YOGA v.v…

Hiện nay trên thế giới, nhất là ở Mỹ… xuất hiện rất nhiều loại YOGA như POWER YOGA, ASHTANGA YOGA, HOT YOGA, BIKRAM YOGA, INTERGRAL YOGA, v.v… Nhìn chung, tuy khác nhau ở tên gọi, nhưng chúng cùng chung mục đích rèn luyện sức khỏe, kiểm soát cảm xúc, phát huy tiềm năng trí tuệ, tiến tới giác ngộ, giải thoát.

Sunday, November 14, 2010

THIỀN VÀ QUYỀN NĂNG

Quyền năng hay phép lạ đó là những dấu hiệu trong quá trình tu thiền, nhưng đó không phải là mục tiêu mà người tu thiền nhắm đến. Người tu thiền trong nhiều năm có thể chứng nghiệm một vài quyền năng và những năng lực siêu nhiên. Ví dụ như biết được ý nghĩ, ý tưởng của người khác, biết quá khứ vị lai, biết kiếp sống trước của mình. Tuy nhiên những năng lực siêu nhiên nầy sẽ là chướng ngại trên đường tu tập. Nếu hành giả đam mê quyền năng hoặc để quyền năng chi phối sẽ không thể tiến xa hơn trên đường giác giác ngộ, giải thóat.

CẢM NHẬN VỀ THIỀN

Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả,mà phải do tự mỗi người thực nghiệm. Trong nghĩa nầy thiền không nhất thiết phải liên hệ với bất cứ tôn giáo nào, kể cả phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói trên đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hóa khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Thiền giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện. Người học thiền không cần phải tin theo bất cứ một tôn giáo nào, hay là phải theo một tôn giáo nào. Mà thông qua sự tập luyện, phát triển tâm linh của chính mình để cảm nhận được sự thay đổi của bản thân, và từ đó sẽ trở thành con người hoàn toàn đổi mới từ tinh thần đến thể xác.Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào. Thiền là mình tự thể nghiệm,đọc luận giải của người khác thường làm cho ta khó hiểu. Vào thiền phải buông bỏ những kiến thức vay mượn ở bên ngoài để phát triển trí vô sư, trí tự nhiên nơi mỗi con người. Đây là con đường thể nghiệm chân lý trực tiếp nơi chính mình,không qua trung gian của ý thức, suy luận.