Wednesday, January 18, 2012

LÝ GIẢI TỪ KHẢ NĂNG ĐỘNG VẬT

TS Quách Nghiêm

Tiềm năng đa dạng của con người vốn tiềm ẩn trong cơ thể họ. Đời sống tâm linh cũng ẩn náu ngay trong cơ thể mỗi con người.

Nghiên cứu đời sống hoang dã như loài vật của người điên, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma của một số người đặc biệt sau khi tập khí công dưỡng sinh chữa bệnh, ta có thể thấy ở những con người đó có nhiều hành vi, tập tính của các loài vật.

Như vậy trong trạng thái trở về với vô thức, trong cơ thể họ đã triệt tiêu phần người để mở ra phần con nguyên thủy vốn tiềm ẩn theo đúng nghĩa đen của từ con và người.

Sẽ lý giải được phần nào điều này nếu ta xem xết các kết quả nghiên cứu của ngành phôi học (Embryology). Bào thai con người phát sinh và phát triển trải qua các gia đoạn của loài cá, loài lưỡng cư, loài bò sát, loài chim và loài có vú.

Như vậy, bào thai con người nhắc lại quá trình tiến hóa của mình và về nguyên tắc nó vẫn còn chứa đựng các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật. Di truyền học chỉ ra rằng, bộ gen con chuột và con người chỉ khác nhau trên một trăm gen. Nói cách khác, phần lớn những thông tin di truyền cơ bản của sự sống là giống nhau giữa các loài.

Cũng cần nói thêm là mật mã di tuyền của sự sống không chỉ chứa đựng thông tin phần cứng của cơ thể, nó còn truyền lại các thông tin phần mềm về hành vi, ngôn ngữ của các loài đó cho đời sau. Nhờ vậy mà đời này qua đời khác con chim biết hót hay, con mèo biết leo trèo bắt chuột giỏi…

Khi con người vẫn còn các thông tin di truyền cơ bản của các loài vật và sau khi bị điên hay tàu hỏa nhập ma, phần người biến mất tạo điều kiện giải phóng cho phần con khác nhau xuất hiện qua hành vi sống của nhũng con người đó. Đến đây ta có thể hiểu vì sao người điên có thể ăn bẩn và ngủ ngoài trời như các loài vật. Trong cơ thể của người điên các thông tin di truyền về phương thức sống của loài vật nào đó đã được khai mở. Nói cách khác tất cả những hiện tượng tâm linh, năng lực sống và hành vi sống kỳ lạ ấy thực vẫn luôn tiêm ẩn, luôn tồn tại trong chính mỗi người chúng ta.

Cũng xin nêu tiếp một thành tựu kỳ diệu khác của bà mẹ thiên nhiên để góp phần củng cố cho luận đề trên.

Từ bộ gen của một loài, bà mẹ thiên nhiên có thể tạo ra hàng triệu các thể khác nhau của loài đó. Về hình dạng, không cá thể nào giống cá thể nào mà ta thường gọi nó là sự đa dạng của thiên nhiên.
Trong ngần ấy triệu người Kinh ở Việt nam mà bà mẹ thiên nhiên tạo ra không có ai giống ai (lại xin trừ anh chị em sinh đôi cùng trứng). Như vậy mỗi chúng ta đều mang thông tin di truyền về thực thể và tâm thể của các đồng loại và ngược lại. 

Có thể kết luận rằng mỗi cá thể một loài mang trong mình thông tin di truyền của tất cả các cá thể khác (đã, đang và sẽ tồn tại) của loài đó. Điều này khá gần gũi với thuyết toàn đồ của vật lý hiện đại. Cũng rất gần gũi với triết giáo của phật học.

Hiểu được điều này, chúng ta mới có thể từng bước lý giải được những hiện tượng tâm linh như áp vong gọi hồn, hiện tượng đầu thai, số phận, nghiệp chướng và một số hiện tượng tâm linh khác liên quan đến con người. 

Xin tạm phân tích một chút về hiện tượng gọi hồn. Hiện tượng gọi hồn có thể được thực hiện khi một cơ thể trở về với vô thức, xóa bỏ cái tôi vốn đang tồn tại một cách chính danh và mở ra thông tin về một con người nào khác vốn tiềm ẩn trong cơ thể đó. Sự xuất hiện thông tin về người đã mất chắc phụ thuộc rất nhiều vào cô đồng hay người được áp vong và vào sự hiện diện của một số người thân tương thích của người được gọi hồn . 

Tuy nhiên điều kiện cần và đủ, cơ chế của quá trình khai mở các thông tin này là một điều chưa được nghiên cứu. Chúng ta sẽ sẽ không tìm được lời giải cho hiện tượng này nếu tiếp tục đi tìm kiếm ở bên ngoài con người, ở thế giới người âm vốn chưa được chứng minh rõ ràng về sự tồn tại của nó.

Tâm linh hay khoa học? Câu hỏi này thực thú vị và luôn là gợi mở cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ và tìm tòi. Tổng thể các góc nhìn về tâm linh và tiềm năng con người sẽ góp phần tạo ra phương pháp tiếp cận hợp lý nhằm có được một bức tranh toàn cảnh, dễ hiểu về tâm linh.

Khi đó ta sẽ có được một lĩnh vực khoa học phục vụ con người đầy hứa hẹn của thế kỷ 21


TÌM MỘ BẰNG SÓNG NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ - TRƯỜNG SINH HỌC

Nhà cảm xạ  Ngô Đăng Sinh

I. MỞ ĐẦU

Cảm xạ là một lĩnh vực đã được nghiên cứu và trải nghiệm từ rất lâu (trước và sau công nguyên) ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Cảm xạ học đã được ứng dụng từ xa xưa để tìm tài nguyên dưới mặt đất, của cải chôn dấu, mạch nước ngầm, tìm đất tốt để xây dựng thành phố. Cảm xạ học cũng đã được ứng dụng trong quân sự.

Cảm xạ học cũng đã có ở việt Nam từ lâu và được lưu truyền trong dân gian, song không được phát triển. Những năm 70 của thế kỷ trước, Kim Hoàng Sơn đã giới thiệu cảm xạ học trong một số ấn phẩm nhưng không được quan tâm lắm do thiếu thông tin và chứng cứ khoa học.

Từ những năm 1999 đến 2000 bác sỹ Dư Quang Châu bắt đầu dậy môn cảm xạ học ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sau khi học nhiều người đã tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ học vào đời sống như chữa bệnh, tìm vật thất lạc, tìm người thất lạc, tìm mộ thất lạc hoặc xác định mộ bị nhầm lẫn. Cảm xạ học Việt nam dần dần đã xác định được vị trí trong cuộc sống.

Cảm xạ là hai từ liên kết. Cảm là sự cảm nhận, cảm ứng, sự nhận biết rất nhậy cảm, rất nhanh nhậy của con người đối với con người (sống và chết), với các sóng năng lượng của Trái Đất và vũ trụ. Xạ là những tia xạ, những sóng năng lượng có xung quanh cuộc sống của chúng ta.

II. TÌM MỘ BẰNG SÓNG TRƯỜNG SINH HỌC

Từ nội dung các bài học do bác sĩ Dư Quang Châu dạy trong việc tìm đồ vật bị mất, tìm đồ vật bị thất lạc và tìm người bị mất tích tôi đã có ý định dùng cảm xạ học vào việc tìm mộ thất lạc hoặc xác định mộ bị nhầm lẫn.

- Khi con người ta chết không phải là hết, mà chỉ về phần thực thể trở về với đất, còn vẫn tồn tại phần tâm thức là phần trường năng lượng tâm linh (trường sinh học).

- Trường sinh học có thể tác động đến môi trường xung quanh, tác động đến con người. Trường sinh học của mỗi người là khác nhau: khác nhau về tính chất, khác về dạng sóng, khác về cường độ sóng. Bước đầu tôi mới sử dụng được hai loại sóng để tìm mộ, đó là

1. Sóng năng lượng

2. Sóng hình dạng

Khi con người ta chết đi, không phải đã hết mà là họ chuyển từ hoàn cảnh sống này (cõi dương) sang hoàn cảnh sống khác (cõi âm). Họ đang ở quanh ta, họ luôn hướng về ta, họ luôn giúp đỡ ta (ý nghĩ tâm linh) nếu ta nghĩ đến họ (con người với vong linh). Vì có sự liên kết ấy mới có các nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ học tìm được nhiều phần mộ liệt sỹ và nhân dân bằng sóng trường sinh học, bằng tâm linh, vẽ được sơ đồ địa chỉ mộ phần, nói chuyện với vong, vong xuất hiện cho nhìn thấy hình ảnh con người của vong, hình ảnh quê hương, có nhà cửa, cây cối, vườn trên, ao dưới, đường đi lối lại của gia đình vong… Vong còn hoà nhập với nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, với người thân với các thày, cô đồng để nói ra những điều mà người trần thế không thể nhận biết được.

Để có thể liên kết với các vong linh, mỗi nhà ngoại cảm - cảm xạ học phải là người có khả năng đặc biệt có đủ năng lượng sinh học, nắm được nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các dạng dụng cảm xạ (thành thạo, nhuần nhuyễn). Có hai phương pháp tìm mộ đó là:

1)Phương pháp tìm mộ từ xa 

2)Phương pháp tìm mộ bằng sóng trường sinh học.

Phương pháp tìm mộ từ xa phải có sự giúp đỡ của bề trên chỉ bảo, của người độ mạng  hoặc của vong linh cho biết (sóng truyền dẫn tâm linh).

Phương pháp tìm mộ trực tiếp bằng sóng trường sinh học nhất thiết phải đến tận nơi cần tìm, tôi đã sử dụng một số dụng cụ cảm xạ 2001 (tên là đũa cảm xạ 2001). Trước khi dò tìm mộ phần việc đầu tiên phải tiến hành khấn lễ trình tự theo cấp bậc, ngôi thứ xin được bề trên… các Quan ngài … các chư vị … người độ mạng để nhận được một số thông tin về tâm linh đồng thời xin bề trên… xin cho … được gặp vong (có trường hợp xin mãi mới được) vì vong giận … khi gặp được cũng xin vong cho biết một số ý kiến  để trong quá trình dò tìm tránh được những thiếu sót.

Đũa cảm xạ có các bộ phận chính sau.

Cán cầm có chiều dài 15,03 cm đường kính cán 2 cm, phần cán cầm chia  ra làm 2, cán cầm chính dài 12,05cm, nối với đầu cán cầm nhỏ hơn dài 3,03cm có một lỗ cho đũa dài xuyên qua, phía trên cùng có ốc xoáy chìm vào ra ở phía trước nối với đũa dài phía sau ổ chửa có nắp xoáy vào ra, thân ổ chứa rỗng để đựng chứa vật đối xứng ổ chứa dài 4cm.

Kim chỉ định vị xuống mắt đĩa đồ hình, có đầu nhọn ở dưới, giữa kim có lỗ để đưa cây đũa dài xuyên qua, trên có ốc xoáy vào ra để chốt cho cây đũa dài giữ chặt, kim chỉ dài 3,00cm

- Đũa dài 29,03cm, hai đầu có đường rãnh xoáy vào ra để một đầu nối với ổ chứa phía sau, một đầu nối với  đầu thu sóng phía trước.

- Đầu nhọn thu sóng ở phía trước đằng sau có rãnh xoáy chìm vào ra để nối với một đầu đũa dài, đầu thân nhọn thu sóng dài 3cm .

Các phụ kiện:

- Bảng nhựa đồ hình, hính tròn đường kính dài 12cm có dán đồ hình 2 mặt, có nhiều bảng nhự đồ hình với nhiều nội dung khác nhau, để phù hợp với công việc dò tìm.

- Tôi vẽ hình đũa cảm xạ 2001 mặt cắt A và ghi chú thứ tự các bộ phận của đũa2001 và một đĩa đồ hình có 2 mặt, mỗi mặt có một màu khác nhau, nội dung của mỗi mặt đồ hình cũng khác nhau - thời gian nối tiếp thời gian, tôi cứ lặng lẽ nối tiếp thời gian như một con ong hút mật, tôi làm việc ở Trung tâm từ 2004 đến nay, số mộ tôi tìm được theo sổ sách lưu là 737 (bảy trăm ba bẩy) mộ phần liệt sỹ và nhân dân. 3 năm trước từ 2001 đề 2003 vì không mở sổ nên không có số liệu. Để tìm được những mộ phần liệt sỹ và nhân dân tôi đã vượt qua moi khó khăn của mỗi lần, tôi được các gia đình liệt sỹ và nhân dân mời đi tìm, có lần đến những vùng xa xôi có rừng, đồi, sông suối, có thung lũng dưới chân đồi bao quanh, không gian thì tĩnh lặng, với bao nghĩa trang liệt sỹ và nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước. Có những khó khăn không thể nói bằng lời, mà chỉ có ai đã đến, đã mắt thấy tai nghe mới chứng kiến hết được việc tìm mộ nhân dân có dễ dàng hơn cung đường đi lại nhưng công việc lại phức tạp hơn, địa điểm không cố định khi dò tìm mặt bằng luôn thay đổi, lúc thì lội trên những ruộng cày bừa mấp mô lún thụt, lúc thì lúa đang thời con gái rất khó đi, thời tiết ngoài trời lúc nóng nực oi bức, lúc thì mưa dông gió dật, lúc mưa phùn gió lạnh khó hơn là địa điểm gia đình cho biết cũng 2 ,3 nơi một lần tìm (mộ mất bằng phẳng) khu vực chỉ nhớ áng chừng mang máng mà thôi. Người bảo chỗ này, người chỉ chỗ kia… dò tìm mộ nhầm lẫn có thuận hơn là ở trong một khu vực, cũng lệch nấm (mộ), cũng mất nấm hoặc đã bị chuyển nhầm, nhất là ở các gò đống, tha ma cũ lâu đời còn để chồng lên nhau, lại còn những khách quan, chủ quan đưa tới.. Nhưng khó khăn hơn vẫn là chuyện của vong, vong nhân dân khó chiều hơn vong của các anh hùng liệt sỹ (chiều như chiều vong) nào là xin mãi mới được gặp nào là giận con cháu, cháu, chắt, nào là thử thách, chính ở bên đông lại chỉ sang bên tây, ở bắc lại chỉ xuống nam. Lúc thì đồng ý lúc lại không, lúc thì muốn về lúc thích ở lại vv… công việc cứ đều đều như thế. Biết sao cho hết được những chuyện vui buồn khó khăn… của những lần đón mời đi tìm mộ.

- Tôi báo cáo về dạng sóng, cách thử sau khi tìm thấy mộ.

- Nếu tôi báo cáo công việc trước trong và sau khi tìm thấy mộ thật đầy đủ rõ ràng thì quả dài, tôi chỉ xin phép nêu lên mấy ý sau.

a) Về tâm linh tất cả chúng ta phải biết nhớ công ơn bề trên, tôn kính bề trên, phải tôn trọng vong linh  (người đã mất) phải sắm sửa lễ vật để khấn xin kêu cầu cho công việc của bản thân và gia đình.

b) Tất cả mọi người trong gia đình đi tìm mộ áp vong, gọi hồn đều phải nhất tâm cùng chung một niềm tin, ý nghĩ  kể cả nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, thày cô đồng.

- Nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ, thày, cô đồng phải có cái tâm trong sáng, phải biết tự chủ làm chủ mình, nếu khả năng có đến đâu giúp đến đấy, tránh sự tự kỷ ám thị vụ lợi, nói dựa, viết dựa, viết theo….

c) Nhà ngoại cảm, nhà cảm xạ khi tìm mộ  phải hiểu biết xác định được sóng trường sinh học (trường năng lượng) sóng của vong (sóng của hài cốt) phát ra những loại sóng gì?
- Dạng sóng năng lượng phát ra có những tần số: Từ chỉ  số sóng thấp, trung bình đến cao.
- Dạng sóng hình , sóng hình có các dạng phát ra : có sóng hình dọc, sóng hình ngang, sóng hình thuận chiều, sóng hình ngược chiều, sóng hình chéo phải, sóng hình chéo trái

d) Có ba cách thử để chứng minh khi đã tìm thấy mộ ( nếu gia đình yêu cầu)
Cách 1: Bỏ vật chứng ra ngoài ổ chứa để thử trước mộ
Cách 2: Bằng tóc cùng huyết thống 3 trực hệ ( bên nội)
Cách 3: cắm đũa trên mộ, đặt một quả trứng sống vịt hoặc gà lên trên đũa

Cách 1: Bỏ vật chứng. Sau thời gian dò tìm đầu thu sóng của đũa cảm xạ chỉ mộ phần gia đình khấn lễ, tôi khấn lễ, tôi ngồi xuống trước mộ bỏ vật chứng trong ổ chứa vật chứng ra , đưa vật chứng ấy cho một thành viên trong gia đình cầm ( tôi đã xin bề trên bằng tâm linh, xem thành viên ấy có thành tâm, có tin thì mới cho thử) làm theo hướng dẫn của tôi, lấy một ngón tay gạt vào thân đũa sang trái hay phải đều được, khi kim chỉ sóng dừng lại. Nếu đầu thu sóng dừng chỉ vào mộ vừa tìm chưa, để vật chứng đặt vào đĩa đò hình như vậy mộ ấy chưa đúng ( có hai ý) một là vong còn giận, vong thử thách, có thể vong đùa, hai là cần thử lại để thành viên khác thử, thử lần 2 đầu thu sóng chỉ ra ngoài phần mộ vừa tìm, thành viên để vật chứng lên đĩa đồ hình, đầu thu sóng và thân đũa từ từ chuyển động dần dần quay về phía mộ và dừng lại, đấy mới là mộ nhà mình ( gia đình nhờ tìm) chính xác

Cách 2: Thử bằng tóc, tôi khấn lễ xin trước mộ, được phép mới làm
- Là con, cháu, chắt nội không kể tuổi tác, người đưa mẫu tóc tôi phải xin hỏi về tâm linh, xem có thành tâm, có lòng tin…Nếu không lấy mẫu tóc người khác, có tóc cho vào trong ổ chứa . Tôi nắm vào cổ tay người có tóc cùng đi dò tìm, đi từ xa tới khi gần đến mộ đang đặt lễ, đầu thu sóng chầm chậm rồi dừng lại, đây mới đúng mộ người thân

Cách 3: Thử đặt trứng. Tôi khấn lễ trước mộ được phép mới làm

- Đặt trứng không phân biệt tuổi tác, nội, ngoại, nếu có tâm mà hợp với vong là đặt được. Ngưòi xin đặt trứng nếu được thì phải khấn lễ ở nhà trên bàn thờ gia tiên, ở mộ cũng phải khấn lễ xin xong mới được thử

- Trứng để thử mua trứng vịt tốt hơn, không có thì mua trứng gà, phải có sống (trống đạp) trứng thiếu trống, trứng đang ấp không thử được (vì âm dương sáo trộn không cân bằng) còn đũa dùng bằng đũa tre, không dùng đũa gỗ, nhựa, nhôm, hay inôc

- Người xin đặt trứng , đầu đũa nhỏ cắm trên mộ, hai tay nâng hai đầu quả trứng đứng yên trên đầu đũa ở bất kỳ góc độ nào…Nếu để lâu thời gian đặt trứng ở bất kỳ điểm nào cũng được (cân bằng) nhưng không thể có một cảm nhận một luồng khí nào hút quả trứng xuống cây đũa

III. KỂ TRUYỆN TÂM LINH

- Tôi xin báo cáo kể lại câu truyện về đặt trứng, về báo mộng, nhìn thấy hình ảnh vong xuất hiện, ảnh quê hương, đường, ngõ, nhà cửa, cây cối, vườn ao…

1. Câu truyện thứ nhất: Đặt trứng lên đầu đũa đậu hai đêm một ngày. Tại sao thời gian dài như vậy , trứng đậu trên mộ ông nội ngay chiều hôm tìm thấy mộ, ông nội Nguyễn Văn Từ mộ thất lạc 65 năm, mộ mất nấm bằng phẳng ở thôn Liễu Viên, Xã Nghiên Xuyên, Huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây cũ. Cháu đích tôn Nguyễn Ngọc Long ở số nhà 2 Phố Thọ Xương, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sáng ngày 24/2/2007 tìm thấy mộ phần ông nội cháu Long lúc 17h cùng ngày trước khi cháu Long và gia đình cùng tôi về Hà Nội cả gia đình nội ngoại đều ra mộ ông lễ tạ, sau cháu Long xin đặt trứng, cả nhà theo dõi, tất cả reo lên đặt được ngay, đặt được rồi gia đình lần cuối đứng trước mộ lễ xin ông ra về. Cháu Long có nhờ anh em ở quê cử nhau ra trông để  đến khi nào trứng rơi. Quả trứng vẫn đậu còn người vẫn trông đến sáng ngày thứ hai. Bà con xóm giềng tin cho nhau ra xem để chứng kiến , mọi người đều khấn xin cụ được ít phút thì trứng rơi. ĐT cháu Long 0912889999.

2. Câu chuyện thứ hai: Quả trứng đặt trên đầu đũa xoay qua phải, xoay qua trái tưởng là rơi nhưng vẫn đậu. Tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Ninh Hoà, Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hoà ngày 6/9/2008, tôi dò tìm thấy mộ liệt sỹ Lương Từ sinh năm 1918, liệt sỹ chống Pháp là chú ruột ông Lương Song sinh năm 1938 ở thôn Phú Hoà, Xã Ninh Quang, Huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hoà, ông quỳ phục trước mộ khấn xin chú, xin cắm trứng, bát hương nhỏ lại nông, đũa cắm không được chặt, hai tay nâng quả trứng đặt lên đầu đũa rồi ông buông ngay hai tay ra, mọi người đứng xung quanh nhìn xem thế nào, mọi người nhìn thấy quả trứng chuyển động, có người thốt lên trứng rơi mất nhưng quả trứng vẫn không rơi, trứng chuyển động sau đứng yên trên đầu đũa người chứng kiến gần nhất là anh Lương Lợi phó tham mưu trưởng huyện đội huyện  Ninh Hoà, tỉnh Khánh hoà. điện thoại: 0983034000.

3. Câu chuyện thứ 3: Trứng trên đầu đũa rơi xuống tay em trai – trong hài cốt liệt sỹ khi bốc phải có kỷ vật 1 lọ penexilin.

Câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Quang Độ ở thôn Trữ Khê 3 phường Quán Trữ, quận Kiến An tỉnh Hải Phòng. Ngày 20/5/2010 tôi dò tìm thấy mộ liệt sỹ Nguyễn Quang Tịnh ở lô T, hàng thứ 6 số mộ 149, liệt sỹ Tịnh sinh năm 1950, nhập ngũ ngày 25/9/1966, hy sinh ngày 15/8/1967, liệt sỹ Tịnh an nghỉ và nhận nhiệm vụ tại đơn vị nghĩa trang Đông Tác thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên, gia đình xin đặt trứng, duy nhất người đặt được nhanh nhất có sức hút của luồng khí là con trai ông Độ, gần đến trưa quá nóng bức tôi và gia đình khấn lễ xin liệt sỹ ra về để chiều tối xin nâng cốt liệt sỹ Tịnh, hạ lễ xong, ông Độ quỳ xuống trước mộ liệt sỹ Tịnh ông khấn xin cho cả gia đình nghe, ông xoè hai bàn tay hai bên, không chạm vào đũa trứng, ông xin, ông nói phần mộ đấy chính là anh, nhà của anh, anh linh thiêng thương các em, các cháu anh cho quả trứng rơi xuống tay em, lời xin của ông vừa dứt thì quả trứng rơi ngay xuống lòng bàn tay ông Độ, thế là mọi người lại quỳ xuống trước mộ liệt sỹ khấn xin.

Chiều ra chuyển mộ có đủ lễ mặn, lễ nhạt để liệt sỹ Tịnh liên hoan chia tay các thủ trưởng cùng đồng đội. Hai ông quản trang bốc cất giúp gia đình, xương cốt không còn nhiều, qua nhiều năm tháng xương cốt đã hoà quyện vào tinh bột của đất, không lẫn một chút cát nào, khi gần xong thì lấy lên được 1 lọ penixilin ở phía dưới, lọ penixilin được mọi người cầm truyền tay nhau lúc ấy có người nói đúng rồi, người cháu gọi tôi, thày Sinh ơi đúng bác cháu đây, sau ông Độ cũng nói thầy ơi mộ anh con đây rồi, đúng rồi. tôi hỏi thì ông Độ nói anh con về báo mộng cho con trong thời gian con xin giấy tờ vào tìm anh con, gia đình người tin người không, sau hai, ba người mỗi người đi xem mỗi nơi có một cô đồng nói khẳng định trong mộ liệt sỹ phải có một lọ penixilin thì mới đúng mộ người nhà mình. Tôi xin kèm theo bức ảnh tôi chụp bộ hài cốt liệt sỹ nguyễn Quang Tịnh có hình lọ penixilin ở phía sau hài cốt.

4. Câu chuyện thứ 4: Mẹ hiện hình ảnh mẹ để nói với con gái mộ phần của mẹ thầy tìm thấy đúng rồi.

Ngày 8/3/2007 ông Đỗ Văn Thụ sinh năm 1933 là con trai mẹ thứ bà Đặng Thị Mai sinh năm 1937 là con dâu ở số nhà 98 đường Hoàng Văn thụ, phường Hoàng Văn Thụ quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Xin tìm mộ mẹ già cụ Phạm Thị Mực, cụ sinh ở xóm Minh Thắng, xã Yên Chính, huyện ý Yên tỉnh Nam Định, cụ mất năm 1946, mộ phần cụ đang an nghỉ tại nghĩa trang của chi họ chung trong nghĩa trang xã yên Chính (mộ cụ bị nhầm lẫn) đã 60 năm qua gia đình cứ khấn chung tại ban thờ chính sau đi thắp hương cho cả khu vực trong đó có cả mộ phần cụ Mực. Đến nghĩa trang tôi và gia đình khấn lễ, tôi xin phép bề trên để dò tìm, những giây phút qua đi, hết mộ này qua mộ khác, hết hàng nọ qua hàng kia cứ thế tôi dò tìm khi tới một ngôi mộ ở góc trên dãy đầu thì đầu thu sóng dừng lại, đây là mộ của cụ Mực. tôi đứng xin bề tren về tâm linh, sau tôi xin cụ chỉ ít giây lát cụ xuất hiện hình ảnh cụ, tôi nhìn cụ rất rõ cụ người đậm khuông mặt tròn, hai cánh mũi to, môi hơi dày, cụ nhìn tôi cụ cười xong là cụ hoá tôi cúi đầu cảm ơn cụ  xin cụ, cụ đã báo cho tôi, tôi quay lại nơi gia đình đến nhận  phần mộ của cụ, mọi người đi tới tôi nhìn thấy một bà rất giống cụ tôi xin hỏi bà, bà giống cụ tìm hôm nay lắm, thì một bà khác đỡ lời bà ấy là con gái út của cụ mà, con không giống mẹ còn giống ai được nữa, thế là bà con gái không nói được nên lời, bà chạy đến bên mộ khóc xin mẹ, mẹ ơi con gái mẹ đây.

5. Câu chuyện thứ 5: Anh trai liệt sỹ cho tôi biết hình ảnh  trước sân ở quê có một cây đang ra hoa trắng rất to, lối ngõ ra đướng có rặng tre xanh trên có những cành lá đang đu đưa với gió.
Ngày 8/7/2009 bác Nguyễn Ngọc Thắng sinh năm 1960 ở xóm Ngoại Trạch xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh phúc cùng tôi đi tìm liệt sỹ Nguyễn văn Thành sinh năm 1951 nhập ngũ năm tháng 4/1969 hy sinh ngày 15/2/1971, liệt sỹ an nghỉ và nhận nhiệm vụ tại đơn vị nghĩa trang xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian tôi dò tìm cũng khá lâu được 2/3 số mộ bên tay trái lễ đài đến gần giữa hàng sau thì đầu thu sóng dừng chỉ trước mộ mộ phần ghi trên bia (chưa biết tên anh), trong lúc khấn lễ tôi có hỏi và xin liệt sỹ một số ý, thời gian lâu hơn các liệt sỹ khác, hình ảnh của liệt sỹ không xuất hiện mà chỉ có hình ảnh ở trước sân nhà có một cây to sum xuê đang nở hoa trắng lướt qua ra ngõ đi xuất hiện tiếp có một rặng tre xanh đang nô đùa với gió, tiếp đến hai chị em khấn lễ anh thì lại có xuất hiện khác, liệt sỹ nhập hồn vào người em dâu thứ 2 đang đứng  khấn lễ tự ngã vật ra mà không va đập vào phần mộ nào (mộ này cách mộ khác độ 70 đến 80cm) người em dâu tên là Hoàng Thị Sáu nói ra những lời của liệt sỹ Thành trước khi về làm dâu, bác Thắng nhận là đúng, anh Thành nói đúng, khi tỉnh lại người em dâu tự nói, thày ơi, thày Sinh, chú Thắng ơi, sao tôi lại nằm thế này mệt quá nói lạc giọng, tôi nói là liệt sỹ Thành cho xuất hiện hình ảnh  cây hoa rặng tre là thế nào thì bác Thắng nói anh em cho thày biết ạ, thày ơi anh con cho thày biết thế là rất đúng, hồi anh con đi nhập ngũ cây ổi to trước sân nhà đang ra hoa trắng, còn rặng tre ngoài ngõ cũng đúng, thưa thày mộ anh con đây rồi, đúng rồi thày ơi, chị em con và gia đình cảm ơn thày nhiều lắm. Đến đầu giờ chiều tôi cùng hai người ra Uỷ ban nhân dân xã Tịnh Bình báo cáo, có sự việc nhập vong, lãnh đạo xã không tin đã cử cán bộ cùng ra, đích danh có cả chủ tịch, tất cả đứng trước mộ khấn lễ thì hiện tượng nhập vong lại lặp lại, vong nói chuyện tập thể nhiều hơn, chủ tịch thấy thế nên đi về trước, một vài người có hỏi vong, vong cho biết có sự việc rất chi tiết, thời gian giao lưu vui vẻ cởi mở, vong chào rồi xuất hồn, mọi người ra về có nói với nhau, đây là hiện tượng mới có.

6. Câu chuyện thứ 6: Vong cụ ông báo mộng cho tôi để chỉ cho con cháu.
Sau một ngày dò tìm lội trên những ruộng cày giữa mùa đông mưa phùn giá rét, mà vẫn chưa tìm thấy mộ phần cụ ông Nguyễn Văn An, mộ cụ không một ai nhớ khu vực chỉ nghe kể lại để ở trên tha ma hoặc gần tha ma (mộ để theo phong thuỷ) dấu con cháu, sau cải cách ruộng đất, đến hợp tác hoá nông nghiệp tha ma được di chuyển đi nơi khác thành những thửa ruộng canh tác trồng trọt cấy cày. Từ thôn Đức Chiêm xã Đức Hợp Huyện Kim Động  tỉnh Hưng Yên là quê hương cụ Nguyễn văn An cách Hà Nội không đến 40km, tôi phải về hà Nội. Không ngủ lại được mai tôi lại đến tìm cụ. Đêm hôm ấy 24/11/2002 nhâm ngọ cũng như bao đêm khác, tôi thao thức mãi mới ngủ được, tôi không nhớ vào canh giờ nào tôi cứ mơ mơ màng màng nhận thấy có một cụ ông đẹp lão đang đứng ở bên giường của tôi, thấy cụ tôi chào cụ trước, cụ chào lại tôi rồi cụ nói luôn. Thày vất vả quá bì bõm sau một ngày tìm tôi mà vẫn chưa được, các cháu nó không nhớ, không biết nên cứ chỉ ở những nơi khác. Ngày mai thày về thày cứ ra giữa cánh đồng ở sau đoạn đường cong nối với đoạn đường thẳng dài chỗ ấy là nhà của tôi, họ vạc hết nấm chỉ còn hơi lùm lùm do họ vứt cỏ vào đấy thôi, cụ nói đến đấy cụ chào tôi ngay lúc ấy tôi bừng tỉnh, nghĩ lại tôi cảm ơn cụ, tôi có một giấc mơ đẹp cụ dành cho tôi cùng các con cháu của cụ. Sáng ngày 25/11/2002 nhâm ngọ, nghe lời chỉ dẫn của cụ tôi cầm đũa cảm xạ lội thẳng ra nơi cụ bảo, đi được một đoạn dài khi gần đến chỗ dưới đoạn cong có một mộ nhỏ thỉ đầu thu sóng dừng lại, tôi nói với một ông cháu ở quê, đây là mộ cụ, ông ấy vẫn nói không phảivà ông nói với tôi thày đi cùng con ra phía gần nghĩa trang liệt sỹ để tìm, tôi đang tư duy thì ông cầm tay tôi mời thày đi đi được khoảng trên dưới 100m đầu thu sóng vẫn chỉ về phía mộ cụ, lúc này tôi nói ông và gia đình không nhận thì thôi tôi không tìm tiếp nữa, tôi trở về hà Nội, nhưng trước khi về tôi nói với ông về giấc mơ đêm hôm qua mà cụ nhà ta đã báo mộng cho tôi nên sáng hôm nay, tôi mới mời ông đi cùng lội thẳng ra nơi cụ báo mộng, nghe xong ông cháu nói thế mà thày không nói cho con biết, lúc ấy ông mới gọi các cháu mang thuống tới để thăm tìm, chỉ một lần thuốn đầu đã chạm gạch có tiếng kịch, tiếp đến những lần thuốn sau dài rộng, chéo, ngang dọc lần nào cũng nghe được tiếng kịch gạch cả nhà xuống làm lễ, sau xin cụ đào xem tiểu được đậy bằng loại gạch gì, tôi hỏi thì một ông cho biết các cụ dặn lại là bằng gạch bát nung cậy ở góc sân nhà lên, cụ bà cũng thế, chỉ khoảng 75cm chiều sâu mọi người nhìn rõ 3 viên gạch bát màu mận chín đậy trên miệng tiểu, nhiều người thở phào nhẹ nhõm, cụ được con cháu, chắt chuyển về nghĩa trang của gia đình, từ năm ấy đến nay con cháu chắt vẫn ăn nên làm ra… Tôi xin kèm theo một thư cảm ơn của gia đình do các cháu cụ viết (lần ấy tôi tìm cho gia đình được 4 ngôi).

Kính thưa hội thảo

Phần báo cáo tìm mộ bằng sóng trường sinh học của tôi tất cả từ đũa cảm xạ, đến việc làm, những câu chuyện tâm linh, thư cảm ơn đều là sự thật, vì sư phạm của tôi có hạn nên rất mong các vị khách, các vị lãnh đạo Liên hiệp hội, Trung tâm cùng hội thảo có sự thông cảm, tôi xin đón nhận từ những ý kiến chân thành.

Tài liêu tham khảo:
Dư Quang Châu, Cảm xạ học và đời sống, NXB văn hoá thông tin - Hà Nội - 2010

TẬP YOGA CÓ BỊ TẨU HỎA NHẬP MA KHÔNG?

- TẬP YOGA CÓ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA KHÔNG?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên ta cần phải hiểu thuật ngữ "tẩu hoả, nhập ma" là gì trước đã.

- Tẩu hoả, nhập ma là một dạng tai biến do quá trình tập luyện một phương pháp nào đó, thí dụ như: Khí công, Yoga, Thiền, Cảm xạ, Năng lượng v.v...

- Cũng cần phải phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên nhân. Dù ở mức độ nào đi chăng nữa, cả 2 tai biến này đều đưa người tập vào trạng thái mất trí nhớ hoặc điên cuồng. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển. Người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các năng lượng lạ thâm nhập, [còn được gọi là vong] hay là bị ảo giác hoặc ảo cảnh chi phối.

- Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi sự điều khiển của người luyện công. Và nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo cảnh huyễn hoặc, không cỏn khả năng nhận thức đâu là giả, đâu là thật. Tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có, hoặc chỉ có trong vọng tưởng mà thôi.

- Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ, sẽ cảm thấy thường tức ở ngực, bụng trướng thống lên, đầu nặng, hoa mắt... bởi do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong trường hợp nặng hơn, do khí lực loạn chuyển khắp châu thân, người luyện công không chỉ chịu những cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động đối với cơ thể của mình. Khi đó mọi hành vi, mọi cử động ngoài ý muốn đều có thể xảy ra và cuối cùng là sự điên loạn thực sự.

- Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị lôi cuốn vào các ảo cảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế sẽ tiến dần vào trạng thái hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Người bị nhập ma đôi khi không thấy có sự biểu hiện rõ rệt, nên tai biến về nhập ma hết sức nguy hiểm, vì thường khi phát giác được là cũng vào lúc trở nên khó trị.

Nói tóm lại:

- "Tẩu hoả" là một bệnh lý trong quá trình tập luyện không đúng phương pháp, bệnh này thường xảy ra đối với những người chỉ tập qua sách vỡ hoặc những ông thầy chưa đủ kinh nghiệm hướng dẫn. Hiện tượng bệnh lý của tẩu hoả thường thấy như là; Tức ngực, khó thở, nóng nảy, nhức đầu v.v... hoặc cảm thấy lạnh ở trong người, thường đổ mồ hôi, thường xuyên cảm thấy lạnh dọc theo xương sống v.v... Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn tới điên cuồng.

- "Nhập ma" là hiện tượng tâm thần hoang tưởng, người bị nhập ma là người cứ nghĩ rằng mình sẽ làm được việc đó, nhưng trên thực tế là họ không bao giờ làm được. Hoặc là họ bị một năng lượng lạ thâm nhập mà họ không hề biết [còn được gọi là vong], dần dần sẽ trở thành người mất trí nhớ hoặc sẽ dẫn tới điên loạn.

Để trở lại câu hỏi "Tập Yoga có bị tẩu hoả nhập ma không"?

- Theo tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi không rõ ràng và không đầy đủ nghĩa! Bởi vì YOGA có rất nhiều loại, và có tác dụng khác nhau. Có loại chuyên về thể dục, tập các động tác (Asana ), tác động vào "THẦN KINH VẬN ĐỘNG", gồm có cơ, khớp, dây chằng... Có loại chuyên về luyện thở, tức nội tạng. Tác động vào"THẦN KINH THỰC VẬT" gồm các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và các tuyến nội tiết. Có loại chuyên về thiền "THẦN KINH TRUNG ƯƠNG" làm chuyển hóa tích cực những tư duy, tình cảm, cảm xúc, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát. Có lọai chuyên về "THẦN KINH XÚC GIÁC" tác động vào 5 giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, và xúc giác, bằng phương pháp mátxa, bấm huyệt... Ngoài ra còn có một số loại yoga chuyên về mở luân xa và khai thác quyền năng. Nếu như chỉ tập các động tác (Asana)thì "KHÔNG BAO GIỜ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA CẢ".  Bị đau khiến phải đi bệnh viện là do tập QUÁ SỨC, trong đó có sự tranh đua với bạn cùng lớp, hay là người thầy giúp đở bằng cách là TÁC ĐỘNG THÊM. Những cái đau này không thể gọi là tẩu hỏa, nhập ma được. Bởi vì tẩu hỏa, nhập ma nặng hơn rất nhiều, có thể dẫn tới điên loạn, hoặc tử vong như đã nói ở phần trên.

Hiện nay theo thông tin trên mạng và các nguồn tin bên ngoài có khuyến cáo rằng không nên tập Yoga theo sách, điều này thực hư ra sao?

- Nếu như chỉ tập những động tác, [còn gọi là ASANA], thì không có gì là nguy hiểm cả, mà vẫn có lợi về mặt sức khoẻ. Một lời khuyên cho bạn là: Đừng có quá cố gắng tập động tác giống như hình minh hoạ trong sách khi cơ thể bạn chưa mềm dẽo, những người minh hoạ trong sách thường là những người có thời gian tập luyện khá lâu, và đã có một cơ thể mềm, dẽo nhất định nào đó... vì vậy bạn không nên cố gắng tập động tác giống y như họ được, sẽ gây đau đớn cho cơ thể của bạn đấy, tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn là nên đến một lớp YOGA nào đó có uy tín và học một khoá, thời gian khoảng một tháng rưởi là bạn có thể ở nhà tập luyện một mình được rồi, như vậy sẽ an toàn hơn.  Còn như bạn có mang trong người một số bệnh nào đó như là cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình... thì bạn không nên tập YOGA theo sách, tôi khuyên bạn hãy đến số 55b NGUYỄN THỊ MINH KHAI Q1 TP HCM  gặp cô KIM PHỤNG [ĐT 0918794266], hoặc cô LÊ THỊ ÁI LIÊN là người kế thừa của cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN [ĐT 0903903793], nơi đây có hướng dẫn các bài tập để trị các căn bệnh nói trên rất có hiệu quả.

 Vậy! tập thở thì sao? có nguy hiểm lắm không?

- Trả lời rằng "KHÔNG VÀ CÓ". Nếu như chỉ tập thở BỤNG thì không có gì nguy hiểm cả, mà lại rất có hiệu quả. Bằng chứng là có người tập thở bụng cả đời người mà có sao đâu? mà sức khỏe ngày càng tốt hơn [cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN] ... Còn như thở kết hợp với sự tập trung vào để khai mở luân xa, hay dùng ý dẫn khí theo một lộ trình nào đó thì hãy... coi chừng.

Thầy vừa mới nói đến khai mở luân xa, xin thầy vui lòng cho biết thêm về việc này. Chuyện khai mở luân xa có khả năng thực hiện được không?

- Chuyện khai mở luân xa là một vấn đề rất tế nhị và thời sự trong giai đoạn hiện nay mà rất nhiều bộ môn như: KHÍ CÔNG, YOGA, NHÂN ĐIỆN, CẢM XẠ, NĂNG LƯỢNG SINH HỌC v.v... thường đề cập tới. Theo sự hiểu biết của tôi thì chỉ có Đức Phật mới là người có đủ khả năng mở được các luân xa, hoặc là những vị cao tăng tu ẩn dật trong núi hay là những hang động bí mật nào đó mà ta khó có thể biết được, chỉ trừ khi ta có đủ căn duyên mới gặp được các ngài.

Nhưng có nhiều trường phái họ có khả năng mở luân xa cho học trò, thầy nghĩ sao về vấn đề này?

- Hì..hì... chuyện mở luân xa cho học trò cũng giống như hái sao trên trời vậy. "ĐÂY LÀ CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ THỰC HIỆN ĐƯỢC". Ngay chính cả vị thầy đó cũng chưa mở được luân xa, thì làm gì có chuyện mở luân xa cho người khác, như tôi nói ở phần trên. Chỉ có Đức Phật mới là người đã mở được các luân xa mà thôi, ngay cả đức Phật cũng không có khả năng mở được luân xa cho các đệ tử, nếu mở luân xa được thì các đệ tử của ngài đều thành Phật cả rồi. Toàn năng, toàn giác như Đức Phật còn làm chưa được, huống chi là các vị thầy sau này.

Đức Phật là người toàn năng, toàn giác rồi... việc này thì không dám bàn đến. Nhưng có một số môn phái họ nói là mở luân xa 20%, 30% hoặc 50%, việc này thì như thế nào?

- Chỉ có mở được hoặc chưa mở được, không có chuyện mở được bao nhiêu phần trăm, chuyện như vậy mà bạn cũng tin được sao? Không có chuyện người thầy đặt bàn tay lên luân xa các học viên rồi bảo rằng đã khai mở. Thử hỏi đạo đức của người thầy như thế nào, đã giác ngộ chưa? Nguồn năng lượng của người thầy được bao nhiêu Vol để có thể khai mở luân xa cho học viên, độ nóng hoặc độ lạnh của bàn tay người thầy được bao nhiêu độ để có thể tác động vào các luân xa? Như các bạn biết đấy, nếu nói đến việc mở được luân xa là ta nói đến 6 loại thần thông, mỗi một thần thông đều có một quyền năng hoặc phép lạ, lấy thí dụ như:

1/ THIÊN NHÃN THÔNG: Khi thiên nhãn thông đã được khai mở, thì ta có thể nhìn được ở tam cõi, hoặc nhìn thấy cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN].
2/ THIÊN NHĨ THÔNG: Khi thiên nhĩ thông đã được khai mở, thì ta có thể nghe được mọi âm thanh ở tam cõi, hoặc nghe được cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG].
3/ THA TÂM THÔNG: Khi tha tâm thông được khai mở, thì ta có thể đọc được tư tưởng của người khác.
4/ TÚC MẠNG THÔNG: Khi túc mạng thông được khai mở, thì ta có khả năng biết được tất cả các nghiệp thiện cũng như nghiệp ác của người khác từ quá khứ của kiếp trước, [trường hợp của nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE].
5/ THẦN TÚC THÔNG: Khi thần túc thông được khai mở, ta có thể biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi v.v... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
6/ LẬU TẬN THÔNG: Khi lậu tận thông được khai mở, ta sẽ dứt trừ toàn bộ KIẾN HOẶC và TƯ HOẶC trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn, [trường hợp của ĐỨC PHẬT THÍCH CA].

- Theo sự thống kê kể trên, bạn hãy nhìn vào người thầy có được một thần thông hay không? Và biết được người thầy đã khai mở luân xa hay chưa mở? Nói tóm lại, việc người thầy đặt bàn tay lên các luân xa của học viên và nói rằng đã "khai mở luân xa" là chuyện bịp bợm, hoang tưởng... là người thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ không bị các thầy này lừa gạt.

Qua các cuộc nghiên cứu và đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được có 4 con đường dẫn đến ngoại cảm hoặc thần thông.

1/ BẨM SINH: tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm rồi.
2/ TAI NẠN: Một tai nạn bất ngờ nào đó như là bị điện giật, bị té xe, một trận đau thập tử nhất sinh bổng phát hiện ra mình có khả năng này. Điển hình như nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN, nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG, nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE.
3/ THIỀN SƯ: Là các nhà tu hành khổ luyện lâu năm đắc đạo.
4/ ĐÀO TẠO: Do được đào tạo có hệ thống. Đây là con đường mà trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đang nghiên cứu ở HÀ NỘI.

- Trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh, hoặc do một tai nạn, hay những trường hợp đặc biệt nào khác, thì rất là hiếm. Đối với những người này ta không thể học được những gì từ họ, và người có khả năng này cũng không truyền thụ được cho bất cứ một ai.

- Do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành ngồi một chỗ mà biết chuyện của thiên hạ chỉ là một phần nhỏ trên con đường giác ngộ, giải thoát. Các thiền sư chuyên tâm tu hành, khổ luyện, không màng đến chuyện thế sự, tiếng tăm, danh phận và họ đã bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm thanh tịnh để tiếp tục tu hành, do vậy người đời thường không biết được khả năng của họ.

Và Thiền thì như thế nào?

- Cái này thì rất dễ bị tẩu hỏa, nhập ma lắm đây... Bởi vì Thiền là đỉnh cao cuối cùng của YOGA, giúp đưa con người đi đến giác ngộ, giải thoát. Vì vậy phải có thầy chính danh hướng dẫn. Tuy nhiên nếu Thiền mà chỉ mong muốn có sức khỏe tốt để làm việc kiếm tiền... thì chú ý vào vùng bụng dưới khi ngồi Thiền là được rồi. [nói vậy chứ... không dễ lắm đâu] 
  
Theo kinh nghiệm của thầy, tập Yoga có cần thiết phải ăn chay không?

- Cũng còn tuỳ theo mục đích mà mình muốn đạt được, nếu bạn chỉ mong muốn có một sức khoẻ tốt từ tinh thần đến thể chất thì bạn không nhất thiết phải ăn chay. Ở giai đoạn này việc ăn chay [thực vật] hay ăn mặn [động vật] chưa quan trọng. Quan trọng là bạn thực hiện phong cách trong lúc ăn phải như thế nào để thể hiện tinh thần của Yoga trong ẩm thực.

Phong cách đó là:

- Trong lúc ăn tuyệt đối không được nói chuyện.
- Không nên bàn luận bất cứ việc gì trong lúc ăn.
- Không đọc báo, không xem tivi trong lúc ăn.
- Nhai nhuyển thức ăn trước khi nuốt.
- Không gắp thêm thức ăn khi đồ ăn còn trong miệng.
- Giữ chánh niệm trong khi ăn.

- Phong cách ăn của một người tập Yoga như đã trình bày ở phần trên, thấy rỏ ràng là không có gì là thú vị cả, nó đòi hỏi là phải chăm chú vào từng động tác, nhìn vào thấy quá đơn điệu, thật là nhàm chán. Nhưng làm được như vậy là thể hiện tinh thần Yoga trong mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là yếu chỉ của tinh thần Yoga.

Nếu ăn mà giữ được phong cách như vậy là rất tốt, đây là nói theo cách nghĩ của tôi. Nhưng tôi thấy các tu sỉ Phật giáo khi ăn họ cũng giữ phong cách ăn giống những điều thầy vừa kể trên. Vậy phong cách ăn của những nhà YOGIS có gì khác với Phật giáo?

- Như chúng ta đã biết, Yoga xuất hiện cách đây hơn 5000 năm, là một trong 6 trường phái nổi tiếng từ thời cổ đại, có rất nhiều tôn giáo trên thế giới tu hành đều dựa vào cơ sở của Yoga, Phật Giáo cũng không ngoại lệ. Vì vậy việc giữ chánh niệm trong lúc ăn mà bạn đã nhìn thấy những tu sỉ Phật giáo thực hành trong lúc ăn, cũng bắt nguồn từ Yoga, không những thế mà có rất nhiều tôn giáo trên thế giới họ vẫn giữ được chánh niệm trong lúc ăn, không riêng gì của Phật giáo mới có.

Yoga có thực sự hữu ích như lời quảng cáo trên mạng, trên sách vỡ, hay các vị thầy dạy Yoga không? Nói thật, tôi còn rất nghi ngờ những thông tin này lắm... tôi từng biết có rất nhiều vị thầy dạy Yoga mà vẫn phải mang bệnh hoặc đột tử vì những căn bệnh như là cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn v.v... Là thầy dạy Yoga, thầy nghĩ sao về vấn đề này?

- Những vị thầy dạy Yoga mà còn mang những căn bệnh như bạn vừa kể, chắc có lẽ là họ chỉ chú trọng vào những động tác [điều thân], họ ít hoặc không quan tâm vào phương pháp thở [điều tức] cũng như không có sự hợp nhất giữa tâm và thân [điều tâm]. Cũng chính vì thiếu 2 thứ này [điều tức và điều tâm] nên họ vẫn phải mang bệnh như những người bình thường khác. Ngoài ra họ cũng cần phải biết giữ GIỚI VÀ LUẬT nữa, tập Yoga mà không biết giữ giới và luật thì không ai thành công cả.

Khi thực hiện một động tác muốn được có hiệu quả, lúc giữ yên bất động, ta phải biết kết hợp được ba yếu tố sau đây.

- Khi cơ thể đang vào tư thế bất động [điều thân], ta phải chú tâm vào hơi thở ra dài hơn hít vào [điều tức], hướng sự chú ý vào vùng bụng, theo dõi hơi thở [điều tâm]. Nếu tập đúng như vậy thì bệnh tật khó có thể đến với người tập Yoga được. Nói tóm lại, một động tác khi được thực hiện ta phải chú trọng 50% vào hơi thở, 30% vào sự tập trung, 20% vào động tác. Yoga, ngoài những bài tập Asana, còn cần phải tập thêm những phương pháp thở, và những bài tập thiền, có được như vậy mới tránh khỏi được bệnh tật.
     
Thầy vừa nói đến vấn đề hãy "thở ra dài hơn hít vào" trong lúc giữ yên bất động. Xin thầy vui lòng cho biết lợi ích của phương pháp thở này như thế nào?

- Khi thở ra dài hơn hít vào với tỷ lệ 1 [hít vào] 2 [thở ra] 1-2. Với cách thở này sẽ làm hưng phấn hệ "đối giao cảm" và ức chế "giao cảm". Với cách thở 1-2, sẽ tiết ra chất Acetycholine [viết tắt là Ach] để làm dịu Norepinephrine do hệ "giao cảm tiết ra và Epinephrine từ tuyến thượng thận tiết ra trong lúc căng cơ bất động. Cả hai chất này [Norepinephrine và Epinephrine] làm máu tăng áp xuất, nhịp tim đập nhanh. Đặc biệt với sự tác động của Epinephrine, nó làm cho gan không giữ đường được và thoát ra làm cho máu có đường. Hai chất này nếu tiết xuất vừa phải thì rất tốt cho sức khoẻ, nhưng nhiều quá thì có hại cho cơ thể. Cả hai chất NE và EN tạo ra chất béo trong máu, nếu tiết ra nhiều quá sẽ làm cho cơ thể béo phì.

- Khi thở ra dài hơn hít vào sẽ tiết ra chất Acetycholine có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Acetycholine thì huyết áp càng hạ, mở máu hạ, người không bị bệnh béo phì, tích trử đường ở trong gan. Ngoài ra nó còn làm cho chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim. Áp xuất máu giảm, máu đưa nhiều vào não, phục hồi trí nhớ, trí tuệ sáng suốt.

- Ngoài ra khi ta thở ra dài gấp đôi hít vào nếu kết hợp cùng với động tác CÚI, NGỬA... sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, giúp mau đói và ăn ngon. Về hô hấp, làm tống các khí độc ô nhiễm Carbon Dioxide ra khỏi đáy phổi, hóc phổi, nơi mà khí dơ thường hay đóng lại, giúp cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường, bằng phương pháp thở kết hợp với động tác cúi, ngửa... sẽ TÁC ĐỘNG VÀO TUYẾN TUỴ, giúp tăng tiết INSULIN, có thể thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể. Đối với những người bị bệnh suyễn, bệnh viêm xoang, bệnh phổi tắt nghẻn mãn tính... cũng cần nên tập thì thở ra dài gấp đôi hít vào, đây là phương pháp thở rất có hiệu quả đối với những căn bệnh trên.

- VỀ TÂM LÝ: Thở ra dài gấp đôi hít vào, kết hợp cùng với tư thế hoa sen [kiết già] hoặc bán già. Hoặc tư thế nằm thư giãn [shavasana]. Với cách thở này sẽ tác động vào tuyến Tùng, khiến cho tuyến này sản sinh nội tiết tố MELATONIN làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm mọi sự căng thẳng, giận hờn, bực tức... dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.

Cảm ơn thầy đã cho biết một thông tin rất quý về vấn đề thở, không ngờ hơi thở ra có nhiều lợi ích như vậy mà bấy lâu nay ít có người biết đến. Và tôi có một thắc mắc rất muốn tìm hiểu, nhờ thầy giải đáp dùm.
                                                                                                                                          Hiện nay phong trào tập Yoga đang nở ra rầm rộ, và tôi cũng rất muốn tập. Theo tôi biết từ những thông tin qua mạng và các bạn bè. Tập Yoga sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nhất. Nhưng có quá nhiều loại Yoga, và quá nhiều thầy, cô ở trong nước và nước ngoài... Tôi biết phải chọn loại Yoga nào thích hợp với tôi đây? Và có cần thiết là phải học thầy nước ngoài như là Ấn Độ chẳng hạn, theo tôi biết Yoga có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, vì vậy nếu như học được các thầy Ấn Độ sẽ có hiệu quả hơn, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?

- Yoga thích hợp cho tất cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi... Tuổi nhỏ thường năng động và hiếu thắng, vì vậy chỉ nên hướng dẫn các động tác [Asana]. Thường xuyên khuyến khích, động viên các em nên giữ yên ở tư thế bất động và biết kết hợp với hơi thở sâu thì càng hay. Hiện nay có một số thông tin cho rằng trẻ em không nên tập Yoga, đó là một sự sai lầm rất lớn. Những lời nói này lại rơi vào những người chẳng hiểu gì Yoga. Bằng chứng là trẻ em trên thế giới càng ngày càng học Yoga rất nhiều, thậm chí Yoga được đưa vào giáo trình rèn luyện thể chất ở học đường, điển hình như Ấn độ, Nhật bản, Mỹ v.v...

Theo sự quan sát của tôi, dưới cặp mắt của một nhà Yogis. Hiện nay chương trình giáo dục thể chất ở VIỆT NAM ta rất kém về mặt chuyên môn, họ thường chỉ chú trọng vào những cuộc thi đua, lập thành tích hay huy chương mà ít chú trọng vào thể dục cộng đồng trong trường học. Tôi đã từng chứng kiến những buổi thể dục của các em, phong cách tập rất là thờ ơ và thụ động. Này nhé... người hướng dẫn thể dục gõ vào trống cái thùng... các em dơ tay lên, rồi tiếp tục gõ cái thùng nữa, các em bỏ tay xuống... phong cách tập rất rời rạc và yếu ớt, chẳng có mang một chút sinh khí nào trong buổi tập thể dục cả.

Theo nghiên cứu của GS Dương Nghiệp Chí trong đề án Nâng cao thể lực và tầm vóc người VN đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 28- 4-2011. Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 163,7cm, nữ thanh niên 153cm. Trong khi đó chiều cao của nam thanh niên Nhật và Trung quốc là 172cm, nữ thanh niên 157cm. Theo mục tiêu của đề án trên, đến năm 2030 nam thanh niên Việt Nam có chiều cao 168,5cm, nữ thanh niên có chiều cao 157,5cm.
Theo GS Chí, các trường ở Việt Nam quá thiếu cơ sở dành cho THỂ DỤC THỂ THAO. Hiện nay không một trường mẫu giáo nào ở VN dạy trẻ em cách đi cho đúng. Người Việt Nam đi chân chữ bát, vòng kiềng... vì từ bé các em đã không được dạy đi cho đúng. Các nhà xã hội học ở Mỹ kết luận trường học phải chú trọng THỂ DỤC THỂ THAO bởi đây là phương tiện giáo dục tốt nhất về nhân cách, lối sống, ý chí quyết thắng, tinh thần kỷ luật...
Tiếc là ở VN có lỗ hổng quá lớn từ mẫu giáo đến đại học về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Ở Mỹ, trên 70% người dân thường xuyên tập THỂ DỤC THỂ THAO, Trung Quốc trên 40%, còn ở Việt Nam chỉ có 19%. Hiệu sách ít bán sách THỂ DỤC THỂ THAO, các báo thể thao chỉ tuyên truyền bóng đá. Ngay những người làm công tác thể dục thể thao, họ cũng không biết dạy như thế nào để đem lại hiệu quả nhất. Thật lạ lùng khi khá nhiều người dân VN không biết tập luyện THỂ DỤC THỂ THAO.

- Thể dục, ngoài những phương pháp rèn luyện kỷ năng vận động, còn cần phải biết kết hợp với hơi thở, vì biết kết hợp hơi thở với động tác sẽ rất có ích lợi cho bên trong nội tạng, tôi tạm liệt kê một vài lợi ích của việc thở sau đây.

HỆ HÔ HẤP: Thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi, hóc phổi và đỉnh phổi.
HỆ TUẦN HOÀN: Khi thở sâu, khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn và quá trình trao đổi chất sẽ biến máu đen thành máu đỏ được nhiều hơn.
HỆ THẦN KINH: Khí dẫn huyết lưu thông dễ dàng hơn, sẽ giúp tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn.
HỆ TIÊU HOÁ: Giúp khí huyết lưu thông, nhờ đó mà bộ máy tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.
HỆ MIỄN DỊCH: Giúp tăng cường Oxy đến tận cùng các tế bào của lục phủ, ngủ tạng. Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại mọi bệnh tật, chống sự lão hoá của các tế bào.

Nói tóm lại, việc tập thể dục có kết hợp với hơi thở mang lại nhiều lợi ích như vậy đó, mà tôi không thấy các em thực hiện trong buổi tập, ngay cả những bài tập THỂ DỤC DƯỠNG SINH dành cho người cao tuổi cũng vậy, rất ít chú trọng vào hơi thở, mà chỉ chú trọng, quan tâm vào các động tác là phải tập cho đúng, cho đều, cho đẹp... để được điểm cao trong các kỳ thi. Việc này là do chương trình giáo dục thể chất của HỘI THỂ DỤC DƯỠNG SINH, hay là do cách hướng dẫn của giáo viên... tôi luôn tự hỏi như vậy.

Trở lại vấn đề chuyện nên chọn thầy hoặc cô ở trong nước hay nước ngoài... hoặc là phải chọn loại yoga nào?

- Theo sự hiểu biết của tôi hiện nay phong trào tập Yoga ở nước ta đang phát triển rất mạnh, có rất nhiều thầy hoặc cô trong nước có thể đảm nhận được vai trò này, vì vậy bạn có thể tin tưởng mà tập luyện, dĩ nhiên là ta cần phải chọn thầy được nhiều người tín nhiệm. Còn như bạn muốn học được thầy Ấn độ thì cũng tốt thôi, nhưng có một điều tôi cũng muốn chia sẻ cùng bạn là "ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ RẰNG YOGA XUẤT PHÁT TỪ ẤN ĐỘ, THÌ NGƯỜI THẦY ẤN ĐỘ DẠY YOGA ĐỀU LÀ NGƯỜI GIỎI", đó là một sự sai lầm. Bởi vì bất cứ một việc gì cũng bắt đầu từ nơi " xuất phát và lan toả ". Điển hình như là Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, nhưng có được thịnh hành đâu, hay là bóng đá xuất phát từ Trung Quốc mà người Trung Quốc có giỏi về bóng đá đâu? Chưa nói đến ngôn ngữ bất đồng thì làm sao ta có thể thu thập được những kiến thức kỳ diệu của Yoga.

- YOGA không bài bác bất cứ một tôn giáo nào. Không học theo bất cứ một tư tưởng nào hoặc của một tôn giáo nào. Bản chất đích thực của YOGA là tự thân nỗ lực THIỀN ĐỊNH để tìm cho mình một hướng đi riêng, không trùng lấp với một cá nhân nào hoặc ông thầy nào. Yoga không khuyến khích hay khuyến dụ bất cứ một người nào hoặc tôn giáo nào bỏ đạo để theo Yoga. Nếu gặp những trường phái Yoga nào có những tư tưởng hay việc làm như trên thì hãy hiểu ra rằng HỌ KHÔNG PHẢI LÀ YOGA ĐÍCH THỰC. Họ lợi dụng Yoga để trục lợi, lập nhóm, lập môn phái, hay là một tôn giáo mới để thực hiện ý đồ riêng của họ, hãy cảnh giác với loại Yoga này.

- Việc nên chọn thầy là người nước ngoài hay là ở trong nước, theo tôi thì hai sự việc này không quan trọng. Quan trọng là trong giáo trình đó, trong buổi tập đó "CÓ TẬP ĐỦ 4 HỆ THỐNG HAY KHÔNG". Đó mới là điều quan trọng. Một lần nữa tôi khẳng định rằng "tập YOGA rất tốt cho sức khoẻ và trí tuệ". YOGA KHÔNG NƠI NÀO LÀ KHÔNG ĐỘNG ĐẾN, ĐỘNG ĐẾN ĐÂU, KHOẺ ĐẾN ĐÓ.

Như vậy ở thành phố HỒ CHÍ MINH có nơi nào dạy yoga đủ 4 hệ thống không?

Theo sự hiểu biết của tôi thì hiện giờ chưa có nơi nào dạy đủ 4 hệ thống.

-Có phái TANTRA YOGA dạy: Thiền, asana, mátxa.
-Yoga dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn khắc Viện dạy: Động tác, luyện thở, mátxa.
-Hatha Yoga: chuyên về ASANA [động tác].

Chỉ có ADITI YOGA của MAI VĂN NHƯ là tập đủ 4 hệ thống trong một buổi tập. Mỗi buổi tập thời gian là 1 tiếng 30 phút.
-45 phút tập asana.
-20 phút luyện thở.
-15 phút tập thiền.
-10 phút mátxa.
Ngoài ra có những buổi tập PRANAYAMA [kiểm soát dòng năng lượng] thay thế vào các bài tập thở và tập thiền. Và có những buổi tập phát âm "AUM" để khám phá những tiềm năng bí ẩn.
Địa điểm:
Khu biệt thự ngân hàng Đông Á
Đường Trần Não [đường số 30], Q.2 TP.HCM.
Thòi gian: Buổi sáng thứ 2,4,6,7...từ 5g30 đến 7g00.

Monday, January 2, 2012

NHẬN THỨC THIỆN VÀ ÁC DƯỚI CÁC GÓC ĐỘ KHÁC NHAU

Thạc sĩ Vũ Đức Huynh

Thiện và ác là hai từ của dân gian dành chỉ hai hiện tượng luôn hiện hữu trong cuộc sống, luôn xảy ra trong xử thế. Thiện và ác được biểu tả dưới nhiều hình thức như: ông thiện, ông ác ở một số nơi thờ cúng công cộng của một vài đạo, giáo.
Người dân thường căn cứ vào cách hành xử của con người trong cuộc sống hàng ngày hay trong xử lý một việc mà xếp người này vào loại người thiện, người kia vào loại người ác; việc này là việc thiện, việc kia là việc ác.
Quan niệm và cách phân loại thiện, ác trong dân gian chỉ nhìn thấy một cách đơn giản những hành vi bộc lộ, đặc trưng, rõ ràng về cái thiện và cái ác. Việc xếp loại của dân chúng về thiện và ác biểu hiện trong việc làm, của hành động, cách xử sự mới chỉ nhìn vào những hậu quả “nhãn tiền”, hậu quả trông thấy ngay trước mắt, mà chưa nhận thức được đầy đủ cái nghĩa của từ thiện và từ ác mà bản thân hai từ ấy quy nạp từ hai phạm trù đối lập trong cuộc sống.
Để nhận thức rõ thêm về thiện và ác, tôi xin đề cập trong nội dung tham luận 5 vấn đề cụ thể sau đây:
1. Khái niệm thiện và ác
2. Các biểu hiện của thiện và ác trong cuộc sống
3. Hiệu ứng của thiện và ác
4. Các tính chất của thiện và ác
5. Thiện ác dưới các góc nhìn khác nhau

 1. Khái niệm thiện và ác
Khái niệm “thiện” (good, virtue)1
Thiện là một phạm trù không những về ngữ nghĩa từ vựng “thiện” mà còn là một phạm trù thực tế trong hành động, trong hành vi, hành xử, trong việc làm, trong lời nói, cử chỉ được con người biểu hiện về cái thiện.
Về ngữ nghĩa “tính từ thiện chỉ phẩm chất, hành vi của con người tốt, lành, hợp với đạo đức”2.
Trong phạm vi ngữ nghĩa có cả một loạt các từ ghép: thiện cảm, thiện ý, thiện chí, thiện tình, thiện nhân, thiện tâm...
“- Thiện cảm chỉ tình cảm tốt, sự ưa thích đối với ai đó, bó hẹp nghĩa cảm tình trong quan hệ người với người.

- Thiện ý chỉ ý định tốt lành trong hành xử quan hệ với người khác (một ai đó có thiện ý giúp đỡ, tỏ rõ thiện ý).
- Thiện chí là suy nghĩ tốt và luôn mong muốn đi đến một kết quả tốt đẹp khi giải quyết một việc gì.
- Thiện nhân, một con người luôn có cử chỉ, hành động, việc làm tốt đối với mọi người trong cuộc sống, ...” 2
Qua một số ví dụ nêu trên, nhờ sự kết hợp với một từ khác thành một từ ghép tạo ra một nghĩa khu biệt biểu hiện “thiện”. Về mặt ngữ nghĩa, “thiện” là một phạm trù về tính tốt, lòng lành, người thảo thể hiện ra của một con người trong cuộc sống...
Về khía cạnh thực tế “thiện” là một phạm trù bao hàm hành động đa dạng, đa cách thức, đa kết quả; phạm vi hành xử rộng như: lời nói, cử chỉ muôn màu, muôn vẻ mà đôi khi con người không nghĩ rằng những điều đó cũng thuộc phạm trù “thiện”. Hành động giúp tiền cho người nghèo của các nhà hảo tâm, của các doanh nghiệp thường làm gọi là “công tác từ thiện” mới biểu hiện khái niệm “thiện”. Song ngay một lời động viên an ủi từ đáy lòng đối với một ai đó cũng là biểu hiện của “thiện”, vv...
Khái niệm Thiện là một phạm trù chẳng những trong khía cạnh ngữ nghĩa mà còn là một phạm trù thực tế ở khía cạnh hành động với đa dạng cách thức, việc làm, cử chỉ, lời nói... biểu hiện sự tốt lành, có tâm có đức, mang đầy đủ tính nhân bản của con người đối với con người, và xã hội này đối với xã hội khác, dân tộc này đối với dân tộc khác, đất nước này đối với đất nước khác, vv...
“Thiện” ở mỗi người và trong mọi người vừa ở phạm vi bản năng, vừa ở phạm vi bản ngã của từ “Người” ở cõi trần với muôn loài sinh vật cộng sinh trên trái đất.
 Khái niệm “Ác” (evil; the spirit of evil)1
Cũng như khái niệm “Thiện”, khái niệm “Ác” là một phạm trù trong cả ngữ nghĩa của từ này và cả trong thực tế biểu hiện cái “ác”.
Về khía cạnh ngữ nghĩa, “ác là một tính từ chỉ chung về tính cách của người hoặc một việc làm có những biểu hiện tỏ ra sẵn sàng gây hoặc thích gây đau khổ, tai hoạ cho người khác; có tác dụng xấu dẫn đến hậu quả không hay hoặc là ở mức độ khác thường gây ấn tượng mạnh”3.
Để biểu hiện ngữ nghĩa, từ ác được ghép với một từ khác cho một loạt từ: ác độc, ác cảm, ác bá, ác khẩu, ác hiểm, ác liệt, ác chiến, các thú, ác tính, ác mộng...
“- Ác cảm để chỉ một cảm giác không ưa giữa một người với người khác.
- Ác nghiệt là cách cư xử tàn tệ, khắt khe quá mức đến không thể chịu đựng nổi, không thể chấp nhận.
- Ác bá chỉ kẻ thường dựa vào quyền thế ức hiếp, đàn áp hành hạ con người.
- Ác độc cũng như độc ác, chỉ về một hành động thâm hiểm mà còn biểu hiện sự thích thú khi gây đau khổ cho người khác.
- Ác hiểm là một mưu mô nguy hiểm đáng sợ được sắp đặt trước để cố tình làm hại đối tượng”3.
Những thí dụ các biến thái từ vựng ở trên, ta thấy được ngữ nghĩa đa dạng, lột tả mọi thứ “ác” được biểu hiện không chỉ con người đối với con người mà còn là một chế độ đối với một chế độ, một đất nước đối với một đất nước, một khối nước đối với một nước v.v. Những kiểu “ác” này nằm trong cụm từ “Ác chiến” hay “cuộc chiến tranh ác liệt”, thậm chí “ác” ẩn dấu trong một hành động đầy tàn ác bi thương như “cuộc thánh chiến”, “khủng bố”, “đàn áp”, “dập tắt”, đôi khi lại là một ngữ bóng “làm cỏ”!
 Ngữ nghĩa về cái “Ác” không những chỉ ở một hành động thực mà còn thuộc khía cạnh tâm linh: “Thần ác”, “ ác ma”, “ác quỷ”...!
 Đôi khi cái ác ở trong nghĩa từ ảo huyền hư vô “ác mộng”. Một thứ ác vô hình vẫn làm con người hoảng sợ, lo buồn, tác hại dữ dội tới thần kinh, tâm trạng từ một giấc mơ dữ, thấy những điều kinh khiếp, rùng rợn tồn tại trong ký ức khi tỉnh giấc. Biểu tượng cái ác chỉ tai hoạ đã phải trải qua: “Cơn ác mộng” vân. vân.
Khái niệm “ác” trong hành động cũng là một phạm trù bao hàm mọi động thái, việc làm, cách hành xử... trong cuộc sống thực và cả trong đời sống tâm linh.
 Khái niệm “ác” không thuần tuý được nhận biết qua các hành động giết bỏ, bức hại, triệt hạ đối với con người, đối với các sinh vật mà nhiều hành vi, cách cư xử, lời nói tưởng trừng như vô hại chìm lặn khó nhận biết tạo thành “nghiệp ác”. Về khía cạnh này phải bằng nhận thức tâm linh mới thấu hiểu hết khái niệm ác.
 Khái niệm ác ở loài người tàng chứa trong các dục vọng thuộc bản ngã: tham của, tham quyền, tham chơi. Ba phạm trù chính trong bản ngã của con người tạo ra bao “thứ ác” và “nghiệp ác” cho đồng loại, cho muôn loài sinh vật ở cõi trần.
 Thiện khơi mầm ác, song ác có tính của thiện. Đây không chỉ là cái nhìn biện chứng mà cũng là cách nhìn của khoa học tâm linh.
 Ác là một khái niệm bao gồm không chỉ sự biểu thị ngữ nghĩa mà còn vạch rõ bản chất của hành động, một việc làm, một hành vi, một cử chỉ, một lời nói, biểu hiện thực và ảo bộc lộ tính tàn bạo, nham hiểm, độc địa, cay nghiệt, mê hoặc... trong phạm vi nhân bản của loài người và sinh bản của muôn loài sinh vật.
 Thiện, Ác là một cặp phạm trù luôn cùng tồn tại thúc đẩy sự tiến hoá tự thân và duy trì sự sống giống như mọi cặp phạm trù đối lập: lành dữ, phải trái, sấu đẹp, trắng đen, âm dương vân vân. Đó là sự vận động tất yếu của cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhưng có chung một biểu hiện của bản năng và bản ngã của loài người, của mọi sinh vật sống trên Trái đất.

2. Biểu hiện của Thiện và Ác (Expression of good and Evil)Như đã nói ở phần khái niệm, Thiện và Ác là một cặp phạm trù bao hàm nhiều dạng thức. Từ những dạng thức đó soi vào thực tiễn để thấy được phần nào các biểu hiện Thiện và Ác. Trong nội dung có hạn, tôi chỉ đơn cử mang tính điển hình và đại diện cho từng khái niệm riêng biệt Thiện và Ác dưới đây.
 Biểu hiện của Thiện.
 Biểu hiện “Thiện” trong thực tế cuộc sống là vô cùng phong phú và đa dạng “Thiện” trong hành động, cái Thiện trong việc làm, cái Thiện trong suy nghĩ - ý định, trong hành vi - ý thức, trong cử chỉ, cái Thiện trong thái độ, trong phẩm cách và quan niệm. Cái Thiện còn được thể hiện trong văn học, nghệ thuật, phim ảnh và trò chơi, một hình thái mới của cái thiện trong thời đại Computer - thời đại @.
 Thiện biểu hiện trong hành động được nhận thấy rõ ràng cụ thể. Đó là các hoạt động từ thiện; “Ủng hộ người nghèo”, “Trái tim cho em”, “Khuyến học, khuyến tài”, “trợ giúp người khuyết tật”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” và biết bao phong trào phát động khác.
 Thiện trong việc làm như: bỏ tiền vào hòm quyên góp mỗi khi có thiên tai để giúp các nạn nhân, là những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân tham gia các phong trào xây “nhà tình thương”, “nhà tình nghĩa”; là cung cấp các phương tiện sinh hoạt, lương thực, thực phẩm cho “trại trẻ mồ côi”, cho “nhà dưỡng lão”, “trường con em liệt sỹ” vân vân.
 Thiện trong hành đông, việc làm... dễ thấy, dễ biết hơn cái Thiện ẩn trong hành vi, ý định, ý thức, suy nghĩ... Những biểu hiện cái Thiện ẩn đôi khi không được con người để ý, lưu tâm và khó nhận thức được. Ví dụ khi thấy một tai nạn giao thông nghiêm trọng “nghĩ đến cần dừng lại đưa người bị nạn đi cấp cứu”. Như thế đã biểu hiện Thiện từ ý nghĩ dẫn đến hành động Thiện. Một lời cầu nguyện mong cho mọi việc tốt đẹp đối với một ai đó cũng chính là một biểu hiện của tấm lòng Thiện. Ngày nay phong trào “các tình nguyện viên” phát triển với nhiều mô hình phong phú mang đậm tính Thiện. Đó là các tình nguyện viên chăm sóc “Người già cô đơn”, “trẻ mồ côi tàn tật”, “góp sức kỳ thi” vân vân. Đó là những hành động Thiện trong tâm, trong suy nghĩ trong ý định Thiện. Chăm sóc một “người dưng nước lã” như người thân, như cha mẹ mình, con cái mình nếu không xuất phát từ “phẩm cách Thiện”, “quan niệm Thiện” làm sao có thể có hành vi và thái độ Thiện.
 Cái Thiện tiềm ẩn trong quan niệm là thật khó nhận thức. Đó là không pha các hoá chất đã cấm vào thực phẩm, không làm thuốc giả.v.v. vì quan niệm rằng các thứ có thể dẫn đến chết người.
 Trong văn học, nghệ thuật, phim ảnh... tác giả, đạo diễn, nghệ sỹ biểu hiện cái “tâm Thiện” được thể hiện qua các tác phẩm, qua cách diễn xuất khiến độc giả, khán thính giả hướng Thiện. Xuất phát từ cái “đức Thiện”, “tâm thiện” của chính họ, họ sáng tác các câu chuyện ngợi ca cái Thiện, các bài thơ, bài hát, vở kịch nêu cao cái Thiện.
 Khó nhận biết nhất là cái “Thiện” thể hiện trong các giáo lý, luật pháp hướng dẫn dân chúng vào con đường chính, con đường Thiện, con đường đúng, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, ấm no hạnh phúc.
 Để thực hiện được cái đích đó các nhà hoạch định chính sách, luật pháp, giáo lý đã mang “bản tính Thiện”, “ý thức Thiện”. Cái Thiện biểu hiện trong xã hội trong thế giới thời hội nhập: “Xóa bỏ quá khứ, hướng tới tương lai” giải quyết vấn đề “bằng thương lượng hoà bình”, bằng thoả hiệp... Đó là cách “hành xử Thiện”. Song ít người nhận thức thấy. Có vô vàn biểu hiện cái Thiện. Trước tiên “Thiện” xuất phát từ cái Thiện vô hình thuộc lĩnh vực tâm linh duy thức. Cái thiện hữu hình thuộc lĩnh vực thực hành duy thực. Mọi biểu hiện của cái Thiện đều có gốc tâm linh. Bởi con người thường tâm niệm trước khi làm một việc thiện là được thâm, tâm bình an, thư thái là làm phúc ở đời, là để phúc đức lại cho con cháu mai sau.
 Việc hình thành thói quen hành Thiện là tương đối khó. Bởi vì nếu một giây trước khi hành thiện mà thoáng nghĩ đến bản thân, đến tình huống, đến hiệu quả v.v. là sẽ cản trở cái ý định của bản thân.
 Tính chân thực của cái Thiện là lòng trắc ẩn thường tạo ra cái Thiện, súi dục con người ta hành Thiện!
 Trong quan niệm: “trau dồi tâm tư nơi y hành trong thuyết lý của Đạo Phật, Đức Phật dạy phải tư duy rằng: Thân tất cả chúng sinh cũng như thân ta thường đau khổ đói khát. Ta hãy thương yêu và chăm sóc chúng như chăm sóc con ta vậy”4 và “... hãy thương người đang bị bệnh khổ; hãy thương người đang buồn khổ; hãy thương người có tai nạn...”5. Tất cả phải xuất phát từ lòng trắc ẩn.
 Khơi dậy lòng trắc ẩn của con người sẽ tạo ra biết bao hành động Thiện, việc làm Thiện, hành vi Thiện, ý thức Thiện, lời nói Thiện.v.v
 Xã hội, con người đều hành Thiện sẽ làm cho cái Thiện lấn át cái Ác.
 Cái Thiện là một phần gốc của sự tồn tại.
 Cái Ác là một phần gốc của sự huỷ diệt! Thiện thì sinh, Ác thì diệt một cặp phạm trù đối lập mang tính thực tiễn hơn là tính thuyết lý.
 Để hiểu sâu hơn sự đối lập này ta cần xét thêm những biểu hiện của cái “Ác” trong con người, trong cuộc sống và trong xã hội một cách cụ thể sau đây:
 Biểu hiện của Ác (expression of evil)
 Biểu hiện cái “ác” cũng có quá nhiều dạng thức, quá nhiều tình cảnh và quá nhiều hiện trạng. Có thể phân thành hai loại biểu hiện về Ác:
 - Cái ác lộ liễu
 - Cái ác ảo ẩn
 Ác lộ liễu là cái ác dễ thấy, dễ nhận biết. Nó rõ ràng như giữa “thanh thiên bạch nhật”. Đó là cái ác trong hành động, một việc làm, trong hành vi, cách làm, cách xử sự... Người dân thường gọi rõ tên từng kiểu ác như: “một hành động ác”, “một việc làm ác”, “một mưu đồ ác”, “một lời nói ác”, v.v...
 Hành động giết người bằng nhiều kiểu, dù là kiểu gì thì việc tước đi mạng sống của đồng loại là một “hành động ác”. Nhận thức về cái ác kiểu này thường trái chiều. Cụ thể trước một án tử hình có quan niệm là “nợ máu phải trả bằng máu” hay “giết người đền mạng” “chết là đáng”. Ngược lại có quan điểm: “oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt” hay “mở cho một con đường sống”, “lấy công chuộc tội”, “rộng lượng hải hà” và “ai cũng có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trước một cách xử “ác” thường có hai quan niệm trái chiều xẩy ra.
 Lấy cái ác trị cái ác và lấy cái thiện để lui cái ác là hai quan điểm đã và đang còn tồn tại. Thực tế nhiều nước trên thế giới ngày nay đã không có án tử hình hoặc đã bỏ án tử hình để giảm bớt một hành động ác.
 “Việc làm ác” biểu hiện nhiều kiểu tồn tại trong đời sống xã hội. Biểu hiện ác giữa con người với một con người hay với một gia đình; thậm trí với cả một cộng đồng: như tạt axit, chặn cống thoát nước, phá vườn cây, bịt lối đi hay xả nước thải công nghiệp vào kênh, ngòi, sông, rạch v.v...!
 “Hành vi ác” là khó tưởng tượng, khó lý giải. Nó vừa là hành vi vô thức vừa có ý thức, ví dụ bọn trẻ ném đá đất vào tầu khách, tháo các thiết bị đường sắt, cắt cáp quang, giây điện thoại v.v... Hành vi ác của những kẻ buôn ma tuý, dụ dỗ hút chích, buôn bán xác thịt phụ nữ bằng nghề bán dâm, cave, bắt ép trẻ vị thành niên lao động khổ sai, đánh đập, ngược đãi; buôn bán các chất độc hại đem dùng cho thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh giả vân vân và vân vân. Có kiểu ác ít được phanh phui lên án đó là những kiểu ác thuộc loại ảo ẩn.
 Một Điển hình là “ác ngôn” (lời nói ác) như: phao tin đồn thất thiệt, tin đồn nhảm; bịa đặt nặc danh để làm “thân bại danh liệt”, chửi bới, nguyền rủa một người, che dấu một mưu đồ nguy hiểm gây bao tai họa... là kiểu “cái ác” khó nhìn thấy. Ngay trong thời đại văn minh, những cái ác khốc hại nhất vẫn diễn ra nơi này, nơi kia. Đó là các cuộc chiến tranh, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, đàn áp, can thiệp bạo lực, lật đổ, bạo loạn gây ra chết chóc, tàn phá, ly tán, tàn tật, đói khát cho hàng triệu sinh linh ở nhiều đất nước!
 Ở thời computer, kẻ sản xuất các game độc hại, bạo lực đã ngầm tạo ra cái ác từ tâm địa ác độc của chúng... Suy nghĩ ác dẫn tới hành động ác, cách làm ác... Mọi biểu hiện của cái ác do vô thức hay có ý thức dù thuộc loại lộ liễu hay thuộc loại ảo ẩn khó nhận biết, khó ý thức đều gây ra bị thương!
 Tham vọng thường là nguyên nhân gây ra cái ác dưới nhiều hình thức.
 Một vấn đề cần được làm rõ khi bàn đến biểu hiện Thiện và Ác. Đó là tính biện chứng của cặp phạm trù này. Tính biện chứng thể hiện: trong cái ác lại tàng chứa cái thiện; cũng như vậy, trong cái thiện vẫn luôn có mầm cho cái ác.
 Để làm rõ cái ác lại ẩn chứa cái thiện ta xem xét một ví dụ thực tiễn là sử dụng con người, động vật làm vật thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm (những việc làm ác) nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra một bệnh, một ổ dịch, qua đó để sản xuất thuốc chữa hữu hiệu hay chế một loại vacxin phòng bệnh. Một “việc làm ác” thật sự đấy, song nó đã tạo ra một hậu quả thiện. Đó là cứu được người bệnh, dập tắt một trận dịch, một ổ bệnh, cứu sống hàng trăm, hàng nghìn người hay làm cho hàng triệu người bình tâm, không phải lo sợ trước một bệnh hiểm nghèo, trước một trận dịch đe dọa. Đó là việc ác có thiện. Việc tạo ra bệnh, tạo ra cái chết cho một vật trong thí nghiệm (làm ác) để nghiên cứu một thứ thuốc, một loại vacxin để cứu sống một số đông đồng loại là một việc làm thiện, là rất cần có, là thực tiễn khoa học, là việc đặt lợi ích của đa số lên trên cái bất lợi của một thiểu số.
 Tính khoa học tất nhiên không tránh khỏi đối lập với quan niệm tâm linh về thiện và ác.
 Trong cái thiện có chứa mầm tạo ra cái ác, có rất nhiều hiện tượng, sự việc cho phép nhận biết được phần trái của hành động thiện, việc làm thiện, quan niệm thiện, hành vi thiện.
 Quan niệm thiện như: “lấy đức để trị dân” với việc áp dụng các chính sách mềm mỏng, luật pháp khoan dung, xử lý thiện tình, kỷ cương lỏng lẻo, đó là cách hành xử thiện sẽ dần dà dẫn đến trật tự xã hội rối loạn dần dần, pháp luật sẽ từng bước bị coi nhẹ. Nó khơi nguồn cho nhiều tật xấu xuất phát từ dục bản ngã vốn có của loài người do không bị kìm chế mà sinh ra tội ác.
 Về tu từ học: trong từ “con người” có chứa 2 ngữ “con” và “người”. “Con” ẩn chứa cả bản năng và bản ngã của động vật nằm trong “thất tình lục dục” của người. “Con” ngầm chỉ sự chủ đạo của tính ác, cái ác vẫn luôn còn trong loài người. “Người” là đại thể của “thiện” trong bản chất. Cái thiện chỉ đạo mọi hành động thiện, ý nghĩ thiện của loài người. “Người” có mọi đức tính cao quý, trí tuệ anh minh, hành xử nhân hậu đưa loài người đến vị thế độc tôn, độc trị đối với muôn loài sinh vật trên trái đất...
 Thiện và ác đối lập mà xen kẽ, tách biệt mà giao hòa như Thuyết Âm Dương: trong Âm có Dương và trong Dương có Âm để luôn giữ thế cân bằng cho sự phát triển. Thực tế, loài người luôn bất bình và phản đối các biểu hiện của cái Ác, đồng thời luôn cổ vũ, hoan nghênh, ngưỡng vọng những điều Thiện. Thiện luôn là tính nhân bản trước tiên, cần phát triển, cần cổ suý. Cái “thiện” có trước cái “ác” có sau.

 3. Hiệu ứng của cái thiện và cái ác
 Nhận thức về cái thiện, cái ác nói chung không khó. Thiện và ác luôn có hậu quả để lại. Nó hiện hữu và có thể có hiệu ứng tức thì trong khoảng thời gian ngắn hay hiệu ứng của nó diễn ra chậm chạm, âm ỉ mãi về sau rất nhiều. Người dân thường gọi “quả báo” hay được “hưởng âm phúc của ông bà” là những hiệu ứng thiện ác, biểu hiện cả quan điểm tâm linh, cả quan điểm xã hội. Hiệu ứng thiện, ác đã từ lâu được Đạo Phật đề cập và xác nhận. Hiệu ứng thiện, ác đã trở thành một phần của giáo lý dăn dạy các đệ tử, tín đồ của Đạo Phật.
 “... Sau khi Mục Kiều Liên trở về thuật lại cảnh khổ của mẹ, ngài đã cầu Phật dùng phương tiện để giải cứu. Phật dạy:
 - Mẹ ngươi nghiệp ác quá nặng, sức ngươi không thể cứu được. Ngươi phải làm lễ Vu Lan thiết đãi chư tăng:
 Sơn lâm thiền định
 Thọ hạ kinh hành
 Lục thông La Hán...6
 Mục đích của việc này là để giải hiệu ứng nghiệp ác mà mẹ Mục Kiều Liên đã tạo ở cõi Trần hay là:
“... trong Kinh Phật có dạy: Nếu nói tạo nghiệp thiện sẽ được phúc báo lành, tạo nghiệp ác bị quả báo khổ, thì Phật chấp nhận... tại sao nói làm ác chịu quả báo ác, làm thiện được hưởng quả báo thiện, thì Phật chấp nhận. Nói tạo nghiệp ác sau khi chết đọa địa ngục; làm lành sau khi chết sinh về cõi Trời thì Phật không chấp nhận. Phật có nói “Cận tử nghiệp và tích luỹ nghiệp”. Tích luỹ nghiệp là nghiệp chứa nhiều kíp đến giờ. Cận tử nghiệp là nghiệp tạo ra lúc sắp chết”7. Đó là sự chân chuyển của hiệu ứng. Qua hai trích dẫn từ giải thích của Đức Phật ở trên cho thấy rằng Đạo Phật rất thông định về luật nhân quả với những hiệu ứng rạch ròi, chi tiết. Hiệu ứng thiện, ác không chỉ tức thời “... vừa làm ác là thọ quả báo ác liền, hoặc vừa làm thiện thì thọ báo lành liền”8 mà còn hậu báo mãi đời sau cho con cháu...!
Đó là cách biện giải của Đạo Phật. Quan điểm khoa học về hiệu ứng thiện ác cũng nhất quán như vậy. Song có điểm khác biệt thiện ác về cách lý giải thực tiễn mang tính luật pháp và mang tính tâm lý, ý niệm của con người.
Tính thực tiễn luật pháp nghĩa là kẻ gây những trọng tội, ngay lập tức sẽ bị xử án tù, thậm chí tử hình! Người làm việc thiện, hành động thiện dù đó là ai, già hay trẻ, trai hay gái đều được: biểu dương, khen thưởng, tôn vinh, phong tặng tức thì dù người đó còn sống hay đã chết.
Với ý niệm và tâm lý dân gian, hiệu ứng xảy ra sau cho dù kẻ làm ác đã chết vẫn bị người đời nhắc tới, con cháu họ còn mặc cảm, bị mang ấn tượng xấu của mọi người, của chính quyền. Sự lưu tâm về việc làm ác, việc làm thiện của đời trước có thể để tiếng đến nhiều đời sau. Đó là ý niệm của hiệu ứng.
Hiệu ứng tâm lý tức thời của việc làm ác sẽ là tâm thần bất an, lo sợ... Làm thiện thì lương tâm sẽ thanh tịnh, phấn chấn, vui khỏe, hạnh phúc.
Hiệu ứng thiện, ác là rõ ràng dễ thấy. Những hiệu ứng “nhãn tiền” về thiện, ác có vô vàn ví dụ thực tế trong cuộc sống thời nào cũng có, đời nào cũng có, nước nào cũng có và dân tộc nào cũng có.
Những hiệu ứng chậm của thiện, ác không chỉ mang sắc thái tâm linh mà ngay cả tính thực tiễn duy thực, duy thức của con người, của xã hội.
Hiệu ứng thiện, ác theo quan niệm tâm linh về luật nhân quả là rõ ràng như đã trình bày. Song thiện, ác còn mang hiệu ứng lây nhiễm, lan truyền. Một việc thiện, một hành động thiện khi được phát hiện, được cổ suý tôn vinh, được các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền rộng tạo thành phong trào, noi gương làm theo, bắt chước nhau: “người người làm việc tiện, nhà nhà làm việc thiện”, phong trào “hiến máu nhân đạo” thu hút hàng vạn thanh niên, sinh viên trong các trường học, trong lực lượng vũ trang và trong dân chúng. Có gia đình, con cháu noi gương ông bà, cha mẹ cùng tham gia “hiến máu nhân đạo, hiến máu cứu người” nhiều lần và có “Hội những người thuộc nhóm máu hiếm” sẵn sàng tình nguyện hiến máu khi cần cho một bệnh nhân, một người bị tai nạn thuộc nhóm máu hiếm phải tiếp máu.
Hành động thiện, làm việc thiện của cá nhân tạo ra phong trào là một hiệu ứng tích cực, một hiệu ứng lan truyền, trong đời sống, trong xã hội.
Một hành vi ác, một mưu đồ ác, một cử chỉ ác, lời nói ác độc có khi có hiệu ứng lây nhiễm nếu bản thân không tự kiềm chế, không có nghị lực trước nhiều cám dỗ.
Các biểu hiện ác bị lây nhiễm có khi chỉ là từ vô thức đến có ý thức, từ đua đòi đến tự nguyện. Thậm trí nhà khoa học, bác sỹ đã cố tình phạm “việc làm ác” khi thấy người này thí nghiệm này, người kia thực hiện thí nghiệm kia, hầu hết những thí nghiệm độc ác xuất phát từ sự ganh đua điên rồ bởi các hoang tưởng phát minh của mình!
Một số bác sĩ Mỹ đã sử dụng tù nhân, gái mại dâm để cho nhiễm si đa. Năm 1951, CIA từng trộn thuốc gây ảo giác vào bột làm bánh mỳ cho một số người ăn để thí nghiệm. Thí nghiệm giả định người tù và cai ngục để tạo ra kẻ tâm thần luôn hoảng sợ và kẻ có hành động độc ác, nhằm xem xét quá trình biến đổi tâm lý diễn biến trong não bộ ở hai con người từ bình thường đến kẻ bạo tàn, đến người luôn sợ hãi. Năm 1952 có những thí nghiệm về vũ khí sinh học đối với con người. Kinh hoàng hơn năm 1920 có nhà khoa học còn dùng cả trẻ 9 tháng tuổi để thí nghiệm về sự nhận thức nỗi sợ hãi, diễn ra trong não trẻ như thế nào. (Những ví dụ vừa nêu trên lấy từ buổi phát thanh của đài Hà Nội phát hồi 16g15 ngày 29/9/2011 mà tôi tình cờ nghe được khi đang viết bài này vào đúng phần này!).
Hiệu ứng ác lây nhiễm từ các game-on-line mang tính bạo lực; từ buôn bán ma tuý, từ cách giết người trong phim ảnh, từ cách đầu độc trong truyện, tiểu thuyết bày vẽ cho!
“Ác ngôn” là thứ có hiệu ứng lây nhiễm rất vô tình, vô tư ít khi để ý: mẹ chửi rủa con, con chửi rủa cháu... Họ coi những điều chửi rủa là vô hại, là chẳng sao. Khi nóng giận, họ sẵn sàng rủa “mày đâm đầu vào xe mà chết đi” hay “hãy ra sông mà chết cho rảnh mắt tao, cho tiệt nòi tiệt giống vô tình bạc nghĩa nhà mày” v.v...
Theo quan điểm của khoa học tâm linh “ác ngôn” như vừa nói trên có hiệu ứng tâm linh nặng nề. Thật sự vô cùng tai hại, khi các câu chửi rủa như vậy đã tác động đến tâm lý. Và đôi khi còn dẫn đến việc tự vẫn của trẻ vì một câu nói trách móc chỉ vì con thi không đỗ; không được học sinh giỏi; thua bạn thua bè!
“Ngoa ngôn”, “ác ngôn” không kém gì các “việc làm ác”, “hành vi ác” nhưng lại thường ít được lưu tâm, ít được xem xét tính nghiêm trọng của nó!
Hiệu ứng của thiện và ác là đa dạng trong cuộc sống, trong gia đình, trong một cộng đồng và trong xã hội, đất nước.
 4. Tính chất của thiện, ác.
Xem xét về tính chất của thiện, ác để hiểu thêm về nguồn gốc thiện ác và cách nhìn nó dưới góc độ tâm linh.
Thiện ác có 6 tính đặc trưng:
- Tính nguyên có.
- Tính phổ biến.
- Tính đa dạng.
- Tính lan truyền.
- Tính tự phát.
- Tính chịu giáo dục.
* Tính nguyên có
Loài người có 6 dục vọng, đặc trưng, tiêu biểu mang tính phạm trù. Nó gồm 3 dục bản năng là: ăn uống, ngủ nghỉ và tình dục và 3 dục thuộc bản ngã là ham vui chơi; tham của cải; háo danh vị, quyền thế. Đi sâu vào từng dục vọng dù là dục vọng thuộc phạm trù bản năng hay thuộc phạm trù bản ngã của loài người khi được xem xét dưới góc độ thực tế hay tâm linh đều cho thấy đó là nguồn gốc của Thiện, Ác. Bất cứ người nào cũng có một số lớn các dục cơ bản trong 6 dục cơ bản nêu trên. Chính các dục ấy tạo nên các biểu hiện thiện và các biểu hiện ác ở mỗi con người.
Như vậy thiện, ác là tính nguyên có của loài người. Ác có trong “con”; thiện có trong “người” (đã đề cập ở phần hai).
* Tính phổ biến
Tính phổ biến chính là thiện và ác đều có ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi, mọi giai tầng, mọi dân tộc, mọi đất nước. Tuy nhiên, những biểu hiện ở mỗi người, mỗi lứa tuổi... là khác nhau: “thiện nhiều thì ác ít và ác nhiều thì thiện ít”, “trẻ em tính bổn (bản) thiện”. Con người ta khi tuổi càng lớn càng có thêm biểu hiện của ác và thiện. Khi con người về già tính thiện lại tăng nhiều, tính ác triệt kiết dần. Đó hầu như là một quy luật tự nhiên vậy.
* Tính đa dạng
Trong phần biểu hiện của thiện, ác đã có rất nhiều ví dụ minh chứng. Từ những ví dụ đó đã nói lên tính đa dạng của thiện, ác. Thiện, ác thể hiện từng hành động, việc làm, hành vi, ý nghĩ, ý định, lời nói vân vân.
Tính đa dạng của thiện, ác là một thực tế trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào.
* Tính lan truyền
Thiện, ác có tính chất lan truyền, lây nhiễm; lan truyền thì thường thiên về thiện; lây nhiễm thì thường thiên về ác.
Lan truyền tính thiện không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn thành một phong trào rộng lớn trong phạm vi cả nước v.v...
Ác lây nhiễm từ người này sang người khác (ngoa ngôn, ác ngôn) từ kẻ này sang kẻ khác (hành động ác, việc làm ác, hành vi ác...).
Tuy cái ác có lây nhiễm, song không bao giờ cái ác thành phong trào. Nó luôn bị lên án, bị pháp luật kìm chế, răn đe, ngăn cấm và chính con người cũng tự răn mình và luôn được dạy bảo, giáo dục tránh xa.
Tính lan truyền, lây nhiễm không phải là phổ biến, thường xuyên.
* Tính tự phát của thiện, ác
Khởi đầu của mọi biểu hiện thiện, ác đều là tự phát, bột phát trong con người.
Biểu hiện thiện do tự phát hay bột phát đầu tiên của một cá nhân hay một nhóm người có thể trở thành một phong trào tự giác làm, tự giác tham gia.
Biểu hiện ác cũng là tự phát của một cá nhân nào đó và có thể lây nhiễm đến người khác hay đến một nhóm.
* Tính chịu giáo dục
Tuy nhiên thiện, ác biểu hiện ở nhiều dạng thức do nhiều nguyên nhân vẫn bị ảnh hưởng của sự giáo dục. Nói cách khác mọi hình thức, mọi phương thức giáo dục có thể làm tăng thêm tính thiện và cải hóa cái ác. Các hình thức giáo dục có tác động rất lớn có hiệu quả và là công cụ làm cái thiện phát huy, phải từ bỏ cái ác; làm kẻ ác có thể hoàn lương.
 5. Nhận thức về thiện, ác dưới các góc nhìn khác nhau
 - Nhận thức qua góc nhìn tâm linh
Nhiều đền, phủ tín ngưỡng có đắp hình hoặc có tượng về hai ông: ông Thiện và ông Ác đặt hai bên cửa nơi thờ cúng.
Về khía cạnh tâm linh, ông Thiện và ông Ác ở đây mang ý nghĩa hiểu dụ và nhân bản, hoàn toàn khác quan niệm của con người về cái thiện và cái ác xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội.
Ông Thiện là rất thiện, đại diện cho mọi cái thiện của loài người, mặt khác, ông cũng là đại diện cho mảng hành thiện trong cuộc sống con người trong xã hội, đất nước. Ông Thiện ngâm khuyến con người nhận thức cái thiện và hành thiện.
Ông Ác không phải là biểu tượng của kẻ ác. Ông Ác lại chính là con người thiện, đại diện cho cái thiện để trừng trị cái ác, dăn đe cái ác, ngăn cặn cái ác. Đó là hình ảnh “Bao Công” ở đời thường.
Hình thức tâm linh được lộ tả qua hình hài, dáng điệu nét mặt dữ dằn để hình tượng hóa cái nghiêm mà không ác. Tính dăn đe hàm chứa trong hình tượng ông Ác ngầm giúp mọi người hướng thiện mỗi khi ai đó nhìn ông. Cái tâm linh thấm vào lòng người vào tâm khảm đầy sức giáo dục: đừng làm điều xấu, ông Ác sẽ coi chừng!
Ai đã từng nhìn ông Ác cũng tự ngẫm suy, dè dặt trong hành xử của bản thân.
Ông Ác trong đời thường như cán bộ công an, bộ đội. Thấy họ là thấy cần phải hướng thiện. Ý nghĩa tâm linh là vậy.
Quan niệm tôn giáo, bất cứ một ai trong đời đều đã có một lần phạm ác. Đạo Phật coi mọi sinh linh ở cõi Trần cần được sống, được bảo vệ. Không nên sát hại từ con kiến đến con người! Mọi động thái, hành vi lạm sát hay làm phương hại đến đời sống của các sinh linh đều được xem như đã “phạm ác”. Với quan niệm tâm linh khái niệm ác còn mở rộng đến những hành vi nhỏ nhặt nhất. Họ xem việc làm cho một người phải khóc, hay phải buồn khổ hoặc giả nói ra những lời bạc bẽo với người thân, với người hàng xóm láng giềng cũng đã phạm ác! “Kinh Phật dạy: Chúng sinh làm chủ tạo nghiệp (chữ Phan là Karma - động tác dấy khởi thiện, ác...) và thừa kế các cách nghiệp mà mình đã tạo...”9
Cũng theo góc độ tâm linh, người tự tạo nghiệp, là từ các dục vọng sui khiến: tham của có thể giết người cướp của, trộm cắp; tham danh có thể bất chấp luân thường; tham quyền dùng mưu mô độc địa hành động bạo tàn v.v...
“... Hãy nhìn đàn gà đang nô đùa, khi được ném cho nắm thóc liền xô xát ngay; bầy chó cùng mẹ âu yếm liếm láp cho nhau, nhưng chủ ném cho khúc xương là cắn nhau tức thì. Loài người thông minh hơn loài vật nhưng của cải, danh vọng, vật chất đã làm họ bất hòa...”10. Và cái ác nảy sinh từ đó.
 - Nhận thức thiện, ác dưới cách nhìn nhân thế.
Nhân thế xem thiện, ác là tính của từng người. Có người suốt đời chỉ làm các việc thiện. Họ chăm chú làm sao tránh xa cái ác, làm nhiều điều thiện để được an lành, hạnh phúc.
Có người coi việc ác, làm việc ác là đương nhiên, ít bận tâm vì tính bạo tàn độc ác vốn có trong con người họ, ý nghĩ của họ. Quan niệm “nhân xát vật” là đương nhiên, Thánh đã nói vậy, nên họ dương cao búa đập vào đầu con trâu cho quỵ chết, chọc tiết một con lợn, con chó là bình thường, thậm chí dùng dao phay chặt người thành nhiều khúc bỏ vào bao tải không ghê tay! v.v...
Nhân thế cho rằng là con người đương nhiên có người tính hiền lành, có người tính cục cằn thô bạo, có người tính tình ác độc, có người keo kiệt, có người dễ dãi... Mỗi người mỗi tính là “Trời” sinh ra vậy. Nhận thức thiện, ác theo “quan niệm nhân thế” đơn giản là như thế từ biểu hiện đến nguyên nhân, hết thảy đổ tại “Ông Trời”; Trời sinh ra, Trời sui khiến, Trời bắt tội, Trời cho vân vân và vân vân.
 - Nhận thức thiện, ác dưới cái nhìn mang tính khoa học.
Dưới góc độ khoa học, mọi hành động hành vi thiện, ác là xuất phát từ tâm lý và sự biến thái của tâm lý. Tâm lý là của con người trong con người. Với tâm lý cân bằng ổn định, con người sẽ thiện (thiện tâm) sẽ luôn nghĩ làm việc thiện, điều thiện, ít khi có ý nghĩ về cái ác.
Tâm lý biến thái sẽ coi việc làm ác là bình thường, là tất yếu, thậm trí còn thích thú khi làm các điều ác độc! Người biến thái tâm sinh lý không nghĩ đến thiện; nguy hại hơn, nó còn lôi kéo cả một cộng đồng một đất nước làm ác, tạo ra một chế độ tàn bạo khát máu! Đặc trưng thể hiện rõ ở thời chiếm hữu nô lệ tạo ra cảnh “buôn bán nô lệ”, “săn đầu người” vô cùng ác độc suốt những thế kỷ 14-15, phân ra người chủ, kẻ nô với bao tội ác.
Thảm thượng hơn, cuối nửa đầu thế kỷ 20, Hitller và bọn Quốc xã đã tạo ra chủ nghĩa phát xít bạo tàn, phân ra đẳng cấp giống người. Giống người thuộc loại “thượng đẳng” có quyền thống trị và lập lại trật tự thế giới! Giống người “hạ đẳng” là “loài ong thợ” ngu dốt phải bị trị và chịu sự sắp đặt.
Nhận thức thiện, ác dù dưới góc độ tâm linh, nhân thế hay khoa học đều phản ánh cái căn gốc của từ “con” và “người” mà loài người ở cõi Trần mặc nhiên đã chấp nhận “Con” biểu lộ tính ác. “Người” biểu lộ tính thiện. Con đặt trước là hình tượng của bản năng đặc trưng của mọi sinh linh. “Người” là hình tượng của bản ngã có phân hóa kẻ có, người không cái này cái kia, tạo ra thiện, ác ở cấp độ cao hơn, đa dạng, đa cách, đa hành vi v.v...
Thiện, ác là cặp phạm trù cả về ngữ nghĩa từ vựng, cả về biểu hiện thực tế thực tại.
Thiện nhiều hơn ác. Thiện thắng thì ác lui, nhưng sự tồn sinh thiện, ác dường như là một quy luật sinh tồn ở cõi Trần vậy./.


________________________________________
1 Viện ngôn ngữ: từ điển Anh Việt, NXB TP.HCM 1994, trang 710-544
2 Hoàng Phè: từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2009, tr766
3 Hoàng Phê: TĐ Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2009, tr 766
4 Thích Thông Lạc: Hành Thập Thiện và tứ vô Lượng tâm; NXB tôn giáo 2005, tr 68
5 Thích Thông Lạc: Hành Thập Thiện và tứ vô Lượng tâm; NXB tôn giáo 2005, tr 71
6 Thích Thanh Từ: Tu là chuyển nghiệp, Thành hội Phật giáo VN 1993, tr155
7 Thích Thanh Từ: Tu là chuyển nghiệp, Thành hội Phật giáo VN 1993, tr33
8 Thích Thanh Từ: Tu là chuyển nghiệp, Thành hội Phật giáo VN 1993, tr33
9 Thích Thanh Từ: Tu là chuyển nghiệp, Thành hội Phật giáo VN 1993, tr21
10 Spalding - Đinh Lai Thuý: Hành trình về Phương Đông, NXB thế giới 2009, tr.161.