Tuesday, February 22, 2011

PHÁT HIỆN CƠN GIẬN BẰNG YOGA

KHÁI NIỆM VỀ TỨC GIẬN

Tức giận là một trạng thái cảm xúc tiêu cực rất phổ biến của con người, nó là một trong bảy trạng thái tình cảm [thất tình] như là: HỈ, NỘ, ÁI, Ố, BI, DỤC, LẠC...HỈ là VUI, NỘ là GIẬN DỮ, ÁI là YÊU, Ố là GHÉT, BI là BUỒN, DỤC là HAM MUỐN, LẠC là THÍCH THÚ, và tức giận có nghĩa là NỘ. Nó là một loại cảm xúc tiêu cực, không lành mạnh và là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối khác. Sự tức giận có thể biểu hiện dưới nhiều cường độ khác nhau. Đầu tiên là BỰC MÌNH, kế đến là sự GIẬN DỮ, tiếp theo là cơn THỊNH NỘ, ĐIÊN CUỒNG. Đối tượng tạo nên sự tức giận có thể là do con người, cũng có thể là do con vật và thậm chí có thể đó là những đồ vật vô tri, vô giác. Mỗi khi ta tức giận ai, thì ta cảm thấy người đó thật là khó ưa, thường thổi phồng những đặc tính không tốt của người đó, không nghĩ đến điểm tốt của họ và thường muốn hại họ.

SỰ NHẬN ĐỊNH CƠN TỨC GIẬN DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC

- Theo BUPA, giận là một loại cảm xúc tự nhiên và thường diễn ra khi người ta cảm thấy không hài lòng, chán nản, buồn bực, bị từ chối hay bị chống đối v.v...Nó là một loại cảm xúc mạnh mẽ, và có thể gây nên những hậu quả tai hại đến công việc, đến sức khoẻ và hạnh phúc của gia đình.

- Theo MICHAEL KENT, tức giận có thể được xem là một hình thức phản ứng và đối phó được sinh ra để giúp cho con người có thể ứng phó trước những đe doạ.  

- Theo RAYMOND W. NOVACO trong từ điển bách khoa về tâm lý trị liệu đã định nghĩa như sau: Tức giận là một loại cảm xúc tiêu cực, nảy sinh một cách chủ động như là một sự chống đối phát sinh đến một ai đó, được xem như là nguồn gốc của một sự đáng ghét.

- Theo từ điển bách khoa về tâm lý học của GALE: Tức giận là một cảm xúc chính yếu của con người, tức giận thường phát sinh bởi sự thất vọng về những cố gắng để đạt được mục đích nào đó, hoặc là những sự đe doạ mà không xuất phát từ một nguồn đáng sợ. Những nguyên nhân gây ra sự tức giận khác nhau đối với mỗi người vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ.

- Theo ARTHUR S. REBER và EMILY S. REBER trong từ điển tâm lý học đã định nghĩa rằng: GIẬN...nói một cách tổng quát là một sự phản ứng cảm xúc khá mạnh mẽ và nó nảy sinh trong những tình huống khác nhau, như là thường bị kiềm chế, bị quấy rối, bị lấy đi những vật sở hữu của bản thân, bị tấn công, hoặc bị đe doạ v.v...

- Theo triết gia GURDJIEFF cũng nhận xét: Bộc lộ sự tức giận có thể phá tan tất cả tài sản tinh thần rèn luyện, và tâm hồn con người sẽ bị trống rỗng trong một thời gian rất lâu.

LỜI CỦA CÁC ĐẠO SƯ PHƯƠNG ĐÔNG.

- Trong KINH PHÁP CÚ có nói rằng: Sự tức giận giống như một chiếc xe ngựa chạy loạn xạ, và chỉ những ai biết kiềm giữ được nó mới là người kỵ mã đại tài.

- Của đạo sư Smami Sivananda giảng dạy: Vì giận dữ mà một người tu luyện sẽ mất hết công phu tâm linh trong chốc lát.

- Ở trong một cuốn cổ thư của ẤN ĐỘ, cuốn ARYUVEDA cũng đã nói rõ rằng: Sự bộc phát cơn tức giận hay cố đè nén một cảm xúc nào đó sẽ gây ra các chứng bệnh thuộc về bao tử và ruột. Từ xa xưa các hiền triết đã biết rõ hậu quả tai hại của sự tức giận khi con người ta thường hay đè nén hoặc bộc lộ ra ngoài.

- Ở trong cuốn Suma Theologica, thánh Thomas Aquino đã viết: Bộc lộ sự tức giận thường xuyên sẽ làm gia tăng căn bệnh cao huyết áp, bắp thịt co thắt lại, tim đập mạnh lên và sự xáo trộn của thể chất sẽ cản trở những việc suy nghĩ tích cực.

- Ở trong cuốn Philokalia của giáo lý bí truyền cũng nói rằng: Một người giận dữ dù có làm cho người chết sống dậy cũng không được thượng đế chấp nhận.

Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng: Tức giận là một trạng thái của cảm xúc, là cảm giác bực bội khi bị thất vọng hoặc là bị tổn thương, là sự phản ứng đối với những cảm giác đau khổ. Một khi người ta nổi giận thì thường có những biểu hiện cộc cằn, thô lỗ và không được thân thiện trong lời nói, hoặc những hành động qua ánh mắt, nét mặt v.v...Và tức giận thường gây cho bản thân chúng ta nhiều điều bất lợi và những người xung quanh nhiều phiền muộn, rắc rối.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ TỨC GIẬN

Theo các nhà tâm lý học thì người ta có thể nổi giận do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả những nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài. Bất cứ khi nào chúng ta bị cản trở, không cho phép ta đạt được những gì ta mong muốn, hoặc là bị ép vào những hoàn cảnh mà chúng ta không thích; hay nói một cách khác là bất cứ khi nào chúng ta phải đối diện với những gì mà chúng ta né tránh, hoặc là những gì mà chúng ta không thích, tâm của chúng ta thường cảm thấy đau khổ, và cảm giác không dể chịu này thường được chuyển thành cơn tức giận. Và trong Phật học gọi là CĂN [nội tâm] TRẦN [ngoại cảnh] THỨC [sự nhận biết]. Do 6 căn tiếp xúc với 6 trần mà không có sự hài lòng sẽ sinh ra phản ứng, và tức giận cũng do nguyên nhân này mà ra.

NHỮNG YẾU TỐ VÀ HOÀN CẢNH THƯỜNG LÀM CHO TA NỔI GIẬN.

Đau buồn vì mất người thân; stress do áp lực công việc; mệt mỏi; đau khổ; đói khát; sự khiếm nhã; mất lịch sự; đang mắc phải chứng bệnh thuộc về tâm lý hoặc sinh lý; nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma tuý; bị trêu chọc hay bị bức hiếp; bị làm nhục; đang trong thời điểm gấp rút; sự ùn tắt giao thông; sự thất vọng; sự phục vụ thiếu chu đáo; sự thất bại; sự không chung thuỷ; thất tín; bị trộm cắp; gặp phải những khó khăn; phiền toái về tài chính; bản thân đang mang bệnh ung thư v.v...

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ NÓNG GIẬN
- Sự biểu hiện của cơn nóng giận rất đa dạng. Mỗi người biểu hiện cơn tức giận theo cách riêng của mình. Cường độ biểu hiện của sự tức giận có thể biến động từ sự bực tức thông thường đến cơn thịnh nộ dữ dội. Có người mặc dù đang tức giận nhưng vẫn giữ được sự bình tĩnh [dạng người này rất hiếm] nhưng cũng có người trở nên hung hăng, dữ tợn [dạng này rất thường thấy]...Có người phản ứng ngay lập tức đối với đối tượng nào làm cho họ tức giận, nhưng cũng có người kìm nén những cảm xúc của bản thân và phản ứng một cách nhẹ nhàng.

NHỮNG BIỂU HIỆN TRỰC TIẾP THỂ HIỆN QUA HÀNH VI.

- Hung hăng: Nói những lời thô độc, hành động thô bạo, hung dữ, xô đẩy, đánh đập, hăm doạ bằng vũ khí như: Dao, gậy, súng v.v...
- Gây hấn: Chỉ trích gay gắt, soi mói lỗi của người ta, chửi mắng, bêu xấu về những đặc điểm hay những động cơ hèn hạ vô đạo đức của người ta.
- Hãm hại: Gièm pha những điều thâm độc, tìm cách hãm hại người ta.
- Nổi loạn: Có những hành vi chống đối xã hội, công khai khiêu chiến, từ chối đàm luận.

NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN QUA LỜI NÓI HOẶC QUA Ý NGHĨ.

- Nói những lời căm ghét và lăng nhục, chẳng hạn như: "tao ghét mày", "tao bực lắm rồi đó", "mày là thằng ngu," v.v...
- Khinh miệt và ghê tởm, phê phán, ngờ vực, khiển trách, căm thù và muốn hại người ta, gọi người ta bằng nhiều danh từ rất khiếm nhả, nói những lời tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng lại rất sắc bén.

NHỮNG DẤU HIỆU GIÁN TIẾP BIỂU HIỆN QUA HÀNH VI.
- Xa lánh mọi người: Rút vào một chỗ yên tĩnh, trầm lặng, ít giao tiếp với mọi người và mọi vật chung quanh, đặc biệt là rất ít biểu hiện cảm xúc [đây là dấu hiệu bắt đầu của căn bệnh trầm cảm].
- Có những dấu hiệu của sự căng thẳng thần kinh: Mệt mỏi, lo âu, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, trầm cảm và mặc cảm tội lỗi, mắc chứng tâm thần hoang tưởng, tự huỷ hoại bản thân hoặc lạm dụng các chất gây nghiện như là uống rượu, hút bồ đà, chích xì ke v.v...

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ KHI TỨC GIẬN.
- Mỗi khi chúng ta nỗi giận thì sẽ ảnh hưởng đến cả hai phương diện tâm lý và sinh lý của bản thân, dù là giận người khác hay giận chính bản thân mình. Vì một lý do mà ai đó bị mất kiểm soát cơn tức giận thì hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học như sau.
- Về phương diện sinh lý: Khi nóng giận lên sẽ tác động vào HỆ GIAO CẢM, làm tiết ra Norepinephrine [ viết tắt NE ] còn được gọi là Noradrenaline [ viết tắt là NA ]. Các chất này theo máu đi vào ruột thượng thận làm tiết ra thêm Norepinephrine và Epinephrine [viết tắt là EN ] còn được gọi là Adrenaline. Cả hai chất này làm máu tăng áp xuất, nhịp tim đập nhanh. Đặc biệt với sự tác động của Epinephrine nó làm cho gan không giữ được đường và thoát ra làm cho máu có đường. Cả hai chất NE và EN tạo ra chất béo trong máu, nếu tiết ra nhiều quá sẽ làm cho cơ thể trở nên béo phì.

- Khi cơn nóng giận nỗi lên sẽ làm cho tim và mạch đập nhanh hơn là hậu quả của tăng tiết hormon tuỷ thượng thận; huyết áp tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là do co mạch; nhịp thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu làm việc căng thẳng hơn của quả tim; nét mặt biến đổi, thường là đỏ mặt và trông dữ dằn hơn; bị đau đầu đột ngột; các cơ trở nên căng hơn; cơ thể run lên; giọng nói lớn hơn và cộc cằn, thô lỗ; nếu như không kiểm soát được cơn giận, đôi khi có thể sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, hay là đột quỵ đối với những người có bệnh tim mạch.

- Và một câu chuyện sau đây liên quan đến sự tác hại của cơn giận: Có một phụ nữ kia cãi lộn với chồng. Họ đã sử dụng những danh từ tục tằn, thô bạo nhất với nhau. Sau một hồi cãi vã, người chồng giận dữ bỏ đi sau khi đập mạnh cánh cửa như muốn lôi xập căn nhà xuống. Người phụ nữ kia tiếp tục ngồi lải nhải chửi rủa thêm mấy tiếng đồng hồ và đến lúc phải cho con bú. Vừa bú mẹ xong vài giờ, đứa bé ba tháng tuổi bỗng xám ngắt, làm kinh, rồi cuối cùng... tắt thở chết. Cuộc khám nghiệm cho biết đứa trẻ chết là do nhiễm độc. Y học đã chứng minh rằng, khi giận dữ, độc tố từ các hạch nội tiết sẽ chảy vào huyết quản, khi tức giận số lượng bạch huyết cầu sẽ giảm sút một cách nhanh chóng, và khi quá thấp nó sẽ làm hư hại đến hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Qua câu chuyện trên ta cũng nên rút ra một bài học, nhất là đối với những phụ nữ trong thời kỳ mang thai và trong thời gian đang cho con bú. "HÃY LUÔN GIỮ TINH THẦN ỔN ĐỊNH TRONG KHI ĐANG MANG THAI VÀ TRƯỚC KHI CHO CON BÚ"

NHỮNG RỐI LOẠN DO TỨC GIẬN GÂY RA

Não bộ là cơ quan nhạy cảm nhất đối với các cảm xúc. Căng thẳng, tức giận sẽ làm hỗn loạn hưng phấn và ức chế. Hưng phấn quá mạnh sẽ dẫn đến hành vi quá khích. Một lượng máu lớn sẽ đẩy lên não khiến ai tức giận cũng thấy đầu mình căng lên và nặng nề, thần kinh giao cảm sẽ lên đến tột đỉnh...đỏ mặt, tía tai, tóc muốn dựng đứng và đôi mắt đỏ ngầu. Vì thế chúng ta nghe mô tả "giận run lên" là vậy đó. Ở một số người, cơn tức giận lan sang thuỳ chỉ huy vận động, sẽ gây nên co cứng cơ, nói năng lắp bắp hoặc không đứng dậy được. Tức giận và căng thẳng triền miên sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tâm thần.

NHỮNG TÁC HẠI DO TỨC GIẬN GÂY RA.

- GAN: Theo đông y cho rằng: Mọi sự căng thẳng, tức giận đều làm tổn thương đến GAN [nộ thương gan]. Tây y cũng nói rõ hơn. Gan như một quả tim thứ hai, tim rối loạn thì gan cũng rối loạn theo. Khi gan rối loạn thì các chức năng quan trọng như chuyển hoá vật chất, thải độc cũng " loạn" theo, làm gây ảnh hưởng xâm hại toàn thân. Theo các nhà miễn dịch học, khi tức giận...tổng hợp protein kém, hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần, và làm tổn thương đến tế bào GAN. Do vậy người đang bị bệnh gan cũng phải nên cẩn trọng, không nên quá căng thẳng hoặc nóng giận thường xuyên.

- HỆ MIỄN DỊCH: Tức giận gây rối loạn hoạt động của các tế bào miễn dịch, khiến chúng hoạt động không ổn định. Tức giận thường xuyên sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu và đưa người ta đến với các bệnh nhiễm trùng nặng hơn. Theo quan niệm thông thường, người ta cho rằng bệnh ung thư là một bệnh xâm lăng và đầy quyền lực tấn công thể xác từ bên ngoài vào, một loại bệnh kinh hoàng đồng nghĩa với cái chết. Nhưng các nghiên cứu hiện nay đã cho thấy là các tế bào ung thư không phải là mạnh và quyền lực gì cả, mà chúng lại rất yếu và rất lộn xộn. Thật ra mỗi người trong chúng ta đều có thể bị các tế bào ung thư tấn công một vài lần trong đời. Trong một cá nhân lúc còn đang khoẻ mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra tế bào dị thường đó và tiêu diệt chúng. Nhưng khi hệ thống miễn dịch yếu đi, khối lượng tế bào lộn xộn sẽ tiếp tục lan ra. Như vậy ung thư không phải là do tấn công từ bên ngoài vào, mà là một sự hư hỏng từ bên trong, và sự hư hỏng từ bên trong là gì? Các nhà khoa học đã nói rằng: Đó là những tình cảm bi quan, căng thẳng và tức giận thường xuyên gây ra.

- HỆ TIÊU HOÁ:
Khi tức giận, nhu động dạ dày và ruột sẽ bị rối loạn. Dạ dày tiết ra dịch ít hơn, nước miếng cũng giảm nên thường gây cảm giác khô miệng, tiêu hoá kém, đầy bụng, chán ăn, hay bị táo bón.

- HỆ HÔ HẤP: Khi tức giận, thần kinh bị kích động, máu ứ ở phổi nhiều hơn, các phế nang giãn ra, màng phổi cũng giãn nở theo, hô hấp rối loạn, thông khí phổi giảm khiến độ bão hoà oxy trong máu giảm theo.

MỘT VÀI QUAN ĐIỂM VỀ SỰ TỨC GIẬN.

- Có người biện luận rằng; sự tức giận không có gì sai cả, chúng ta cần phải nổi giận, cần thể hiện sự tức giận của mình để đòi lại sự công bằng, đòi lại quyền lợi cho bản thân mình, nếu không thì người khác sẽ lấn lướt, sẽ lên mặt. Sở dĩ có những lời biện luận như vậy là vì họ đánh giá sự tức giận một cách hời hợt, họ chỉ đứng trên thiên kiến vị kỷ mà nói như vậy. Nếu chúng ta quan sát sự tức giận một cách sâu sắc và toàn diện, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng: Khi chúng ta nổi giận thì bản thân chúng ta cũng không có gì vui sướng, và đối tượng mà cơn tức giận ta tác động vào cũng đâu có hạnh phúc gì! [nhìn vào hậu quả của cơn tức giận được liệt kê ở phần đầu, chắc ta không còn dám biện luận gì thêm].

- Không những thế, sự tức giận khiến cho chúng ta mất khả năng tự chủ, nó che mờ tâm trí của ta, cho nên dễ dẩn đến những hành động thiếu suy nghĩ, những việc làm thiếu chín chắn, gây khổ cho mình và cho người khác trong hiện tại lẫn tương lai. Như thế thì làm sao có thể nói rằng tức giận là đúng đắn, là một cảm xúc tích cực được. Những phẩm chất đúng đắn và tích cực thường đem lại hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người, nhưng khi chúng ta nổi giận thì chúng ta hoàn toàn không có hạnh phúc.

QUAN ĐIỂM KIỂM SOÁT CƠN GIẬN CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC.
- Theo các nhà tâm lý học cho rằng chỉ có hai cách mà chúng ta có thể hành xử với cơn giận. Một là kìm nén ở trong lòng, và hai là bộc lộ ra ngoài. Để tránh gây tổn hại đến người khác khi biểu hiện cơn tức giận, các nhà tâm lý học khuyên chúng ta rằng: Mỗi khi tức giận bạn nên đánh vào cái gối, hoặc là quay mặt vào tường để la hét, như vậy có thể giải toả được cơn tức giận. Thế nhưng theo phật giáo thì không tán thành cả hai cách hành xử trên, bởi vì kìm nén cơn giận thì cơn giận vẫn tiềm ẩn trong tâm của chúng ta, đến khi chúng ta không còn làm chủ được tâm thì sự tức giận ấy sẽ bộc phát, và khi đã bộc phát thì mọi sự sẽ trở nên vô cùng khốc liệt. Với cách làm này chẳng khác nào như lấy đá đè cỏ vậy, khi đá còn đè lên cỏ thì cỏ không phát triển được, nhưng khi đá được lấy đi thì cỏ lại phát triển rất mạnh mẽ. Chúng ta có thể mỉm cười khi chúng ta kìm nén cơn giận, nhưng sự giận vẫn còn hiện hữu trong tâm chúng ta, không những thế, khi chúng ta nén chặt cơn giận vào trong lòng thì tâm của chúng ta không có được sự an vui, sự tức giận ấy làm hại chúng ta rất nhiều, những lúc như thế thường có rất nhiều tư tưởng độc ác nảy sinh trong tâm trí ta, nó làm cho ta bực tức, khó chịu. Còn như việc đánh vào gối hay quay mặt vào tường mà la hét trong lúc tức giận thì nghe có vẻ hay... Nhưng gặp những lúc như vậy không biết ta có còn nhớ đến phương pháp này hay không nửa [đến nay không biết là có ai đã áp dụng thành công phương pháp này chưa] và trên thực tế đâu phải lúc nào cũng có sẵn cái gối để chúng ta đánh, có sẵn bức tường để chúng ta la hét mỗi khi tức giận. Chúng ta có thể la hét hay đánh vào gối trong phòng riêng của mình mà thôi, và nếu như cơn tức giận đó xảy ra ở ngoài đường hay ở cơ quan...thì thật không may cho họ, vì họ không thể giải toả được cơn giận theo cách này. Vả lại, sau khi la hét hay đánh vào gối thì cơn giận sẽ nguôi dần đi, nhưng hạt giống giận hờn vẫn còn nguyên vẹn, rồi sau đó nếu như gặp những nghịch cảnh khác là cơn giận lại nổi lên, cho nên đây cũng không phải là một giải pháp hay.

- Tại Ấn độ và cùng một vài nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu một vài phương pháp để kìm chế cơn tức giận. Nếu có điều gì trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng ngay bằng sự tức giận, thì ta lập tức chuyển sự chú tâm vào một điều gì khác. Thí dụ như: Đứng dậy lấy một ly nước uống vào từ từ, thì sự tức giận của ta sẽ dịu bớt lại. Hoặc là ta đếm thầm trong đầu một, hai, ba, bốn...Hoặc là lập đi lập lại một câu nào đó, hoặc lời chú, hay tên của một vị thần linh nào đó mà ta tôn sùng hay tín ngưởng. Lúc đó tâm ta sẽ chuyển hướng, và ta sẽ bớt được phần nào cơn tức giận. Giải pháp này rất hữu ích và luôn có hiệu quả, giải quyết bằng cách này, tâm ta sẽ bớt được sự căng thẳng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở phần nhận thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm vào một đối tượng khác, ta sẽ đẩy sự phiền não, sự căng thẳng, sự tức giận vào sâu trong tiềm thức, và những sự việc ấy càng ngày càng chất chồng thêm. Ngoài mặt có vẻ an lạc, hài hoà...nhưng trong tâm vẫn còn một núi lửa bị dồn ép đang ngủ yên, và một ngày nào đó nó sẽ bùng nổ dữ dội không biết lúc nào.

- Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn là bằng cách thực nghiệm sự thật về Tâm và Thân ngay chính bản thân của họ, và họ nhận ra rằng "chuyển sự chú tâm vào một đối tượng khác trong lúc tức giận, chỉ là sự TRÁNH NÉ VẤN ĐỀ". Tránh né chỉ là cách giải quyết tạm thời khi cơn giận bắt đầu bốc hoả, chứ không thể giải quyết hết sự tức giận. Khi nào tức giận khởi lên trong tâm, ta hãy quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi chúng ta quan sát cơn tức giận, thì sự tức giận sẽ giảm dần cường độ và từ từ biến mất. Giải pháp này rất tốt, vì tránh được những cực đoan sau đây: KHÔNG KÌM NÉN VÀ CŨNG KHÔNG BUÔNG THẢ. Vùi sâu sự căng thẳng, sự tức giận vào trong tiềm thức sẽ không loại trừ được nó, và để nó tung hoành bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện chỉ tạo thêm sự rắc rối. Nhưng nếu chúng ta biết cách quan sát cơn tức giận trước khi bắt đầu khởi lên, thì ta sẽ loại trừ được ngay cơn tức giận ấy. Điều này nói thì nghe rất dễ, nhưng trên thực tế có làm được hay không đây? Đó mới là điều đáng nói. Bởi vì đối phó với cái xấu của chính mình thật không dễ một chút nào. Khi sân hận nổi lên, lập tức chúng ta bị chế ngự ngay, khiến chúng ta không thể nào nhận ra được cơn tức giận. Sự khó khăn là chúng ta là không thể nhận ra được cơn tức giận bắt đầu từ lúc nào, từ khi nào...bởi vì nó xuất hiện rất nhanh, hay nói một cách khác là quá nhanh, khiến chúng ta rất khó phát hiện. Nó khởi sự từ trong tiềm thức, và khi đã lên đến tầng nhận thức thì nó có đủ sức mạnh bùng phát khiến chúng ta không thể nào quan sát được nó. Tuy nhiên đối với một người đã giác ngộ, họ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Các vị đó khám phá ra rằng khi nào có phiền não, có căng thẳng, có tức giận xảy ra trong tâm trí, về mặt sinh lý thì có hai sự việc xảy ra cùng một lúc: Một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường, chúng ta bắt đầu thở nhanh, thở ngắn, thở đứt đoạn, thở hỗn hển v.v... Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh lý bắt đầu tạo ra cảm giác, bởi vì những phiền não và căng thẳng đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Đối với một người bình thường họ không thể nào quan sát được những phiền não, những sự tức giận trừu tượng trong tâm như là sợ hải, sân hận, si mê v.v...Nhưng dưới sự hướng dẫn của một vị thầy đã đắc đạo, hướng dẫn người tập luyện tập đúng phương pháp... thì họ rất dễ dàng quan sát được sự hô hấp và cảm giác, bởi hai sự việc này liên quan trực tiếp với những sự phiền não hoặc là tức giận ở trong tâm. Sự hô hấp và cảm giác sẽ giúp ta hai cách: Thứ nhất nó giống như có người thư ký riêng, ngay khi tức giận nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp điệu bình thường, và nó sẽ báo động như có một điều gì đó không ổn đang bắt đầu xuất hiện. Và tương tự như vậy, cảm giác sẽ cho ta biết là có một điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta thấy sự tức giận từ từ biến mất. Hiện tượng này giống như hai mặt của đồng tiền xu. Một là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, và mặt kia là hơi thở và cảm giác hiện ra trên thân. Bất cứ cảm xúc nào như là: Xúc động, căng thẳng, tức giận, hoặc phiền não xuất hiện trong tâm đều thể hiện bằng " hơi thở và cảm giác ngay lúc đó". Vì vậy bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta sẽ thực sự quan sát được sự phiền não hay tức giận lúc nó bắt đầu vừa khởi phát.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tế ở hai trạng thái: Bên trong và bên ngoài. Trước đây chúng ta chỉ nhìn vào bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi cho người khác và cố thay đổi sự thật bên ngoài, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm ngay ở trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng trước những cảm giác khó chịu.

Bằng cách giữ được sự bình tâm với mọi cảm xúc trong người, ta tìm được giải pháp là tách rời những gì ta gặp ở bên ngoài. Tuy nhiên sự tách rời này không phải là tránh né hoặc thờ ơ với cuộc đời, mà trái lại ta trở nên cảm thông đối với những khổ đau của người khác. Tâm ta luôn được an lạc và hạnh phúc, đồng thời tạo nên an lạc và hạnh phúc cho người khác.[ LỜI CỦA ĐẠO SƯ GOENKA ]

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC CHUYỂN HOÁ CƠN GIẬN.

Những nguyên nhân khiến cho chúng ta nổi giận, hầu hết mọi người đều cho rằng do những tác nhân ở bên ngoài tác động vào và khiến cho ta nổi giận, như là: Do người khác xúc chạm, do gặp phải những sự kiện, những hoàn cảnh không thuận theo ý muốn v.v...

Nhưng nói theo phật giáo thì không ai làm cho ta nổi giận cả, mà là "CHÍNH TA LÀM CHO TA NỔI GIẬN". Dù cho người ta có làm gì đi chăng nữa, dù cho chúng ta có lâm vào hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng không hề nổi giận nếu như chúng ta không còn hạt giống tức giận ở trong tâm mình [?] hoặc là hạt giống tức giận bị suy yếu. Hay nói rõ hơn, sự tức giận xuất phát từ trong tâm của chúng ta là do tác nhân bên trong của chúng ta chứ không phải là do tác nhân bên ngoài. Tức giận là một cách chúng ta tự vệ, tự bảo vệ cái ngã của mình. Chúng ta tức giận bởi vì cái ngã của chúng ta bị xâm phạm, bị tổn thương. Người nào sự chấp ngã càng nhiều thì càng dễ nổi giận. Chính cái hạt giống vô minh và chấp ngã ấy là nguyên nhân chủ yếu của sự tức giận, và tức giận là nhân tố phát sinh những tâm lý tiêu cực và không lành mạnh, chẳng hạn như tâm ghen ghét, ganh tỵ, đố kỵ, ác độc, thù hận v.v...

Giận là một hạt giống [chủng tử] vốn sẳn có trong tâm thức của ta qua bao đời, bao kiếp. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều có những hạt giống khác nữa như là hạt giống của sự tham lam, luyến ái. Và cũng có hạt giống TỪ, BI, HỶ, XẢ... cùng với hạt giống hoà ái, nhã nhặn. Nếu người nào có hạt giống giận hờn quá mạnh thì người này rất dễ nổi giận, còn nếu như người nào có hạt giống từ bi, hoà ái lớn mạnh thì ít nổi giận hơn, và thường hoà nhã dễ thân thiện với mọi người. Những hạt giống ấy yếu hay mạnh cũng còn tuỳ thuộc vào khả năng tu tập của bản thân. Chúng ta thường xuyên nuôi dưỡng, chăm sóc hạt giống nào thì hạt giống ấy sẽ tăng trưởng, sẽ mạnh lên. Và ngược lại hạt giống nào không được chăm sóc thì sẽ dần dần yếu đi. Tức giận gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như thế, cho nên sự kiểm soát và chuyển hoá cơn giận là một trong những vấn đề chính yếu trong quá trình tu tập để trở thành một con người tốt, để có được hạnh phúc cho bản thân, có ích cho gia đình và xã hội.

- Khi cơn giận nổi lên chúng ta không nên kìm nén, cũng không thể để cho cơn giận thể hiện một cách tự do, mà chúng ta phải nhận diện được nó, ôm lấy nó với tâm yêu thương của mình. Mỗi khi nổi giận, chúng ta phải ý thức rõ là sự tức giận đang bắt đầu nảy sinh[?], nhận diện nó một cách trung thực chứ không nên giả vờ như là chúng ta không có tức giận. Chúng ta nhận diện cơn giận của mình, thừa nhận sự hiện hữu của nó, đồng thời giữ cho tâm được an tĩnh bằng cách tập trung vào hơi thở, thở nhẹ và sâu. Sau đó trải lòng từ bi đến cơn giận của mình, dùng tình thương để ôm ấp cơn giận chứ không phải là kìm nén nó, và nhìn thật sâu vào bản chất của cơn giận, quán chiếu về những hậu quả khổ đau mà sự tức giận có thể gây ra cho mình và cho người. Khi chúng ta ôm cơn giận vào lòng với tâm thương yêu như thế, chúng ta cũng có thể trải lòng thương yêu đến người đã khiến cho ta nổi giận. Chúng ta có thể quán tưởng rằng chính người đó cũng đang đau khổ, đang có những vấn đề bất ổn trong lòng, tại vì họ không biết cách giải quyết nên mới có những hành xử không phù hợp với mình, vì thế họ đáng thương hơn là đáng giận [?]. Với cách thức này, cơn giận của chúng ta sẽ dần dần được chuyển hoá, năng lượng cơn giận sẽ không còn nửa, thay vào đó là năng lượng tỉnh thức và lòng thương yêu, thương yêu chính mình và thương yêu mọi người. Chúng ta cũng cần tập thêm hạnh từ bi, thương yêu bản thân mình và thương yêu mọi người cũng là một giải pháp tốt để điều phục và chuyển hoá cơn tức giận. Để nuôi lớn tâm từ bi của mình, trước hết chúng ta phải trải tâm từ bi đến những người thân yêu nhất của ta, luôn luôn thương yêu họ, đối xử ân cần, hoà nhả với họ và tìm cách đem lại hạnh phúc cho họ. Tránh những hành động, những lời nói hay việc làm có thể gây tổn thương đến họ, hoặc làm cho họ đau khổ.
Luôn nhìn vào điểm tốt, vào những phẩm chất tích cực, lành mạnh của người khác cũng là cách để chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi của mình đối với người khác. Bên cạnh đó, việc thường nghĩ đến những hậu quả tiêu cực, những khổ đau do sự tức giận gây ra cho mình và cho người khác, cũng là một biện pháp có thể chuyển hoá được hạt giống giận hờn ở trong ta. Như chúng ta đã biết, sự tức giận thường gây đau khổ cho chính mình, lẫn đối tượng của sự tức giận. Nếu đối tượng của sự tức giận là bản thân mình thì người ta thường có những hành động tự huỷ hoại, tự quyền rủa bản thân. Nếu đối tượng của sự tức giận là người khác, thì người ta thường có xu hướng muốn làm hại người đó, khiến cho người đó phải nếm mùi khổ đau, bất hạnh. Nếu như mỗi khi có sự tức giận nổi lên, chúng ta ôm cơn giận vào lòng với tâm thương yêu và nghĩ đến những hậu quả do sự nóng giận gây ra, thì chắc chắn cơn giận của chúng ta sẽ dần dần biến mất.

Nói tóm lại, mặc dù tức giận là một hạt giống tiềm tàng ở trong tâm thức của tất cả chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều phục và chuyển hoá nó thông qua những phương pháp tu tập như phép đếm hơi thở để duy trì chánh niệm, cũng có thể dùng danh hiệu Phật hoặc Bồ tát để duy trì chánh niệm...Mỗi người hãy lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp với căn cơ của mình để duy trì chánh niệm. Cầu mong mọi người đủ tỉnh giác để nhận diện và chuyển hoá cơn giận của mình [ LỜI CỦA THẦY THÍCH NHẤT HẠNH].

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN ĐỂ PHÁT HIỆN CƠN GIẬN LÚC VỪA KHỞI PHÁT.
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh ngoại biên. Nó là phương tiện để cơ thể biểu lộ những trạng thái cảm xúc và sự nhận biết của chính mình. Nó gồm GIAO CẢM và ĐỐI GIAO CẢM. Khi giao cảm bị hoạt hoá trong việc đáp ứng thích hợp về những thay đổi môi trường chung quanh, nó tiết ra chất sinh hoá học để cơ thể thích ứng trước tình thế theo sự phản ứng tâm lý do cảm xúc tạo ra. Trong lúc đó đối giao cảm hoạt động liên tục để điều chỉnh nhiều cơ quan trong cơ thể, tạo ra sự điều hoà trạng thái sinh lý của nội tạng như tiêu hoá, bài tiết, tim mạch. Cả hai hoạt động liên tục để duy trì sự cân bằng bên trong cơ thể và làm cho chúng ta khoẻ mạnh. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, tâm của chúng ta thường xuyên căng thẳng, sợ hãi, giận dữ, lo âu, xúc động v.v...thì sự cân bằng này không còn được bình thường nữa. Lúc bây giờ những chất sinh hoá học sẽ tiết ra làm cho cơ thể mất cân bằng, và bệnh bên trong nội tạng sẽ có cơ hội phát sinh. Bằng sự thực hành phương pháp thở đúng kỹ thuật, tác động vào đối giao cảm, ta sẽ điều chỉnh được những rối loạn chức năng bên trong cơ thể, nhằm giúp cho nó được cân bằng, thân tâm an lạc, hài hoà với nhau.

GIAO CẢM, ĐỐI GIAO CẢM VÀ CẢM XÚC
Hệ giao cảm và đối giao cảm luôn luôn hoạt động, mặc dù bất cứ lúc nào phần này có thể hoạt động trội hơn phần kia. Mỗi phần hoạt động cũng còn tuỳ thuộc vào thái độ tâm thần trong cuộc sống, những cảm xúc như là HỈ, NỘ ÁI, Ố, BI, DỤC, LẠC [thất tình], và thái độ yên lặng của nội tâm.

1/ Thí dụ: Những lo âu, sợ hãi, sân hận, buồn chán, thù hận, hoặc tập trung vào một chủ đề nào, đối tượng nào quá mức, quá căng...thì HỆ GIAO CẢM hoạt động.

2/ Thí dụ: Như thư giãn, thanh thản, bình thản, thư thái, an hoà, hoà thuận, chánh niệm tỉnh giác, tĩnh       lặng...thuộc hoạt động của HỆ ĐỐI GIAO CẢM.

Cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm hoạt động đều ảnh hưởng đến cơ quan bên trong của cơ thể, nhưng cả hai hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau. Như giao cảm làm tăng nhịp tim, trong khi đối giao cảm làm tim đập chậm lại.

VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỐI GIAO CẢM.

- Hệ đối giao cảm hoạt động rất tốt trong tình trạng con người lúc đó không bị căng thẳng. Đôi khi nó còn được gọi là hệ thông "nghỉ ngơi và tiêu hoá". Chức năng hoạt động chính của nó là tiêu hoá, bài tiết phân và nước tiểu. [điều này giải thích lý do vì sao phải nghỉ ngơi sau bữa ăn là điều thích hợp nhất]. Hoạt động của nó có hiệu quả nhất là một người khi đã ăn xong cần phải nghỉ ngơi và xem báo. Vì thế nó được xếp vào hệ thống trầm lặng. Khi tâm ba thời [quá khứ, hiện tại, tương lai] không khởi lên, và chỉ có " tâm bây giờ và ở đây" thì nó có mặt.

- Đối giao cảm phụ trách trạng thái yên lặng và thư giãn của tâm. Nói theo ngôn ngữ THIỀN, nó ảnh hưởng tới trí năng, tỉnh ngộ, biết không lời, thầm nhận biết, trí tuệ không lời, chân tâm, tánh giác hay là "ông chủ". Đối với kinh nghiệm tâm linh, nó đóng vai trò chính. Bằng những phương pháp thiền định hay thiền tuệ, ta có khả năng làm cho tâm trở nên yên lặng trong trạng thái chỉ [samatha] hay tâm định vững chắc trong trạng thái định [samadhy]. Ngoài ra trên phương diện tôn giáo, bằng sự tụng kinh, gõ mõ, trì chú, cầu nguyện, lần hạt trai, niệm Phật từ một người đến nhiều người cùng tụng trong một lúc, hệ đối giao cảm cũng bị tác động. Kết quả của sự tác động này sẽ giúp cân bằng lại chức năng hệ thống thần kinh thực vật.                                        

CƠ CHẾ THỞ VÀ GIAO CẢM, ĐỐI GIAO CẢM.

- Thở vào [dương] làm hưng phấn hệ giao cảm.

- Thở ra [âm] làm hưng phấn hệ đối giao cảm.

- Nếu như thở vào, thở ra với tỷ lệ 1-1. Theo y học cổ truyền, thì đây là cách thở quân bình âm dương, còn được gọi là cân bằng giao cảm và đối giao cảm.

- Nếu như thở ra dài hơn thở vào với tỷ lệ 1-2. Với cách thở này sẽ làm hưng phấn hệ đối giao cảm và ức chế giao cảm.

LỢI ÍCH CỦA THỞ RA DÀI GẤP ĐÔI THỞ VÀO.

VỀ SINH LÝ: Tác động sâu vào hệ đối giao cảm, làm tiết ra Acetycholine [viết tắt là Ach] để làm dịu Norepinephrine do hệ giao cảm tiết ra và Epinephrine từ tuyến thượng thận tiết ra. Acetycholine có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Acetycholine thì huyết áp càng hạ, mở máu hạ, người không bị bệnh béo phì, tích trử đường ở trong gan. Ngoài ra nó còn làm cho chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim. Áp xuất máu giảm, máu đưa nhiều vào não, dạ dày và ruột non, kích hoạt hệ tiêu hoá và bài tiết.
-Thở ra dài gấp đôi thở vào nếu kết hợp cùng với động tác CÚI, NGỬA... sẽ tống các khí độc ô nhiễm Carbon Dioxide ra khỏi đáy phổi, hóc phổi. Nơi mà khí dơ thường hay đóng lại, giúp cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường, bằng phương pháp thở kết hợp với động tác cúi, ngửa...sẽ TÁC ĐỘNG RẤT SÂU VÀO TUYẾN TUỴ, giúp tăng tiết INSULIN, có thể thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể. Đối với những người bị bệnh suyễn, bệnh phổi tắt nghẻn mản tính...cũng cần phải tập thì thở ra dài gấp đôi thở vào.

VỀ TÂM LÝ: Thở ra dài gấp đôi thở vào, kết hợp cùng với tư thế hoa sen [kiết già] hoặc bán già. Hoặc tư thế nằm thư giãn [shavasana]. Với cách thở này sẽ tác động vào tuyến Tùng, khiến cho tuyến này sản sinh nội tiết tố MELATONIN làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.