Wednesday, January 18, 2012

LÝ GIẢI TỪ KHẢ NĂNG ĐỘNG VẬT

TS Quách Nghiêm

Tiềm năng đa dạng của con người vốn tiềm ẩn trong cơ thể họ. Đời sống tâm linh cũng ẩn náu ngay trong cơ thể mỗi con người.

Nghiên cứu đời sống hoang dã như loài vật của người điên, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma của một số người đặc biệt sau khi tập khí công dưỡng sinh chữa bệnh, ta có thể thấy ở những con người đó có nhiều hành vi, tập tính của các loài vật.

Như vậy trong trạng thái trở về với vô thức, trong cơ thể họ đã triệt tiêu phần người để mở ra phần con nguyên thủy vốn tiềm ẩn theo đúng nghĩa đen của từ con và người.

Sẽ lý giải được phần nào điều này nếu ta xem xết các kết quả nghiên cứu của ngành phôi học (Embryology). Bào thai con người phát sinh và phát triển trải qua các gia đoạn của loài cá, loài lưỡng cư, loài bò sát, loài chim và loài có vú.

Như vậy, bào thai con người nhắc lại quá trình tiến hóa của mình và về nguyên tắc nó vẫn còn chứa đựng các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật. Di truyền học chỉ ra rằng, bộ gen con chuột và con người chỉ khác nhau trên một trăm gen. Nói cách khác, phần lớn những thông tin di truyền cơ bản của sự sống là giống nhau giữa các loài.

Cũng cần nói thêm là mật mã di tuyền của sự sống không chỉ chứa đựng thông tin phần cứng của cơ thể, nó còn truyền lại các thông tin phần mềm về hành vi, ngôn ngữ của các loài đó cho đời sau. Nhờ vậy mà đời này qua đời khác con chim biết hót hay, con mèo biết leo trèo bắt chuột giỏi…

Khi con người vẫn còn các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật và sau khi bị điên hay tàu hỏa nhập ma, phần người biến mất tạo điều kiện giải phóng cho phần con khác nhau xuất hiện qua hành vi sống của nhũng con người đó. Đến đây ta có thể hiểu vì sao người điên có thể ăn bẩn và ngủ ngoài trời như các loài vật. Trong cơ thể của người điên các thông tin di truyền về phương thức sống của loài vật nào đó đã được khai mở. Nói cách khác tất cả những hiện tượng tâm linh, năng lực sống và hành vi sống kỳ lạ ấy thực vẫn luôn tiêm ẩn, luôn tồn tại trong chính mỗi người chúng ta.

Cũng xin nêu tiếp một thành tựu kỳ diệu khác của bà mẹ thiên nhiên để góp phần củng cố cho luận đề trên.

Từ bộ gen của một loài, bà mẹ thiên nhiên có thể tạo ra hàng triệu các thể khác nhau của loài đó. Về hình dạng, không cá thể nào giống cá thể nào mà ta thường gọi nó là sự đa dạng của thiên nhiên.
Trong ngần ấy triệu người Kinh ở Việt nam mà bà mẹ thiên nhiên tạo ra không có ai giống ai (lại xin trừ anh chị em sinh đôi cùng trứng). Như vậy mỗi chúng ta đều mang thông tin di truyền về thực thể và tâm thể của các đồng loại và ngược lại. 

Có thể kết luận rằng mỗi cá thể một loài mang trong mình thông tin di truyền của tất cả các cá thể khác (đã, đang và sẽ tồn tại) của loài đó. Điều này khá gần gũi với thuyết toàn đồ của vật lý hiện đại. Cũng rất gần gũi với triết giáo của phật học.

Hiểu được điều này, chúng ta mới có thể từng bước lý giải được những hiện tượng tâm linh như áp vong gọi hồn, hiện tượng đầu thai, số phận, nghiệp chướng và một số hiện tượng tâm linh khác liên quan đến con người. 

Xin tạm phân tích một chút về hiện tượng gọi hồn. Hiện tượng gọi hồn có thể được thực hiện khi một cơ thể trở về với vô thức, xóa bỏ cái tôi vốn đang tồn tại một cách chính danh và mở ra thông tin về một con người nào khác vốn tiềm ẩn trong cơ thể đó. Sự xuất hiện thông tin về người đã mất chắc phụ thuộc rất nhiều vào cô đồng hay người được áp vong và vào sự hiện diện của một số người thân tương thích của người được gọi hồn . 

Tuy nhiên điều kiện cần và đủ, cơ chế của quá trình khai mở các thông tin này là một điều chưa được nghiên cứu. Chúng ta sẽ sẽ không tìm được lời giải cho hiện tượng này nếu tiếp tục đi tìm kiếm ở bên ngoài con người, ở thế giới người âm vốn chưa được chứng minh rõ ràng về sự tồn tại của nó.

Tâm linh hay khoa học? Câu hỏi này thực thú vị và luôn là gợi mở cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ và tìm tòi. Tổng thể các góc nhìn về tâm linh và tiềm năng con người sẽ góp phần tạo ra phương pháp tiếp cận hợp lý nhằm có được một bức tranh toàn cảnh, dễ hiểu về tâm linh.

Khi đó ta sẽ có được một lĩnh vực khoa học phục vụ con người đầy hứa hẹn của thế kỷ 21


No comments: