Saturday, April 30, 2011

YOGA VÀ CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI.

YOGA được xem như là môn tâm lý học ứng dụng vào các tôn giáo như Ấn giáo, Phật giáo, Hoả giáo và Đạo giáo; ở một cấp độ thấp hơn, nó nuôi dưỡng sự phát triển niềm tin của người Pác-ci, và ảnh hưởng đến ba tôn giáo của người Sê mít là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Dưới một hình thức thoái hoá, nó cũng có vai trò trong huyền thuật và thờ cúng vật linh của các dân tộc được coi là sơ khai. Trong các dân tộc có nền văn hoá cao hơn, các lễ cầu đảo, đuổi quỷ, cầu nguyện, tụng chú, tham thiền, tụng kinh, lần chuỗi, kỷ thuật tâm linh hay nội quán...nói chung tất cả các hình thức nghi lễ làm cho con người cảm thông với các sức mạnh cao cả hơn, hoặc giải thoát khỏi cuộc sống trần gian, đều ít hay nhiều có đượm nét của YOGA.

Việc chuẩn bị điểm đạo cho các môn đồ trong thời kỳ thượng cổ, cũng như việc nhịn ăn, giữ tâm hồn trong
sạch, thiền định, sám hối, thanh lọc cơ thể mà các môn đồ đã phải trải qua đều có ảnh hưởng của YOGA.
Lịch sử tu hành ở Đông Tây hầu như không thể tách rời YOGA, khi những người cơ đốc đầu tiên sống trong sa mạc và núi non ở Ai cập và Trung Đông, tuân thủ ba nguyện ước [sống nghèo, trong sạch và vâng lời], họ đã khắc vào niềm tin một hình thức YOGA bắt nguồn từ các tu viện ở Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Ngày nay trong các nhà thờ ở La Mã, Hi Lạp cũng như Anh Quốc, việc thực hành YOGA xuất phát từ nguồn gốc tiền Cơ Đốc này và có một tầm quan trọng rất lớn lao. Trong tất cả các tu viện Cơ Đốc, nhất là dòng Tên, các kỹ thuật huấn luyện tâm linh cho các tu sĩ đều căn cứ vào YOGA, và ở các dòng tu Hồi giáo cũng như thế.
Thật là lý thú mà thấy rằng dòng tu khổ hạnh Hồi giáo [Sufism] nhìn nhận bốn giai đoạn phát triển tâm linh của môn đồ giống hệt các hệ phái cổ đại của Ấn giáo và Phật giáo. Bốn giai đoạn trên đường đạo của dòng tu đó là:

1/ "HAST": triệt để tuân theo giáo huấn và luật lệ Hồi giáo.
2/ "TAREGUT": có thể để qua một bên các quy tắc công truyền để chỉ nghĩ đến đại định, hỷ lạc.
3/ "ARAFF": một trạng thái hiểu biết gần với thần cảm, tức nội quán của YOGA, mở các năng lực huyền bí.
4/ "HAGEGUT": tình trạng thánh thiện như A La Hán. Mọi ham muốn, tham vọng, ý tưởng phàm tục phải bị vất bỏ, vì người đã thành thánh nhân. Bốn bức màn đã rơi xuống, giờ đây tự do liên lạc trực tiếp với vần thái dương thiêng liêng mà môn đồ chỉ là một tia sáng. Giai đoạn cuối cùng này được hoàn tất trong cô đơn, xa cách mọi người. Trong sa mạc, núi cao hay rừng sâu, người đạt đạo tìm thấy sự bình yên cho phép nhập định mà không bị ngoại cảnh làm gián đoạn.

Đối với YOGA Tây Tạng, trên đường đạo cũng có những bước tương đương như trên. Bước thứ nhất là tìm hiểu tinh thần các giáo huấn ghi chép trong Kinh sách công truyền. Bước thứ hai tìm hiểu các giáo huấn đó về mặt tâm linh, tức là thấy ý nghĩa bí truyền của chúng. Bước thứ ba thấy sự thật và bước thứ tư thể hiện sự thật đó. Giống như gieo hạt, nẩy mầm, lớn lên và ra hoa quả vậy.
Trong sự tượng trưng huyền bí của các thi sĩ, người Ba Tư thuộc trường phái Omar Khayyam, cũng như trong hứng dục thần bí của các tu viện Cơ đốc, YOGA hiển bày dưới khía cạnh Bhakti. Giống như thế, nhưng dưới một hình thức khác, sự thờ phụng Isis và đứa bé Horus được biến thành thờ Đức mẹ đồng trinh và chúa hài đồng Giêsu.

1/ YOGA VÀ PHẬT GIÁO.

Mặc dù người ta cho rằng cơ bản của Phật giáo bắt nguồn từ YOGA. Ta cũng cần phải phân biệt YOGA Phật giáo với YOGA Ấn giáo và các hệ phái khác. Đối với nhà huyền học, sự khác biệt chỉ ở ngôn từ và kỹ thuật, chứ các điểm trọng yếu thì không khác.

Ta biết rằng YOGA hàm ý một sự hoà hợp một phần vào toàn thể, vi mô vào vĩ mô, tâm thức cá thể vào tâm thức vũ trụ được nhân cách hoá qua Đấng tối thượng hay Ishvara. Đối với Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, tập YOGA là để hợp nhất với Đấng tối thượng. Đối với Phật giáo, là hoà tan giọt nước vào biển cả, hay nói một cách khác, mục đích là vượt qua Samsara [thế giới hiện tượng] để đạt tới tâm thức siêu thế gian, thể hiện niết bàn.

Đối với các bậc đại hiền triết Ấn Độ cũng như với PATANJALI và các danh tăng Phật giáo, điều cốt yếu của YOGA là vượt qua vô minh mà hợp nhất với Đại trí. Chính trong ý nghĩa này mà sự giải thoát khỏi vô minh là giáo lý của Vedanta cũng như của Phật giáo, nó giống hệt nhau dù ta gọi nó là Mukti hay Nirvana. Chắc chắn rằng giáo lý cội rễ của tất cả các niềm tin chính yếu của nhân loại là có một ánh sáng bẩm sinh trong người, dù nó le lói trong tăm tối hay nó xoá tan bóng tối đi.

Trong nội bộ Phật giáo, việc ứng dụng YOGA có vài khác biệt rõ rệt giữa Nam Tông và Bắc Tông. Khác biệt quan trọng là giáo lý về tánh không [Sunyata]. Giáo lỳ này không được Nam Tông theo, mặc dù theo các nhà đại thừa  nó có trong kinh tạng Pali : Cula Sunnata và Maha Sunnata Sutta của Majjhima Nikaja. Một khác biệt nữa là YOGA Mật tông được Bắc Tông chấp nhận, nhưng bị Nam Tông bác bỏ. Khác biệt nhỏ ở tầm quan trọng của giáo lý cho rằng có những sức mạnh vô ngã siêu nhiên mà Đại thừa cổ suý qua tượng trưng của Tam Thân [Tri-Kaya] vốn là ba ngôi bí truyền của Bắc Tông, đồng nghĩa với "cái đó" của Vedanta.
Từ Tam Thân, như các giọt nước từ biển bốc hơi lên rồi trở về biển, tất cả các sự vật được sản xuất cấu thành vũ trụ rồi trở về đó. Trong Tam Thân, có tất cả các chư Phật thuộc mọi thời đại hợp nhất vô ngã mà nhân loại khó hiểu nổi. Đối với kẻ lữ hành đi theo con đường Đại thừa để giải thoát. Tam Thân là nơi quy y siêu việt đồng thời cũng là mục đích.

Một khác biệt nữa là giáo lý Đại thừa liên quan đến các vị bồ tát [Bodhisattva], những người đã đạt tới giác ngộ, có người hiện thân ở cõi trần, có người ở cõi thiên như Di lặc [Maitreya], vị Phật tương lai. Mặc dù kinh tạng Pali có đề cập tới Bồ tát, nhưng Nam Tông thấy rằng nên chú trọng đến Phật pháp hơn là cầu nguyện các Bồ tát hướng dẫn tâm linh.

Trong tâm trí tách rời các khác biệt ghi trên, ta có thể dẫn hình ảnh của Vedanta về nhiều con đường đi đến một điểm, hoặc triết lý trong "chí tôn ca" theo lời của Krishna [hiện thân của Đại trí vũ trụ" nói rằng con người tuỳ theo tâm tính mà chọn đường khác nhau, nhưng tất cả phải đều đưa tới giải thoát.

Nếu ta xem xét loại YOGA thông thường ở Nam tông, ta thấy không có cầu khẩn hộ pháp, không có cầu xin đạo sư siêu nhân, không có quán tưởng bổn tôn Mật tông như ở đại thừa. Trong Rattana Sutta của Khuddaka Nikaya, Đức Phật được miêu tả ban huấn từ để cúng dường công đức xuất phát từ các hành động thiện lên chư thiên để được sự phù hộ của họ. Trong nhiều buổi lễ, người ta xin chư thiên chấp nhận công đức do sự tuân thủ giới luật. Việc tham thiền, quán tưởng và quy nhập của Nam tông đơn giản hơn Bắc tông, chú trọng đến trạng thái xuất thần, kết quả của sự tập luyện YOGA.

Các quán tưởng ở Nam tông lấy các đối tượng thông thường, không phức tạp như ở Mật tông. Chẳng hạn như tham thiền có hình tướng [Rupa] và không hình tướng [Arupa] với tổng số 40 đối tượng như sau.
- TỨ ĐẠI [đất, nước, gió, lửa]
- BỐN MÀU [xanh, đỏ, trắng, vàng] và không, thức.
- BẤT TỊNH: Mười bất tịnh của thể xác con người, bộ xương là bất tịnh thứ mười.
- TAM BẢO: [Phật, Pháp, Tăng] đạo đức, độ lượng, chư thiên, hơi thở, cái chết, xác thân, bình yên.
- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: Từ, bi, hỷ, xả.
- BỐN CÕI VÔ SẮC.
- THỰC PHẨM VÀ THÂN TỨ ĐẠI.

Còn có tham thiền về ngũ uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành, thức], sự tan rã của các vật phức hợp và ba đặc điểm của đời sống [vô thường, khổ não, vô ngã].

Nhiều bài kinh của Nam tông đề cập đến các đối tượng của tham thiền trên đây, chẳng hạn như Maha Satipatthana của Digha Nikaya, Maha Rahulovada và Anapanasati của Majjhima Nikaya v.v... Mật tông Tây Tạng cũng có những bản văn tương tự. "TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY NÓI LÊN SỰ ỨNG DỤNG YOGA VÀO PHẬT GIÁO".

2/ YOGA VÀ NIẾT BÀN.

Trong thời kỳ học hỏi và khổ hạnh, Đức Thích Ca Mâu Ni hẳn đã biết rõ giáo lý Sâm Khya cũng như công phu tu tập của YOGA. Arada Kalama có dạy cho Vacali một loại Sâm Khya tiền cổ điển và Udraka Ramaputra đã trình bày nền tảng và mục đích của YOGA. Nếu Đức Phật từ chối lời dạy của hai ông thầy này, đó là ngài đã vượt qua nó. Nhưng thực ra, Đức Phật hoàn toàn không có bác bỏ toàn thể truyền thống khổ hạnh và tham thiền của Ấn Độ, mà Đức Phật đã bổ túc thêm vào. Emile Senart viết: " CHÍNH TRÊN MẢNH ĐẤT YOGA MÀ ĐỨC PHẬT ĐÃ ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG; DÙ CHO NGÀI CÓ THÊM VÀO ĐÔI ĐIỀU MỚI MỚI MẺ ĐI CHĂNG NỮA, THÔNG QUA THIỀN ĐỊNH CỦA YOGA MÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGÀI MỚI ĐƯỢC HÌNH THÀNH".

Thoạt nhìn thì Đức Phật bác bỏ chính thống giáo Bà-la-môn, truyền thống tư biện của Upanishad, cũng như vô số "tà giáo" khổ hạnh huyền bí đã được phát triển bên lề xã hội Ấn Độ. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi của Phật giáo, "đau khổ và giải thoát khỏi đau khổ" vốn là vấn đề truyền thống ở Ấn Độ. Ta có thể hiểu rõ hơn lập trường có vẻ mâu thuẫn này, nếu ta nghĩ rằng Đức Phật muốn vượt lên các công thức triết học và phương pháp huyền bí đang thịnh hành lúc bấy giờ, nhằm giải thoát con người khỏi ảnh hưởng của chúng và mở "con đường" dẩn đến tuyệt đối. Nếu Ngài coi sự phân tích ý niệm về "bản ngã" của Sâm Khya và YOGA là của mình, vì cái "ngã" chẳng có liên hệ đến cái thực thể tạm bợ mà người ta gọi là "linh hồn". Đức Phật còn đi xa hơn nữa. Ngài phủ nhận khả năng thuyết về bất cứ nguyên lý tuyệt đối nào, cũng như khả năng có kinh nghiệm về chân ngã một khi con người chưa "giác ngộ". Cho nên Đức Phật bác bỏ định đề về sự hiện hữu của một "Purusha", một "Atman", hay một "braman", vì sợ nó làm thoả mãn tâm trí, ngăn cản người giác ngộ.

Nhìn sự việc gần hơn, ta thấy rằng Đức Phật bác bỏ các triết học và khổ hạnh đương thời vì chúng cấu thành một thứ màn che giữa con người và chân lý tuyệt đối. Chứ Ngài không có phủ nhận một chân lý tối hậu như thế, ở ngoài phạm vi các hiện tượng vũ trụ và tâm lý hoặc tinh thần, Ngài chỉ có tránh biện luận về vấn đề này mà thôi, nhiều bộ kinh có xác nhận như vậy.

Niết bàn là tiêu biểu nhất cho tuyệt đối "Asams-Krta", tức là không phức hợp, không tăng, không giảm, siêu việt, ngoài phạm vi kinh ngiệm của con người. Nó không phải là đối tượng cuả hiểu biết trực tiếp như màu sắc, cảm giác... hay gián tiếp như tác động của nó như các giác quan, nhưng không vì thế mà cho rằng nó không có. Như kẻ mù không thể bảo rằng không có màu sắc. Ta chỉ có thể "thấy" Niết Bàn qua "con mắt thánh", tức là một "giác quan siêu việt", vấn đề đối với Phật giáo là chỉ đường, trao dồi phương tiện để có "giác quan" siêu việt đó để khám phá ra cái tuyệt đối.

Ta hãy nhớ lại thông điệp của Đức Phật nhằm vào sự đau khổ của con người cứ mãi sống trong vòng sinh tử triền miên. Đối với Ngài cũng như đối với YOGA , giải thoát chỉ có được sau những cố gắng của con người, hoà nhập cụ thể vào chân lý. Đây không phải là lý thuyết, hay khổ hạnh... mà phải là sự hiểu biết và kinh nghiệm "chân lý" đó, cả hai con đường đều có sự rủi ro, sự hiểu biết chỉ là tự biện, chỉ có kinh nghiệm mới có thể đưa tới giác ngộ.

Đối với Đức Phật, chỉ có giải thoát khi đạt đến Niết Bàn, tức là vượt qua mức độ kinh nghiệm của người phàm tục, và Đức Phật đã hoà nhập vào cái tuyệt đối đó. Nhưng Ngài lại ngần ngại không nói về cái tuyệt đối đó, vì ngài sợ đời sau không phản ảnh lại đúng chân lý đó. Sở dĩ Ngài không chấp nhận chân lý của các tín đồ Bà la môn là chính vì họ biện luận quá nhiều về cái "không thể diễn tả" được. Đối với Phật, "cho rằng Atman tồn tại thực sự vĩnh cửu là sai, bảo rằng nó không có cũng là sai" [Vasubhandhu], nhưng nếu ta đọc những gì Ngài nói về đấng giải thoát, người đạt tới Niết Bàn thì ta thấy giống hệt với Jivanmukta, người được giải thoát ngay trong đời nay ngoài Phật giáo.

Trong ý nghĩa này, Đức Phật tiếp nối truyền thống khổ hạnh huyền bí của Ấn Độ; Ngài tin vào sự "giải thoát ngay trong kiếp này", nhưng ngài không chịu mô tả. Tất cả những gì ta có thể nói được là đấng giải thoát không còn thuộc thế gian này nữa. Như lai đã được giải thoát khỏi thể xác, cảm giác, ý tưởng, ham muốn, hiểu biết. Người phàm phu không thể đo lường, không thể. thăm dò tư tưởng của Ngài được. Ta không thể cho rằng người ấy "có hay không có, vừa có vừa không có" [Samyutta Nikaya]. Đó cũng chính là câu "Neti! Neti" tức là không phải, không phải... danh tiếng của UPANISHAD.

Tuesday, April 26, 2011

GIẢM STRESS BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỞ YOGA.

Hiện nay trên thế giới đầy biến động, vì vậy sự căng thẳng do bị áp lực trong công việc là điều đương nhiên. Những sự việc này nếu không được giải toả, có thể sẽ trở thành stress mãn tính. Từ đây sẽ dẫn tới nhiều loại bệnh như nhức đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, cao huyết áp, các bệnh thuộc về tim mạch, viêm loét dạ dày v.v...

Cơ thể của bạn có khả năng chịu đựng vô số những ảnh hưởng của đời sống, kèm theo đó bao gồm cả những tình huống khắc nghiệt của không khí như độ ẩm, nhiệt độ, và độ cao v.v...Cơ thể con người được cấu tạo hàng triệu tế bào, được tổ chức lại thành các cơ quan và hệ thống phức hợp, phối hợp với nhau để tạo nên môi trường sống ổn định ở bên trong cho các tế bào, mặc cho những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.

Suốt cuộc đời, cơ thể bạn không ngừng đối phó với các sự kiện và vô số các hoạt động. Dù là bạn đang ngủ, đang tập thể dục hay thậm chí là bạn đang ở trong tư thế trồng cây chuối đi chăng nữa, thì cơ thể vẫn sẽ khiến cho nhịp tim, huyết áp và hơi thở của bạn phải thích nghi với tình trạng này nhằm duy trì sự ổn định sống còn ở bên trong nó.

Bất kỳ nhân tố nào có nguy cơ lấn át hay làm mất ổn định sự thăng bằng này đều được xem là tác nhân gây căng thẳng, và ảnh hưởng của nó lên cơ thể được biết đến như là chứng stress. Các tác nhân gây căng thẳng tác động lên cơ thể bằng nhiều cách. Tác nhân gây căng thẳng về thể lực bao gồm khí hậu và độ cao, chấn thương cơ thể, việc tập luyện thể thao quá mức và sự thiếu ngủ. Các tác nhân gây căng thẳng về tâm lý như nỗi sợ hãi, buồn phiền, lo âu... đều kích hoạt phản ứng căng thẳng.

TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG TÍCH CỰC

Không phải tất cả các tác nhân gây căng thẳng đều có hại cho cơ thể. Chúng ta vẫn cần có một lượng chất kích thích nhất định nào đó để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và năng động. Những đứa trẻ sống thiếu sự đùa giỡn với bạn bè, ít hay không được yêu thương, thường lớn lên với các vấn đề về thể lực, hành vi và tâm lý. Các tác nhân gây căng thẳng có khả năng kích thích, thiếu điều kiện này, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, trầm uất.

Trên thực tế, một lượng thích hợp các tác nhân gây căng thẳng có thể giúp thúc đẩy tốt hơn khả năng hoạt động của chúng ta. Phần lớn các nghệ sĩ thành danh đều nhìn nhận cái lợi của "ánh đèn sân khấu" khi nó tác động chừng mực đến họ. Còn các vận động viên thể thao biết rõ tầm quan trọng của "sự gia tăng adrenaline" giúp họ tranh đua với phong độ tốt nhất.

Các sự kiện hay các hoạt động gây phấn chấn cũng có thể dẫn đến các phản ứng gây căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy việc sắp kết hôn hay chuẩn bị đi nghĩ hè cũng có thể gây nên sự căng thẳng như việc bạn bị mất chỗ làm hay sắp dọn nhà.

Tối ưu hơn cả là để có được một sức khoẻ hoàn hảo, bạn cần trải nghiệm qua một lượng thích hợp các tác nhân gây căng thẳng tích cực. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết cách đối phó với tình trạng quá tải của tác nhân gây căng thẳng hoặc với việc bạn dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây căng thẳng tiêu cực.

STRESS CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH

Stress có thể trở nên cấp tính hoặc mãn tính. Cơ thể của chúng ta được cấu tạo để có khả năng đối đầu với những tình huống đặc biệt căng thẳng nào đó bằng cách kích hoạt phản xạ FFF [fright, fight, flight]- hoảng sợ, kháng cự lại, hoặc cao chạy xa bay. FFF là một phản xạ đối phó đa hệ thống do hệ thần kinh GIAO CẢM sản sinh ra. Nó đưa cơ thể vào tư thế chuẩn bị khi cần có thể kháng cự lại hoặc chạy trốn khi gặp nguy hiểm.
Bạn sẽ thở sâu và thở nhanh hơn, nhịp tim tăng nhanh, đồng thời tim cũng đập mạnh hơn. Máu nhanh chóng được tái luân chuyển tới não và cơ bắp, và toàn bộ cơ thể được đặt vào tình trạng báo động khi hóoc môn adrenaline tiết ra ào ạt từ tuyến thượng thận sau đó đi vào máu.

Sự sản sinh adrenaline cũng tác động tới việc tiết ra nhiều loại hóoc môn khác cùng phối hợp với ảnh hưởng đa hệ. Khi tình trạng khẩn cấp qua đi, phản xạ FFF biến mất. Tình trạng thăng bằng bình thường sẽ được thiết lập nhanh chóng và mọi cảm giác về phản ứng hay sự mệt mỏi cũng sẽ tiêu tan. Thường xuyên ở trong hoàn cảnh bị căng thẳng đe doạ sẽ dễ dẫn đến tình trạng mãn tính- một phần của phản xạ FFF sẽ lưu giữ lại và luôn ở trong trạng thái được kích hoạt. Trong tình trang này, nồng độ adrenaline trong máu sẽ cao hơn bình thường và bản thân người đó luôn bị căng thẳng, dần dần sẽ mất khả năng ứng phó và cảm thấy kiệt sức nhiều hơn.

CÁC TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG TIÊU CỰC

Các tác nhân gây căng thẳng sẽ tác động tới cơ thể, tinh thần, cảm xúc và tâm linh của bạn. Cơ thể bạn sẽ bị đặt dưới áp lực khi bạn sống trong một môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm thất thường, hay ở trên độ cao quá lớn. Rất may là phần lớn chúng ta không gặp phải vấn đề này. Phần lớn chúng ta thường xuyên va chạm với những tác nhân gây căng thẳng về thể lực, như hít thở không khí bị ô nhiễm của đô thị và các độc tố trong môi trường sống. Các điều kiện làm việc bất lợi như: chỗ ngồi được thiết kế không thích hợp, làm việc ca đêm, cũng như tình trạng giao thông không đáng tin cậy.

Stress về trí não là tình trạng còn tồi tệ hơn nữa. Ngày nay, hệ thống công nghệ thông tin cao hơn bao giờ hết, đã góp phần thúc đẩy nhanh nhịp sống của loài người. Thời gian rảnh rỗi - "thời gian dành cho bản thân"- gần như không còn nữa, và khi "giờ nghĩ giải lao" đã thực sự thay thế nó thì bạn không còn có khả năng tách khỏi công việc và thư giãn cho đúng nghĩa nữa.                                                                      

Ở đây tôi cũng muốn bày tỏ và cũng như chia sẻ cùng các bạn về vấn đề GIỜ NGHĨ GIẢI LAO. Thông thường trong 8 giờ làm việc, ngoài việc ăn cơm trưa và nghĩ ngơi, chúng ta còn có một khoảng trống nhỏ nghĩ giải lao khoảng 5 hoặc 10 phút. Đây là những giây phút rất quý báo để ta tái tạo lại nguồn năng lượng trong quá trình làm việc mà ta bị tiêu hao. Thông thường trong những giây phút này người ta chưa biết sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, mà thường hay ngồi bàn những chuyện không đâu hay hoặc cố gắng làm thêm. Nếu bạn chỉ dành thời gian này cho việc chú tâm vào vùng bụng dưới [tập một phương pháp THIỀN] trong khoảng thời gian nghĩ giải lao... thì thật là tuyệt vời. Bạn sẽ làm cho năng lượng của bạn mạnh lên và chắc chắn là những công việc kế tiếp của bạn sẽ có hiệu quả hơn [ý của MAI VĂN NHƯ]

Stress mãn tính dần dần có thể dẫn đến việc hình thành trạng thái chán nản, u uất. Với tình trạng như hiện nay, thật dễ dàng khiến người ta có cảm giác bị cuốn vào guồng máy nặng nhọc của hàng khối công việc mà chẳng có cách gì thoát khỏi để xã hơi đôi chút. Thường xuyên ở trong tình trạng như vậy sẽ dễ dẫn đến các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm. Tác động của nồng độ cao các hóoc môn gây Stress như adrenaline, cortisol, phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường, khiến cơ thể bị suy yếu, dễ dàng bị nhiễm bệnh. Chứng cao huyết áp, nhiễm trùng, dị ứng và các vấn đề về tiêu hoá chỉ là một trong vô số các chứng bệnh mà tình trạng stress thái quá sẽ khiến chúng trở nên thêm trầm trọng.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ STRESS

Dĩ nhiên là lối sống hiện đại đã góp phần tạo nên chứng stress mãn tính. Phần lớn mọi người đều đi làm hay tự làm việc cho mình. Các nhân viên làm thuê là đối tượng được theo dõi chặt chẽ trong công việc với các kỳ hạn và mục tiêu kinh doanh nhất định. Họ chỉ được nhận thêm lương và tiền thưởng với điều kiện là họ phải bỏ thêm thời gian để làm việc. Đối với những người làm công việc quản lý, lảnh thêm trách nhiệm có nghĩa là tăng thêm áp lực cho bản thân.

Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, họ làm việc đa hệ...họ xoay vần giữa sự nghiệp, công việc nhà và trách nhiệm gia đình. Điều này đòi hỏi một khả năng gần như siêu phàm để lên kế hoạch, xác định mục tiêu ưu tiên và thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, phần lớn là vài nhiệm vụ cùng một lúc. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ trong những năm tháng phải nuôi dưỡng con cái, luôn ở trong tình trạng mệt mỏi và luôn cáu gắt! Tôi rất tôn vinh những người phụ nữ. Thấu hiểu những nỗi cực khổ của vợ, là cánh đàn ông tôi khuyên các bạn hãy chia sẻ với bà xã trong công việc nội trợ nhé, làm được như vậy cũng là một yếu tố tạo thêm sự hạnh phúc của gia đình đấy. Đừng có đi làm về rồi phó mặc mọi công việc cho bà xã, ngồi bật ngửa trên ghế đọc báo hay xem tivi. Đừng như câu ông bà thời xưa thường nói "heo kêu, con khóc...chồng ngồi vuốt râu" làm như vậy là coi hỏng có được đâu..

Cuộc sống có thể đem lại cho bạn những tình huống gây stress khó chịu đựng nổi. Những sự kiện như mất mát người thân, ly dị, chuyển nhà, sinh em bé, thay đổi chỗ làm, tất cả đều gây cho bạn những căng thẳng đáng kể. Chỉ cần hai sự kiện trong số đó xảy ra cùng trong một khoảng thời gian ngắn là đủ để bạn bị mắc chứng stress thái quá rồi.

Nhiều người trong chúng ta có lối sống rất thụ động. Đôi khi đó là do sự chọn lựa của bạn , nhưng thường là do bạn không có thời gian để tập thể dục hay thể thao. Cơ thể của chúng ta được tạo nên là phải hoạt động: thiếu rèn luyện thể lực, cơ thể sẽ trở nên cứng nhắc và yếu đuối. Tuy nhiên tập luyện quá sức cũng gây căng thẳng như khi bạn không tập luyện. Say mê tập luyện thường xuyên và buộc cơ thể phải nổ lực hết mình là cách mà một vài người lựa chọn để đối phó với stress. Điều này đôi khi cũng có liên quan tới việc ham muốn được trở nên giống các người mẫu nổi tiếng, nhưng nó lại đưa đến sự bất mãn trong nội tâm của bạn khi ước muốn không thành. Và không may là hiệu quả tổng thể của nó chỉ làm tăng mức độ stress, chứ không hề giảm bớt đi.

Bạn cũng có thể làm gia tăng mức độ stress khi đứng và ngồi lâu trong tư thế sai lệch. Ngồi lâu ở bàn làm việc hay lái xe trên những đoạn đường dài đều không mang lại lợi ích gì cho bạn, kể cả việc mang vác nặng khi đứng và đi bộ như các túi xách đi chợ , cặp vở hay bế em bé, đặc biệt là khi phải cùng một lúc mang tất cả những thứ này. Một gánh nặng về thể lực như vậy sẽ gây căng thẳng và đau nhức ở vùng cổ, vai và phía dưới lưng.

Trạng thái thể lực và tình cảm của bạn ảnh hưởng khá rõ tới mức độ stress. Trước khi đi thi, hay đi phỏng vấn, bạn thường tạo áp lực cho bản thân để hoàn thành tốt công việc tới mức bị stress thái quá. Bệnh tật, đặc biệt là các bệnh gây đau đớn, khó chịu kinh niên, làm tăng mức độ căng thẳng của người bệnh. Viêm khớp, đau nhức cơ, hội chứng kích thích ruột, và các chứng bệnh tương tự gây trở ngại cho bạn trong công việc, lại làm càng tăng thêm áp lực.

Các phương tiện thông tin toàn cầu ngày nay đem tới cho mọi người thông tin về những thảm hoạ do con người và thiên nhiên gây ra với tốc độ chóng mặt, ngay cả khi chúng xảy ra ở cách xa bạn hàng ngàn cây số. Hình ảnh và những cuộc phỏng vấn gây thương tâm, thực sự là những tác nhân gây căng thẳng nặng nề, đặc biệt là khi bạn cảm thấy bất lực trước những tình cảnh như vậy.

PHỤC HỒI SỰ THĂNG BẰNG

Khi bị tấn công dồn dập bởi vô số những tác nhân gây căng thẳng, bạn cần phải xem xét lại lối sống của mình và quyết định thay đổi cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, trước khi thay đổi lối sống, bạn nên nhận biết cảm nhận thực sự của chính mình. Stress có thể nguỵ trang cho thông điệp đang được gửi tới não bằng hàng ngàn các đầu dây thần kinh giao cảm có mặt trên khắp cơ thể bạn. Kết quả là bạn sẽ mất liên lạc ngay với chính bản thân mình. Hậu quả cuối cùng là bạn sẽ không nhận ra cảm giác mệt mỏi cho tới khi nó chuyển sang tình trạng kiệt sức, hay không biết cơ bắp căng thẳng cho tới khi nó trở nên không thể chịu đựng được.
Khi tới đỉnh điểm này, bạn cần phải biết cách hãm tốc độ, tìm lại sự kết nối với nhịp sống bình thường của cơ thể, tinh thần và tâm linh. Nhờ biết cách quan sát cơ thể một cách khách quan, bạn sẽ thật sự có ý thức về cảm nhận của cơ thể và hiểu biết hơn về các biểu hiện của stress
Khi bạn đã có thể thật sự kết nối với bản thân, các triệu chứng của stress sẽ giảm đi. Những cơn sợ hãi và những biểu hiện khác của stress lui dần, và bạn sẽ cảm thấy là chúng không còn chế ngự bạn được nữa.

YOGA CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN?

Yoga là một môn khoa học tâm linh có từ ngàn xưa, tái kết nối bạn với cái tôi thật sự của mình. Nó tiếp tục duy trì trong bạn nhận thức nhạy bén về những sự vật đang diễn ra quanh mình, và cuối cùng là những ước muốn của bạn trong cuộc sống. Yoga tác động tới mọi khía cạnh của một cá thể- phần thể xác, tinh thần và tâm linh cùng một lúc. Các bài tập co giãn thân người nhẹ nhàn và dễ chịu cùng với các tư thế Yoga truyền thống [asana] giúp xoa dịu sự căng thẳng trong cơ bắp, làm cho các khớp xương trở nên linh hoạt, đồng thời cũng duy trì thể lực cho toàn bộ cơ thể. Tiếp theo, kỷ thuật thư giãn giúp cơ thể giải toả căng thẳng và tái tạo lại năng lượng.

Trong Yoga, luyện thở là một phần không thể tách rời của việc thực hành- hơi thở chính là sự kết nối giữa ý thức và cơ thể. Các kiểu thở đơn giản đem lại sự yên tĩnh trong trí não và "dạy" cho các bộ phận "tư duy" của ý thức biết thư giãn và nghỉ ngơi. Các bài tập thở này đưa bạn dần tới việc thực hành thiền sơ cập, khiến cho sự tĩnh lặng nội tâm ở bạn càng sâu lắng hơn. Cảm giác tĩnh lặng và thăng bằng này rồi sẽ theo bạn đi vào cuộc sống đời thường, giúp bạn kiểm soát và đối phó hiệu quả hơn với những tình huống gây căng thẳng.
Không giống như các lãnh vực khác của cuộc sống, ở Yoga không có sự tranh đua, mà bạn phải tự tập luyện trong phạm vi khả năng của mình. Việc thực hành Yoga thường xuyên sẽ phát triển sự tự tin, và từ đó dẫn tới sự trưởng thành của bản thân. Nhiều loại hình thư giãn nhằm giải toả stress như môn phản xạ học hay massage, mặc dù là rất có giá trị... nhưng chúng đòi hỏi phải có người thứ hai cùng thao tác. Trong khi với Yoga, bạn phải tự chịu trách nhiệm về bản thân và việc tập luyện của mình.

Khi đã trở nên quen thuộc với việc thực hành Yoga, bạn sẽ thấy là mình đang sống cùng Yoga trong cuộc sống thường ngày. Toàn bộ thái độ của bạn đối với cuộc sống cũng thay đổi theo; bạn sẽ thấy mình không còn dễ bực dọc với các thói quen, hoặc là các hành động của đồng nghiệp hay là những người thân trong gia đình nữa. Bạn sẽ vẫn giữ được bình tĩnh khi sự việc không tiến triển như bạn mong muốn, bạn có khả năng đối phó tốt hơn với nhiều vấn đề trong đời sống để tìm được giải pháp thoả đáng. Đây là điều kỳ diệu trong Yoga mà không phải bất cứ phương pháp tập luyện nào cũng có được, và cũng cần phải nói rõ thêm: Nếu muốn giảm stress, để được sống cùng Yoga  trong cuộc sống đời thường, dĩ nhiên là bạn phải biết tập THỞ và TẬP THIỀN. Nếu như các bạn chỉ tập các động tác [asana] thì " KHÔNG BAO GIỜ GIẢM ĐƯỢC STRESS", mà càng ngày càng bị stress nặng hơn, đây là một sự thật không thể biện luận gì thêm.

CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN BỊ STRESS THÁI QUÁ

Tình trạng stress mãn tính thái quá được biểu hiện bởi vô số các triệu chứng sau:
- Căng thẳng cơ bắp vùng cổ và vai, hoặc rất đau đớn.
- Căng thẳng cơ bắp ở da đầu và hàm, khiến bạn nhức đầu và đau nhức mặt. Đau nhức nữa đầu, nghiến răng ban đêm, cắn móng tay, bồn chồn... đều là các dấu hiệu stress thái quá.
- Tim đập nhanh, hơi thở nông, ngắn và đổ mồ hôi.
- Tiêu hoá có vấn đề như ợ chua, hội chứng kích thích ruột [IBS] hay rối loạn tiêu hoá.
- Bạn cảm thấy phải làm việc quá sức, luôn bị áp lực. Bạn mệt mỏi, trầm cảm, luôn lo lắng và tinh thần luôn bị kích động, khó được tĩnh tâm.
- Chứng mất ngủ khiến tình trạng thể lực của bạn thêm tồi tệ, đồng thời việc bạn không có khả năng thoát ra khỏi tình trạng stress, sẽ càng làm cho bệnh mất ngủ càng thêm trầm trọng
- Xuất hiện những cơn sợ hãi, càng thúc đẩy việc sản sinh adrenaline. Bạn có thể sẽ chán ăn và việc bạn sử dụng nhiều các chất cồn như bia, rượu có thể sẽ dẫn đến tình trạng nghiện ngập.
- Hút thuốc lá được nhiều người xem là giải pháp thoát khỏi sự căng thẳng, nhưng thật ra càng làm cho tình hình thêm tồi tệ do độc tố ngấm vào cơ thể, huỷ hoại phổi và mạch máu.

Sunday, April 17, 2011

GIẢ THIẾT, LÝ GIẢI CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN... DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC

GS.TS ĐÀO VỌNG ĐỨC
Nếu như đầu thế kỷ 20 khoa học đã hân hoan chào đón sự ra đời của thuyết lượng tử và thuyết tương đối thì thế kỷ 21 này, theo như dự đoán của nhiều học giả nổi tiếng, sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là nhận thức được rằng khoa học và tâm linh không đối nghịch nhau mà là hai mặt đối ngẫu bổ xung cho nhau để nghiên cứu thực tại.

Einstein nhà bác học lỗi lạc nhất thế kỷ 20, người sáng tạo ra thuyết tương đối và khai sáng thuyết lượng tử, những luận thuyết đã mang lại biết bao nhiêu thành quả kỳ diệu trong khoa học và công nghệ hiện đại, vẫn luôn tự đánh giá vốn kiến thức của mình còn quá nhỏ bé trước huyền bí bao la và sâu thẳm của vũ trụ đã khẳng định rằng "KHOA HỌC, TÔN GIÁO, NGHỆ THUẬT LÀ NHỮNG CÀNH NHÁNH CỦA CÙNG MỘT CÂY...Khoa học không có tôn giáo thì khập khễnh, tôn giáo không có khoa học thì mờ ảo". Panli, nhà vật lý lừng danh với "nguyên lý loại trừ Panli" trong vật lý nguyên tử thừa nhận rằng "nếu vật lý và tâm linh được xem như các mặt bổ xung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thoả mãn".

Tiên đề xuyên suốt của thuyết lượng tử là tính đối ngẫu bổ sung của thực tại thông qua "nguyên lý bổ sung đối ngẫu" khẳng định rằng mọi vật thể cùng một lúc thể hiện mình với hai bản chất tương phản nhau - sóng và hạt. Nguyên lý này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là sự chuyển động từ vị trí này qua vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc. Suy rộng ra là có thể cùng một lúc hiện diện tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở trong vô số trạng thái khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng đến các câu chuyện thần thoại về thần thông biến hoá, xuất quỷ, nhập thần... Thuyết lượng tử nhìn một cách sâu sắc rằng bản chất của mọi vật là sóng, thế giới hiện tượng là những con sóng lượn lan toả trên mặt một đại dương năng lượng mênh mông, có lúc cô đọng lại thành các khối có hình thể rồi lại cũng tan biến trên mặt đại dương đó.

Một phương hướng nghiên cứu sâu sắc nhất và có tầm quan trọng đặc biệt của Vật lý học hiện đại là xây dựng lý thuyết Đại thông nhật - thống nhất các dạng tương tác - các dạng năng lượng trên cùng một nền tảng.
Các kết quả nghiên cứu lý thuyết phát hiện ra rằng ngoài không gian ba chiều như ta đang sống và cảm nhận, nhất thiết phải có thêm ít nữa là 6 chiều không gian phụ trội... Ở đây, về lý luận còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, rất nhiều câu hỏi phải được lý giải. Chẳng hạn: Các chiều không gian phụ trội thể hiện ở đâu? Bản chất là gì và hình dáng ra sao? Những gì tồn tại trong đó? v.v...Có giả thiết cho rằng các chiều không gian phụ trội này chính là các chiều liên quan đến thế giới tâm linh. Cũng nảy sinh một câu hỏi rất tự nhiên rằng: ngoài các dạng tương tác đã được biết hiện nay còn tồn tại chăng các dạng tương tác khác chưa được phát hiện? Không loại trừ rằng còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng liên quan đến các hiện tượng siêu nhiên mà các giác quan bình thường của con người chưa thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỷ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.

Có thể hy vọng rằng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dần chúng ta sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem như là huyền bí hoặc hầu như là phi lý.

Rõ ràng là nghiên cứu các lĩnh vực tinh tế khác nhau thì cách tiếp nhận phải khác nhau, đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều quen thuộc trước đó. Đây là cuộc viễn chinh khoa học, gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà ngoại cảm. Chúng ta cũng nhận thức được rằng các tiềm năng của các nhà ngoại cảm là kho tài sản vô giá và sẽ là một cống hiến rất lớn cho đất nước, cho sự phát triển cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Thursday, April 14, 2011

BÀN VỀ THẾ GIỚI " HỮU HÌNH", "VÔ HÌNH"

GS.TS PHAN ANH

Vũ trụ bao la, trong đó "thế giới hữu hình" chỉ chiếm một tỷ lệ nào đấy. Đó là những gì mà chúng ta có thể thấy bằng mắt, cảm nhận bằng giác quan, hoặc thu nhận được bằng các dụng cụ, phương tiện khoa học. Phần còn lại của vũ trụ là "thế giới vô hình", nghĩa là những gì chúng ta không thể thấy bằng mắt, không cảm nhận được bằng các giác quan và cũng chưa cho phép thu nhận được bằng các dụng cụ, phương tiện khoa học, nhưng lại có những bằng chứng về sự hiện hữu của chúng. Chúng ta hãy tạm hiểu và quan niệm "thế giới vô hình" là như vậy đó.

Như vậy, ranh giới giữa thế giới "hữu hình" và "vô hình" cũng chỉ là tương đối và có một vùng giao nhau, trong vùng đó sự phân biệt về hữu hình hay vô hình là không rõ rệt, không thật khẳng định và có thể thay đổi nếu như các giác quan của con người phát triển ở mức cao hơn, nhạy bén hơn, cũng như khi khoa học đạt đến trình độ cao nào đó để sáng tạo ra những dụng cụ, phương tiện giúp con người có thể nhận biết đươc thế giới xung quanh một cách rõ ràng hơn.

Người bình thường chúng ta có năm giác quan, nhưng ở một số người [các nhà ngoại cảm] thì có thể nhận biết thêm giác quan thứ sáu, thứ bảy gì đó nữa. Có người có khả năng "nhìn được" các vật ở rất xa tầm nhìn với đôi mắt thường [bà Barbara Brennan khi thực hiện bành trướng ý thức], hoặc nhìn thấy các vật khi bị các vật cản che khuất [trường hợp cô Hoàng Thị Thiêm có thể nhìn và đọc khi bị bịt mắt]. Chúng ta nói là họ có khả năng "thấu thị". Ngoài ra, có những người có khả năng nghe được các âm thanh xa xôi từ đâu đó mà người bình thường không nghe được, chúng ta nói là họ có khả năng "thấu thính". Có người lại có khả năng "ngửi thấy" mùi vị từ xa để biết được những sự kiện có liên quan [trường hợp cô Hoàng Thị Khuy], ta nói là họ có khả năng "thấu khứu".

Một số nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt trong một điều kiện nào đấy có thể "nhìn thấy", "nghe thấy" những hình ảnh, âm thanh từ trong "thế giới vô hình" để có thể giao tiếp hoặc đối thoại...

Như vậy, đối với một số người có khả năng đặc biệt thì "thế giới vô hình" cũng bớt "vô hình" hơn so với những người bình thường.

Khoa học ngày càng phát triển, với nhiều phát minh quan trọng cho phép con người có thể hiểu biết về thế giới xung quanh nhiều hơn, và do đó có nhiều cái từ "vô hình" đã trở thành "hữu hình". Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với việc sử dụng các phương tiện truyền tin qua Phát thanh- Truyền hình, trao đổi thông tin giữa người này và người kia bằng điện thoại di động ở khoảng cách rất xa..., trong đó môi trường truyền tin là sóng điện từ. Nếu không có các phương trình Maxwell [được thiết lập cách đây trên 100 năm] và thực nghiệm sau đó của Hertz để chứng minh về sự tồn tại của một loại hình vật chất không thấy được, có thể lan truyền với tốc độ ánh sáng là sóng điện từ thì sự tồn tại của sóng điện từ vẫn còn nằm trong phạm trù vô hình. Chắc hẳn có một nhà khoa học nào đó từ thế kỷ XVIII sống lại vào thời đại chúng ta sẽ cảm thấy mọi chuyện xung quanh đang xảy ra thật là kỳ dị, bí ẩn.

Để giải thích một số hiện tượng về thiên văn, cách đây trên 70 năm, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết có sự tồn tại của "vật chất tối". Theo giả thiết, loại vật chất này chiếm một lượng lớn trong vũ trụ, có thể tới 90%, nhưng người ta không nhìn thấy, không nắm bắt được và cũng không quan sát được bằng các khí cụ khoa học. Vì thế, vật chất tối cũng chỉ là "vô hình" và người ta coi nó như là "bóng ma" của vũ trụ. Gần đây, các nhà thiên văn đã chứng kiến một sự kiện được gọi là Bullet Cluster, đó là sự đụng độ giữa hai thiên hà. Với cơ hội này, các nhà khoa học đã quan sát cho rằng có bằng chứng về sự tồn tại của "vật chất tối". Như vậy, đã đến lúc mà "vật chất tối" đang dần dần sáng tỏ trong thế giới vô hình. Có những cái chúng ta chưa nắm bắt được thì nó là vô hình, và đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành hữu hình. Có thể nói, khoa học phát triển đến đâu thì ranh giới của thế giới vô hình lùi xa đến đó.

Mỗi con người có thể được coi là "tiểu vũ trụ". Trong mỗi tiểu vũ trụ này cũng có phần là hữu hình và phần là vô hình. Những gì chúng ta đã thấy rõ thì là hữu hình, còn những gì chúng ta chỉ mới cảm nhận, hoặc phỏng đoán, hoặc suy luận dựa trên một số quan sát tiếp thì vẫn thuộc "vô hình". Khi dùng một loại máy ảnh đặc biệt, trong một số điều kiện nào đấy người ta đã chụp được con người với những vùng "hào quang" xung quanh. Đó là những quầng sáng nhiều màu sắc bao bọc xung quanh cơ thể hoặc toả sáng phía trên đầu. Với phương tiện này người ta còn có thể quan sát về mối tương tác giữa các hào quang của những con người khác nhau khi tiếp xúc với nhau.

Mắt người bình thường không phát hiện được hào quang, nhưng một số người có khả năng đặc biệt có lúc có thể nhìn thấy. Như vậy, hào quang có thể được xem như nằm ở ranh giới giữa hữu hình và vô hình.
Một số quan sát về hào quang của những bệnh nhân ở phút cuối cuộc đời cho thấy lúc này hào quang tách dần khỏi cơ thể và thoát ra ngoài khi người bệnh đã ngưng thở...Như vậy, hào quang quan sát được
không phải là thứ ánh sáng phát ra từ vật chất, mà nó là một phần tồn tại cùng vật chất, là phần vô hình tồn tại song song với hữu hình.

Hào quang chứa đựng những thông tin gì, còn có năng lượng nào tồn tại song song nữa, nó có liên quan gì đến vật chất tối, năng lượng tối hay không..., cho đến nay con người chưa biết hết. Nhưng qua quan sát, đúc kết các trải nghiệm thực tế có thể giả thiết là có. Năng lượng siêu hình chứa đựng các thông tin...,vận động, chuyển hoá và có thể tác động qua lại trên thế giới hữu hình.

[TÀI LIỆU CHỈ ĐỂ THAM KHẢO]

YOGA- NÂNG CAO SỨC KHOẺ VÀ TRÍ TUỆ.

Nhu cầu đến với YOGA tồn tại ở khắp mọi nơi và mọi thời đại. Yoga tác động tác động kỳ diệu trên mọi lĩnh vực như: thể chất, cảm xúc, trí tuệ, và tâm linh của con người, giúp tăng cường nguồn sinh lực và giúp con người sống lạc quan hơn.

-YOGA là một phương pháp tập luyện đã được trải nghiệm và kiểm nghiệm bởi thời gian, nhằm đem lại cho bạn một sức khoẻ hoàn hảo. Tập Yoga không nên vội ham muốn mau thành công, người càng ham muốn mau thành công thì không bao giờ thành công cả, nó đòi hỏi sự tập luyện phải lâu dài, thời gian phải tính bằng năm hoặc nhiều hơn, như vậy mới có được sức khoẻ toàn diện từ tinh thần đến thể chất. Sự tập luyện của các tư thế, [asana] thư giãn, phương pháp thở, thiền định, mátxa...và những hướng dẫn về lối sống có đạo đức, sẽ giúp cho bạn có thể lực tốt, trí não sáng suốt, năng động và chất lượng cuộc sống lạc quan hơn, có ý thức hơn. Đối với nhiều người, Yoga là chuyến viễn du trọn đời để khám phá bản thân, tìm đến sự tĩnh lặng trong tâm thức và niềm hạnh phúc trong nội tâm.

CUỘC SỐNG LÀ NĂNG LƯỢNG.

Con người là tập hợp của các hệ năng lượng với chu trình sản sinh năng lượng ở các mức độ: sinh lý, tâm lý, cảm xúc và tâm linh. Hình thức sản sinh năng lượng đơn giản nhất là quá trình trao đổi chất. Ở đây, năng lượng phát sinh từ thức ăn do ta dùng và không khí do ta hít, thở. Còn có cái gọi là sinh lực, đó là cảm giác sung sướng vì bạn đang sống và tình trạng sung mãn về sức khoẻ. Đối với nhiều người, sinh lực chẳng qua là biểu hiện tập hợp của nguồn năng lượng sinh học, phát sinh nhờ tinh thần và thể chất cùng kết hợp hoạt động. Nhưng đối với một số người khác thì đó là những thành phần bí ẩn khiến cho sự việc hoàn toàn khác biệt. Trong Yoga, nguồn sinh lực này được biết đến như là Prana, một thực thể của sức mạnh vũ trụ, có mặt ở mọi nơi, thâm nhập được vào mọi vật, là phần " trí tuệ " ẩn sau công việc của tạo hoá.

CÁC DẤU HIỆU CỦA SỰ THIẾU HỤT NĂNG LƯỢNG.

Mặc dù bạn có tin hay không, nhưng mọi người đều công nhận rằng cảm giác sung mãn không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào mức độ năng lượng có trong cơ thể bạn, mà còn vào việc dòng năng lượng này luân chuyển có được thuận lợi hay không. Đôi khi dòng năng lượng bị tắc nghẽn do bị thiếu hụt, hay do sự mất quân bình giữa các nguồn năng lượng: sinh học, cảm xúc, trí não...
Nếu bị thiếu hụt năng lượng, bạn sẽ thấy rằng trong lúc xoay xở với cuộc sống hàng ngày, chỉ cần làm việc gì đòi hỏi phải gắng sức một chút là bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Có thể bạn thấy đuối sức hay khả năng chịu đựng kém . Hoặc là bạn cảm thấy toàn bộ thể chất suy yếu, khiến bạn khi ngủ dậy với cảm giác mệt mỏi.

- Về mặt sinh học, thiếu hụt năng lượng có thể biểu hiện qua các tư thế sai lệch của cơ thể, bước đi kém sức bật, bạn có thể dễ bị nhiễm lạnh hay đau ốm. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, làm bất cứ việc gì cũng có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và rất yếu ớt.

- Về mặt cảm xúc, những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu hụt năng lượng là bạn thường trở nên cáu kỉnh, dễ buồn bực, hốt hoảng, ghen tuông hoặc ganh tỵ. Bạn có thể thấy mình trở nên khắt khe với mọi người xung quanh như gia đình, bạn bè và khó chấp nhận sự thay đổi. Khi những cảm xúc tiêu cực lấn át, bạn sẽ khó nở nụ cười, khó hoà nhập để sống vui tươi. Bạn để cho hoàn cảnh dễ dàng chi phối bản thân, chỉ nhìn thấy khó khăn, mà không nhận ra cơ hội trong những hoàn cảnh mới. Những cảm xúc này sẽ vắt kiệt nguồn năng lượng của bạn.

- Về mặt trí não, bạn sẽ thấy khó tập trung tư tưởng trong công việc, khi đọc sách hoặc xem tivi, rất dễ bị phân tâm và buồn bực vô cớ. Trí nhớ và khả năng ra quyết định cũng kém đi, bạn trở nên kém nhiệt tình khi làm bất cứ một việc gì.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NĂNG LƯỢNG.
Những nguyên nhân đưa đến tình trạng thiếu hụt năng lượng, hoặc mất cân bằng trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều và rất khác nhau.
Trong trường hợp của bạn có thể chỉ do một nguyên nhân, nhưng thường là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân cùng một lúc.

-TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ.
- CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MẤT CÂN BẰNG.
- LỐI SỐNG THỤ ĐỘNG.
- THIẾU NGỦ.
- CÁC HOÀN CẢNH GÂY STRESS TRONG ĐỜI SỐNG.

1/ TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ.

Năng lượng thấp có thể là do tình trạng bệnh lý. Thường là kết hợp với cảm giác mệt mỏi, trầm uất, lo lắng và mất ngủ. Mới phục hồi các bệnh nhiễm vi rút, bệnh thiếu máu, thiểu năng tuyến giáp, các vấn đề về hô hấp như suyễn nặng và tăng thông khí, tiểu đường không kiểm soát, các chứng đau mãn tính, đau lưng hay viêm khớp, cũng có thể gây mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi kéo dài, có thể làm cho những căn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo ngại.

2/ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MẤT CÂN BẰNG.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là vô cùng quan trọng để có được mức năng lượng cao. Sự dung nạp chất bổ dưỡng phải theo kịp với nhu cầu trao đổi chất. Ăn uống thiếu thốn hay quá nhiều đều ảnh hưởng tới mức năng lượng của cơ thể. Kể cả việc sử dụng các thức ăn được chế biến quá kỹ hoặc thức ăn có chứa nhiều các chất phụ gia nhân tạo, đường, muối hay hương liệu. Sử dụng quá nhiều các chất có khả năng gây nghiện như những loại thức uống có chứa caphêin, cồn, đều có thể gây mất cân bằng năng lượng.

3/ LỐI SỐNG THỤ ĐỘNG.

Những người đã từng bị trải qua tình trạng tàn phế ở mức độ này hay mức độ khác. Cơ bắp và sự linh hoạt, dẻo dai của chúng ta bị suy thoái nhanh chóng vì thiếu sự hoạt động. Lối sống thụ động, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hoá, làm giảm khả năng hô hấp, gây áp lực cho hệ thống tim mạch. Thêm vào đó, sự thụ động có thể gây trì độn về trí não và trạng thái mệt mỏi thường xuyên.

4/ THIẾU NGỦ.

Thiếu ngủ là vấn đề mà mọi người thường hay gặp nhất, giấc ngủ 8 tiếng một ngày được xem là đầy đủ cho hầu hết mọi người. Nếu bạn bị mất ngủ và những ngày kế tiếp không có thời gian để ngủ bù, bạn cứ để tình trạng này kéo dài, và căn bệnh mất ngủ sẽ bắt đầu xuất hiện, đây là điều khó tránh khỏi. Thiếu ngủ hoặc ngủ ít sẽ làm cho khả năng phản ứng, khả năng tập trung, trí nhớ, các chức năng sinh lý, khả năng phán đoán sự vật của bạn trở nên kém linh hoạt, tâm trạng của bạn trở nên thất thường.
Nhịp sống của cơ thể có thể bị rối loạn bởi lối sống đi chệch khỏi sự điều chỉnh của chiếc đồng hồ sinh học bên trong cơ thể chúng ta. Việc thức đêm làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của những công nhân làm ca đêm, họ thường cảm thấy buồn ngủ trong lúc làm việc, nhưng khi về tới nhà thì không thể nào ngủ được. Tệ hơn nữa, tình trạng này sẽ dễ dẫn đến những vấn đề về tiêu hoá, tim mạch, cảm xúc và trí não.

5/ CÁC HOÀN CẢNH GÂY STRESS TRONG ĐỜI SỐNG.

Phải làm việc nhiều giờ hay làm công việc nặng nhọc, đặc biệt là những công việc cứ lập đi lập lại một cách nhàm chán, có thể vắt kiệt thể lực và trí não của bạn. Nuôi dưỡng gia đình có trẻ con quả là một thách đố, cộng thêm những công việc bận rộn nữa thì chắc chắn sẽ là một áp lực rất lớn đối với bạn. Nhiều người ra sức làm việc bất kể thời gian, cố gắng làm việc càng nhiều càng tốt, điều này sẽ vắt kiệt nguồn năng lượng của họ, và kết quả là họ bị phụ thuộc vào các chất nicotin để giúp họ vượt qua những lúc căng thẳng. Lợi ích từ những chất này đến thật chớp nhoáng, nhưng hậu quả tai hại thì thật lâu dài. Thêm vào đó, những lo âu về tiền bạc, các mối quan hệ căng thẳng , cảm giác cô đơn và những vấn đề riêng tư khác đều có thể làm suy giảm nguồn dự trử năng lượng, khiến trong bạn hình thành một thái độ tiêu cực đối với cuộc sống nói chung.

YOGA GIÚP BẠN NHƯ THẾ NÀO

Mục đích chủ yếu của Yoga là làm cho bạn trải nghiệm được nguồn sinh lực vô tận vốn là cốt tuỷ sự sống của chúng ta. Thông thường, thì đây là điều bất khả thi, vì ai trong chúng ta cũng đều mắc kẹt trong mạng lưới của cuộc sống đời thường. Ta quá bận rộn với những ham muốn, những gắn bó, ràng buộc với vật chất, với con người, với những định kiến , yêu, ghét và cuối cùng hậu quả là stress...đó là điều khó tránh khỏi.
Để khắc phục được lối sống hạn hẹp này, bạn phải có khả năng " buông xả ". PATANJALI, bậc hiền triết vĩ đại về Yoga cách đây hơn 2000 năm, đã miêu tả đó là khả năng làm " lắng dịu những làn sóng suy tư trong tâm trí ". Đem lại sự tĩnh lặng cho tinh thần là điều không dễ làm, nhưng có thể làm được nhờ thực hành Yoga, bao gồm các tư thế [asana], luyện thở, thư giãn, chú ý định tâm và tập thiền định.
Thực hành các tư thế của Yoga, nhằm cải thiện sức chịu đựng của hệ tim mạch, sức mạnh cơ bắp, độ mềm dẻo, phản ứng nhanh nhạy của cơ thể, sự thăng gằng và khả năng phối hợp. Chỉ cần thực hành đều đặn các tư thế Yoga thường xuyên, cơ thể bạn sẽ trở nên sinh động hơn về mặt thể lực và trí não.
PATANJALI hướng dẫn chúng ta thay đổi lối tư duy và hành động quen thuộc trước đây. Ông hướng dẫn chúng ta cách tiếp xúc với mọi người và thế giới xung quanh thông qua một tập hợp những giá trị mà cá nhân cần tuân theo, được thiết kế nhằm khuyến khích một thái độ sống lành mạnh và tích cực. PATANJALI nói rằng cái cơ bản nhất là sự chú tâm: " HÃY BIẾT RÕ CÁI BẠN ĐANG CÓ". Điều này có nghĩa là bạn phải dành sự lưu tâm cho bất kỳ ai đang ở bên cạnh bạn , hay bất cứ việc gì mà bạn đang làm, không cho phép dòng suy nghĩ đưa bạn đi miên man hay để cho cảm xúc che mờ tâm trí của bạn.

THÁI ĐỘ MỚI ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG

Phần lớn chúng ta đã quen sống và đặt mọi sự ích kỷ, ham muốn và gắn bó của bản thân vào trung tâm điểm của cuộc sống, nên việc " buông xả " và cư xử vị tha là một chuyện khó làm. Vấn đề không nằm trong bản thân hành vi cư xử của chúng ta, mà là nằm trong thái độ cư xử; ta phải cảm thấy thực sự thoả mái vì hành vi đó, chứ không thể vừa làm vừa cáu kỉnh, bực tức.
Nếu bạn có thể " buông xả " các thái độ và cảm xúc tiêu cực, nếu bạn tôn trọng người khác, tỏ lòng từ bi, học cách hành động theo trái tim, thì bạn sẽ phát hiện ra rằng năng lượng của bạn sẽ tự nhiên tăng lên, và thái độ tiêu cực của người khác sẽ không dễ dàng gây khó xử cho bạn được nữa.
Hãy đọc một nguyên tắc xử sự của Patanjali [phần cuối bài] và nhận xét xem trong ngày hôm đó bạn đã thực hiện nó tới đâu trong những dự tính và hành động của bạn. Qua ngày hôm sau, bạn hãy nỗ lực hơn, tích cực hơn trong cư xữ theo nguyên tắc này, và sau đó nhận xét sự khác biệt trong cảm nhận của bạn khi hành động như vậy. Thực hiện được tất cả các châm ngôn theo cách thức trên, nếu có lòng quyết tâm rèn luyện và không bị nản lòng vì thất bại, dần dần bạn sẽ thấy mình trở nên có ý thức hơn, biết lưu tâm hơn, tràn trề năng lượng hơn và cũng sẽ càng hạnh phúc hơn.
Cố gắng gần gũi với thiên nhiên và dành thời gian nhiều hơn cho bản thân cũng là điều có ích. Biết quan tâm và trân trọng thế giới quanh bạn, biết chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu của thiên nhiên là những yếu tố đặc biệt có lợi nhằm giúp bạn đánh giá được phần trí tuệ vốn là nền tảng của vũ trụ và giảm bớt sự chú tâm vào bản thân. Cuối cùng, năng lượng của bạn sẽ dồi dào hơn nếu bạn có thể dành thời gian đến những vùng thôn quê hay đến những nơi có không gian rộng mở, lánh xa mọi hoạt động ồn ào, ô nhiễm của chốn đô thị để tận hưởng sự yên tĩnh, hít thở không khí trong lành.

CHÂM NGÔN SỐNG

Theo Patanjali, mối quan hệ tích cực với vũ trụ và cái tôi là quan trọng bậc nhất. Hãy cố gắng sống theo những câu châm ngôn của ông đề ra. Chúng sẽ giúp bạn sống có tích cực hơn, cho phép dòng sinh lực trong bạn tuôn chảy dễ dàng hơn.

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THẾ GIỚI XUNG QUANH, BẠN HÃY:

- Tránh làm hại người khác và có lòng từ bi.
- Trung thực trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm. Không ăn cắp của người khác, điều này không chỉ đối với tài sản, mà cả việc làm tiêu hao thời gian, năng lượng và lòng tốt của người khác.
- Hãy luôn trung hậu và vị tha trong mọi quan hệ cá nhân.
- Không nên giành giật và bám giữ vật chất hoặc con người chỉ vì mục đích chiếm hữu hay vì những lý do ích kỹ khác.

ĐỐI VỚI BẢN THÂN, BẠN NÊN RÈN LUYỆN ĐỂ:

- Phát triển sự trong sáng trong ý thức, thể xác và sự tinh khiết bên ngoài và bên trong tâm linh thông qua phương pháp THIỀN ĐỊNH.
- Sống đạm bạc và tận dụng tối đa những gì cuộc sống đem lại cho bạn.
- Tăng cường sự kiên định về thể lực và trí não thông qua tập Yoga để chịu đựng khó khăn và thất vọng trong cuộc đời.
- Học cách nhận diện cái tôi bên trong của mình hơn là chỉ nhìn thấy lối sống quen thuộc, cách ứng phó và xét đoán sự vật hàng ngày của bạn.
- Hãy công nhận rằng cuộc đời không phải chỉ là thế giới vật chất, mà nó còn ý nghĩa hơn thế nữa. Hãy biết quý trọng cuộc sống với trí tuệ là nền tảng.

YOGA VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG.

Trường phái Yoga khuyên các bạn là phải ăn uống chừng mực, đạm bạc. Ăn càng nhiều các thức ăn tươi sống càng tốt, và để ý tới phong cách ăn uống của bản thân. Các chỉ dẩn dưới đây sẽ giúp bạn có ý thức hơn về các thói quen của mình trong ẩm thực. Chúng cũng sẽ hỗ trợ bạn tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
- Ăn các thức ăn mới nấu.
- Không dùng bữa kế tiếp khi thức ăn chưa tiêu hoá hết [3 tiếng đồng hồ].
- Không nên đọc báo hay xem tivi trong khi ăn.
- Không nên dùng bữa trong lúc giận dữ hoặc buồn phiền.
- Trong bữa ăn, không uống nhiều nước hoặc dùng các chất lỏng khác.
- Uống thật nhiều nước trong lúc khác.

CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG HAY GẶP TRONG LÚC TẬP YOGA.

-Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim, nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhản áp hay bong võng mạc.
- Nếu bị cao huyết áp hoặc tim mạch, bạn chỉ nên giữ tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn.
- Nếu bị chứng huyết áp thấp, bạn nên thoát khỏi tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.
- Nếu bị các chứng bệnh về lưng hoặc đau thần kinh toạ, hãy tránh các động tác cúi gập xuống, hay vặn mình, với những động tác trên có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến các triệu chứng khác như ngứa ran mình hoặc tê cứng chân. Bạn nên cong đầu gối lại khi thực hiện các động tác gặp người về phía trước.
- Nếu bị một chứng thoát vị nào đó, hay bạn đã từng trải qua một cuộc giải phẩu khoang bụng, thì không nên tạo sức ép mạnh vào vùng bụng.
- Nếu bị viêm khớp, bạn chỉ nên vận động các khớp ở phạm vi ngoài vùng bị đau, nhưng tốt nhất là đừng tập Yoga trong lúc bị viêm khớp.
- Trong lúc hành kinh, mức năng lượng của bạn sẽ xuống thấp hơn bình thường, bạn cần phải thực hiện những động tác một cách nhẹ nhàng. Tránh các tư thế lộn ngược và các tư thế tạo áp lực vào vùng xương chậu. Tốt nhất là trong thời gian này bạn chỉ nên tập thở và tập thiền là đúng đắn nhất và hiệu quả nhất.